Kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2018 diễn ra trong bối cảnh bên cạnh những thời cơ và thuận lợi mới. Mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được những kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 7,12% so với năm 2017, lạm phát được kiểm soát, môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện. Các ngành thủy sản, công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng khá. Giải quyết việc làm được đẩy mạnh, an sinh xã hội được đảm bảo và đặc biệt được tăng cường trong các dịp lễ tết; các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thể thao được nâng lên đáng kể; trật tự an toàn xã hội được tăng cường…
Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn tồn tại: Chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường. Nhu cầu đầu tư cho phát triển các ngành, lĩnh vực và các địa phương rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp. Tái cơ cấu các ngành kinh tế cần nhiều thời gian để tổ chức thực hiện. Trong năm 2018, giá một số nông sản chủ lực của tỉnh như: cà phê, hồ tiêu…xuống thấp, làm cho một bộ phận nông dân gặp khó khăn; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tốc độ tăng trưởng chậm lại; thu ngân sách trên địa bàn và thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn; môi trường kinh doanh tuy có cải thiện, nhưng số doanh nghiệp thành lập mới chưa nhiều điều đó. Một khi thu hút được đầu tư, môi trường kinh doanh thuận lợi thì số doanh nghiệp thành lập mới sẽ có xu hướng tăng lên, điều đó tác động trực tiếp đến người được tham gia BHTN, tăng số thu quỹ BHTN trong công tác QLNN về BHTN.
Tình hình đó đang đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới. Nhà nước cũng cần phải có những chính sách để tăng việc làm cho người dân, hỗ trợ NLĐ bị thất nghiệp, trong đó BHTN là một trong những chính sách quan trọng nhất
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 cây lâu năm, chăn nuôi và thủy sản gặp một số khó khăn nên sản lượng tăng chậm; ngành lâm nghiệp sản lượng gỗ khai thác tăng đã làm cho khu vực này tăng khá cao. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn. Ngành xây dựng tăng nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư thực hiện tăng khá. Tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn do tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ của Chính phủ; nguồn vốn ngân sách tỉnh hạn hẹp, năng lực của doanh nghiệp và hộ dân cư còn hạn chế…nhưng các cấp, các ngành đã có nhiều nổ lực trong thu hút vốn đầu tư, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, xã hội hóa trong đầu tư… Khu vực dịch vụ trong năm 2018 kinh tế phát triển khá, sức mua của người dân tăng lên. Tuy nhiên, các ngành dịch vụ không kinh doanh như: QLNN, giáo dục đào tạo chỉ tăng ít do biên chế ổn định, tiết kiệm chi thường xuyên...
Về cơ cấu kinh tế 2018:
+ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,68%; + Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,15%;
+ Khu vực dịch vụ chiếm 51,25%;
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,92%