Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020”, tình hình chấp hành pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra; xử lý vi phạm về thực hiện chế độ BHYT trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phối hợp với các ngành, đơn vị, địaphương triển khai thực hiện tốt, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo an sinh xã hội.
Hàng năm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị đã ký các Quyết định thanh tra việc chấp hành Luật BHXH nói chung và việc thi hành các chính sách BHTN nói riêng đối với NLĐ của một số tổ chức, doanh nghiệp và NLĐ thụ hưởng trên địa bản tỉnh Quảng Trị. Nội dung thanh tra tập trung vào quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ TCTN của NLĐ tại Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Trị; việc chi trả TCTN cho NLĐ của cơ quan BHXH tỉnh Quảng Trị; việc chấm dứt hợp đồng lao động, chốt sổ, trả sổ BHXH cho NLĐ của các doanh nghiệp.
Qua thanh tra cho thấy kết quả thực hiện của các đơn vị như: việc ký hợp đồng, đóng BHXH, chốt sổ, trả sổ cho NLĐ của các doanh nghiệp nhìn chung được thực hiện kịp thời, đúng quy định; công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tham
mưu ra quyết định hưởng TCTN, lưu trữ hồ sơ, chi trả tiền trợ cấp được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo tiền trợ cấp đến tay NLĐ thất nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số thiếu sót, tồn tại cần khắc phục như: Việc chi trả tiền trợ cấp BHTN còn chậm so với quy định; việc ký hợp đồng, đóng BHXH, chốt sổ, trả sổ cần kịp thời hơn cho NLĐ để họ được hưởng các chế độ trợ cấp trong đó có TCTN.
Ngay sau khi Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH có hiệu lực thi hành từ tháng 6/2016, Phòng Thanh tra - Kiểm tra BHXH tỉnh Quảng Trị thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN. Mặc dù, công tác thanh tra chuyên ngành đã góp phần tích cực vào việc chấn chỉnh vấn đề đóng BHXH nói chung, BHTN nói riêng và hạn chế tình trạng lạm dụng, trục lợi chế độ BHTN, song quá trình triển khai thực hiện chức năng thanh tra chuyên cho thấy chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc về hành lang pháp lý. Cụ thể: Theo quy định tại Điều 34 Luật Thanh tra 2010 quy định người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức. Mặc dù Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ đã tháo gỡ được vấn đề này đối với ngành BHXH nhưng chưa triệt để. Tại cơ quan BHXH tỉnh Quảng Trị, chỉ có Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh là công chức, còn lại là viên chức, song, trên thực tế, thành viên các Đoàn thanh tra phần lớn và viên chức nên không có thẩm quyền xử phạt và xử lý các vi phạm của đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật. Do đó, trong quá trình thanh tra, gặp trường hợp vi phạm, họ chỉ được lập biên bản sau đó phải báo cáo với Giám đốc BHXH tỉnh làm cho việc xử lý vi phạm không được kịp thời.
Bảng 2.9. Kết quả thanh tra, kiểm tra về BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2018
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2015 2016 2017 2018 Số cuộc thanh tra, kiểm tra Cuộc 17 18 26 34
Trong đó:
-Sở Lao động thực hiện Cuộc 7 7 6 9
- BHXH tỉnh thực hiện Cuộc 10 11 20 25
Số đơn vị bị thanh tra, kiểm tra Đơn vị 96 102 120 154
Số vụ xử lý hành chính Vụ 0 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Trị và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị)
Qua thanh tra đã phát hiện những hình thức vi phạm khác như: Khai báo chưa đúng, vi phạm điều kiện hưởng,. . . Tuy nhiên chưa có trường hợp nào bị phạt mà chỉ mới thực hiện ở mức dừng và thu hồi TCTN. Có thể thấy với mức xử phạt quá nhẹ như hiện nay, việc xử phạt nợ đọng BHTN chỉ mang tính răn đe ở mức độ nhẹ. Nhiều đơn vị, sau khi nộp phạt, lại tiếp tục nợ đọng BHTN.
Ngoài ra, công tác thu - chi BHTN do cơ quan BHXH thực hiện nhưng việc thụ lý hồ sơ, ra quyết định chi trả BHTN là do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm DVVL thực hiện. Cách làm đó gây ra chồng chéo, sự kết nối còn lỏng lẻo dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm hoặc không thực hiện trách nhiệm theo quy định pháp luật trong thực hiện chế độ BHTN cho NLĐ hoặc làm phát sinh tiêu cực do chưa kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu chi, điều kiện chi trả...
Tóm lại, công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được các cơ quan chức năng chú trọng và đã góp phần đưa hoạt động BHTN đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm soát
thực hiện chính sách và pháp luật trong lĩnh vực BHTN còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và thống nhất. Hoạt động kiểm tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng gian lận, trục lợi trong BHTN còn diễn ra làm ảnh hưởng đến hiệu quả, mục tiêu của chính sách BHTN.