Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh quảng trị (Trang 75)

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hệ thống chính sách BHTN sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ những bất cập làm hạn chế hiệu quả QLNN về BHTN như:

Một là, nhận thức và niềm tin của người dân về chính sách BHTN còn chưa cao. Chính sách BHTN chưa thực sự thể hiện được vai trò là công cụ quản trị thị trường hiệu quả. Công tác quản lý thu BHTN tại BHXH tỉnh Quảng Trị vẫn gặp phải khó khăn khi tình trạng trốn đóng BHTN ngày càng gia tăng, số doanh nghiệp trốn đóng BHTN cho NLĐ trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp. Việc trốn tránh nghĩa vụ đóng BHTN dưới nhiều hình thức khác nhau như không tham gia, khai báo số lao động ít hơn số lao động hiện có, hoặc khai báo mức lương trả cho NLĐ thấp hơn mức thực trả, có những doanh nghiệp còn thỏa hiệp với NLĐ cùng trốn đóng BHTN. Tình trạng chậm đóng BHTN vẫn còn xảy ra, một số đơn vị sử dụng có số nợ lớn hàng trăm triệu đồng. Vẫn còn nhiều NSDLĐ và NLĐ chưa thực sự hiểu rõ về chế độ, chính sách BHTN, một trong số đó nghĩ rằng BHTN là một hình thức bảo hiểm thương mại. Tính đến 31/12/2018, số tiền nợ BHTN là hơn 630 triệu đồng, chiếm hơn 1,43% số phải thu năm 2018 của tỉnh Quảng Trị, song tính chất lại nghiêm trọng do đây là khoản tiền của NLĐ đóng góp bị chiếm dụng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của hàng ngàn NLĐ tham gia BHTN.

Hai là, tổ chức bộ máy thực hiện BHTN chưa đạt hiệu quả cao. Việc tổ chức BHTN do 02 ngành Lao động và BHXH cùng thực hiện mà chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa giải quyết các chế độ cùng với việc chi trả BHTN dẫn

đến một số khó khăn như phát sinh khối lượng công việc và kinh phí trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ BHTN, đặc biệt là phát sinh các khâu trung gian từ giải quyết đến chi trả các chế độ BHTN (Trung tâm DVVL phải đợi có quyết định liên quan đến việc hưởng BHTN của NLĐ sau khi giám đốc sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành rồi mới gửi các quyết định này sang cho cơ quan BHXH tỉnh. Từ đó, cơ quan BHXH tỉnh phải lập danh sách chi chuyển cho Bưu điện tỉnh, đi kèm với hoạt động chi trả là hoạt động tạm ứng kinh phí và thanh toán tạm ứng giữa các cơ quan BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh). Mặt khác, chưa có phần mềm liên thông, liên kết giữa các cơ quan thực hiện chính sách BHTN. Hiện nay chưa quản lý được lao động khi hưởng BHTN, cho nên việc xác định người hưởng BHTN có thực sự là đang thất nghiệp hay không còn gặp khó khăn, không kịp thời phát hiện và ngăn chặn khi có hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHTN của NSDLĐ và NLĐ. Do đó, tồn tại nhiều trường hợp có việc làm nhưng không khai báo với trung tâm DVVL và vẫn hưởng TCTN. Khi Trung tâm nhận được dữ liệu từ BHXH phát hiện thì phần lớn đã muộn (NLĐ đã hưởng hết số tháng hưởng TCTN, hay hưởng quá số tháng hưởng TCTN so với ngày có việc làm, và có rất nhiều trường hợp thu hồi quyết định vì có việc làm trong vòng 15 ngày). Điều này gây khó khăn cho Trung tâm DVVL trong việc tiếp nhận hồ sơ cũng như ra quyết định chấm dứt, thu hồi, bảo lưu và thu hồi tiền hưởng TCTN đối với NLĐ.

Ba là, NLĐ ít có cơ hội lựa chọn nghề vì các danh mục nghề đào tạo của cơ sở dạy nghề chưa phong phú, nghề đào tạo lạc hậu, mức phí đào tạo cao. Cơ sở dạy nghề không mặn mà tiếp nhận do chiêu sinh không đủ, NLĐ đăng ký học nghề nhưng không đi học.Thời gian đào tạo được hỗ trợ theo quy định tối đa không quá 6 tháng, không đủ thời gian cho học nghề kỹ thuật, sửa chữa hoặc nâng cao trình độ hiện có. Các ngành nghề mới chỉ tập trung vào việc thu hút học nghề ngắn hạn, phục vụ chủ yếu đối với lao động phổ thông, mà

chưa quan tâm tới vị trí việc làm hoặc đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp đối với lao động thất nghiệp có trình độ cao.

Bốn là, nhân sự thực hiện nhiệm vụ BHTN tại Trung tâm DVVL chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, chỉ được tập huấn khi có thay đổi về chính sách hay quy trình thực hiện BHTN. Đa số nhân sự chưa có hiểu biết chuyên sâu về chính sách, pháp luật có liên quan như lao động, việc làm, dạy nghề,...; chưa được đào tạo chuyên sâu các kỹ năng mềm, bổ trợ cơ bản như kỹ năng tư vấn, kỹ năng truyền thông, kỹ năng làm việc theo nhóm cho quá trình tác nghiệp, thực hiện nhiệm vụ BHTN. Hàng năm chưa có hoạt động đánh giá, rà soát trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của hệ thống nhân sự để lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Năm là, chưa thống nhất phương án, kế hoạch cụ thể về kết nối dữ liệu, chia sẻ thông tin, chưa ban hành được quy chế phối hợp liên ngành giữa cơ quan lao động, BHXH, Thuế, Tài chính,... về BHTN và các dữ liệu khác có liên quan. Các thông tin tra cứu giữa Trung tâm DVVL và cơ quan BHXH mới chỉ dừng lại ở một số thông tin cơ bản của NLĐ, chưa tra cứu được thông tin về quá trình đóng BHTN, mốc thời gian đóng BHXH để biết được tình trạng việc làm,... Bên cạnh đó, Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Trị chưa có phần mềm tổng thể của trung tâm, chưa có hệ thống thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm như: tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề, BHTN, sàn giao dịch việc làm, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về việc làm trống, cơ sở dữ liệu người tìm việc.

Sáu là, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHTN chưa có những đổi mới mạnh mẽ. Nhiều chương trình vẫn nặng về nội dung tuyên truyền, xem nhẹ hình thức thể hiện, kiến thức khô cứng thiếu hấp dẫn đối với người xem nên chưa thật sự tác động mạnh mẽ đến NSDLĐ và NLĐ. Công tác tuyên truyền còn thiếu tính hệ thống, diễn ra lẻ tẻ, nội dung tuyên truyền về BHTN chưa có chiều sâu, chưa hấp dẫn chưa thu hút người xem.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

+ Chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc dẫn đến điều kiện để phát triển kinh tế bị ảnh hưởng. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường. Nhu cầu đầu tư cho phát triển các ngành, lĩnh vực và các địa phương rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp, số doanh nghiệp thành lập mới còn hạn chế. Tái cơ cấu các ngành kinh tế cần nhiều thời gian để tổ chức thực hiện. Những nguyên nhân này dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp tăng, từ đó, công tác QLNN về BHTN gặp phải khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

+ Thị trường lao động chưa đảm bảo tính thị trường cũng như các điều kiện cần thiết cho hoạt động của thị trường lao động. Năng suất lao động và tính cạnh tranh của lực lượng lao động vẫn ở mức thấp, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp với năng suất thấp, nhiều rủi ro. Khuôn khổ pháp lý cho phát triển doanh nghiệp và thị trường lao động chậm đổi mới tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, phân bổ nguồn nhân lực, thu nhập và chia sẻ rủi ro.

+ BHTN là hình thức bảo hiểm khá mới mẻ, trong khi đó, trình độ hiểu biết của người dân trên địa bàn còn hạn chế nên chưa nhận thức rõ sự cần thiết, vai trò cũng như tác dụng của loại hình BHTN nên ít quan tâm đến việc NSDLĐ có đăng ký tham gia cho mình hay không.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nguyên nhân liên quan đến ý thức của NSDLĐ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHTN, nhưng nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất là từ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật BHTN của chủ sử dụng lao động chưa tốt, nhất là khu vực ngoài nhà nước. Do vậy, việc đóng chậm, đóng thiếu hoặc trốn đóng BHXH,

BHYT, BHTN vẫn xảy ra phổ biến và kéo dài. Thực tế cho thấy, có những trường hợp NSDLĐ hiểu rất rõ trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ, nhưng vẫn cố tình không đóng BHTN hoặc chỉ đóng trước cho một số người để giải quyết chế độ BHTN. Hoặc chấp nhận đóng lãi suất chậm nộp, lạm dụng tiền đóng BHTN của NLĐ để quay vòng vốn vì thủ tục vay ngân hàng phức tạp.

+ Nguyên nhân liên quan đến ngân sách

Thu ngân sách trên địa bàn và thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn. Ngân sách nhà nước hạn hẹp dẫn tới chất lượng thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động để phục vụ hoạt động tư vấn cho NLĐ, NSDLĐ còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp.

+ Nguyên nhân liên quan đến công nghệ thông tin, phần mềm quản lý Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều khó khăn, bất cập. Cơ sở hạ tầng của Trung ương và địa phương không đồng đều, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các điểm, sàn giao dịch việc làm còn sơ sài. Số lượng nhân sự công nghệ thông tin chưa đủ để vận hành và hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, không có tính hệ thống. Chưa có phần mềm liên thông giữa các ngành thực hiện chức năng QLNN về BHTN. Mặt khác, chưa xây dựng được phần mềm về thông báo biến động lao động cũng là nguyên nhân dẫn tới công tác này còn chưa đạt hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương II Luận văn đã đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị có tác động đến công tác QLNN về BHTN, nhất là những yếu tố có ảnh hưởng đến vấn đề QLNN về BHTN như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư và lao động, và tình hình phát triển kinh tế.

Luận văn đã mô tả, đánh giá thực trạng công tác QLNN về BHTN tại tỉnh Quảng Trị trên 6 nội dung: Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về BHTN; Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý và hoạt động BHTN; Tổ chức thực hiện chính sách BHTN; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHTN; Công tác tuyên truyền về BHTN; Sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác QLNN về BHTN. Trong mỗi nội dung luận văn đã mô tả cách thức triển khai thực hiện tại tỉnh Quảng Trị, kết quả đạt được, trong đó có một số nội dung được phân tích khá sâu, có số liệu minh họa. Qua phân tích, luận văn đã chỉ ra một số hạn chế cơ bản trong công tác QLNN về BHTN dẫn đến tình trạng trốn đóng BHTN, lách luật để trục lợi BHTN, nợ BHTN, chi trả chậm… Đồng thời luận văn cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân của những hạn chế làm cơ sở đề ra những giải pháp tăng cường công tác QLNN về BHTN ở tỉnh Quảng Trị tại chương III.

Chƣơng 3:

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm thất nghiệp đến năm 2030

3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế về vấn đề lao động và việc làm

Trong những năm qua, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả vững chắc. Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và tham gia 16 Hiệp đinh thương mại tự do (FTA). Đặc biệt, việc ký kết FTA với Liên minh châu Âu (EU), hình thành Cộng đồng ASEAN trong năm 2015 và tham gia Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP năm 2018 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, diễn biến nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã đặt Việt Nam trước ngưỡng cửa của nhiều cơ hội và cả thách thức. Trong ngắn hạn, khi xem xét những điều khoản về lao động trong CPTPP có “sức ép” trong thực thi chính sách và tiêu chuẩn lao động tại các nước đang phát triển, sự cạnh tranh lao động kỹ năng cao giữa các thành viên ASEAN và xem xét về năng lực, trình độ kỹ năng của lao động Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 thì việc chấp nhận các tiêu chuẩn cao về lao động sẽ khó tránh khỏi những tác động bất lợi cho việt Nam trong cạnh tranh quốc tế, thị trường lao động Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức về nguy cơ thất nghiệp gia tăng, mất việc làm do cạnh tranh và ứng dụng tự động hóa. Do đó, tạo việc làm và tăng cường kỹ năng cho NLĐ là một trong những mục tiêu quan trọng đối với một

nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam, đòi hỏi phải chuẩn bị lực lượng lao động, chú trọng xây dựng thị trường lao động đồng bộ, phù hợp với yêu cầu thị trường và bối cảnh mới, để đáp ứng yêu cầu công việc và tránh bị đào thải.

Thời gian qua, thị trường lao động Việt Nam đã tạo được những chuyển động rất quan trọng. Từng bước vận hành theo kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa; sự quản lý của Nhà nước về thị trường lao động, và vấn đề lao động ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Sự chuyển động này tương đối rõ rệt, nhất là năm 2018, đặc biệt đã đào tạo và tạo việc làm mới cho 1,64 triệu người. Tỷ lệ người lao động ở khu vực nông nghiệp đã giảm dần, từ 42% đến nay chỉ còn 38,3%. Cùng với đó số lao động có quan hệ lao động, hợp đồng lao động tăng dần lên, số đó hiện nay đạt 45,3%. Thêm nữa, từ xu hướng chung chạy theo bằng cấp, chạy theo trình độ cao, dần dần người lao động đã lựa chọn thông minh hơn, biết chọn những công việc, lĩnh vực mà mình có khả năng tham gia, và phù hợp với năng lực, sở trường cũng như điều kiện lựa chọn, nhất là thông qua giáo dục nghề nghiệp. Do đó, nhìn chung mà nói, thị trường lao động Việt Nam đã chuyển dịch đúng hướng và có hiệu quả, góp phần quan trọng để từng bước nâng cao năng suất lao động của Việt Nam.

Tuy nhiên, cùng với sự biến động khó lường của kinh tế thế giới dự báo thất nghiệp những năm tới không chỉ diễn ra đối với những lao động không chuyên môn mà đối với cả lao động đã qua đào tạo, có tay nghề. Những năm tới, cùng với những khó khăn của nền kinh tế nước ta, mất cân đối cung cầu lao động vẫn có thể tiếp tục diễn ra. Các nhóm ngành kinh tế xã hội, kế toán, tài chính đang sẽ tiếp tục dư thừa lao động, những ngành có cơ hội việc làm lớn là công nghệ thông tin, điện, điện tử cũng ít có cơ hội tạo việc làm nhiều hơn… Ở các nghề kỹ sư cơ khí, chế tạo, marketing… doanh nghiệp có nhu

cầu tuyển dụng cao nhưng lại rất khó tìm lao động vì ngành nghề này ít được đào tạo và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

3.1.2. Mục tiêu phát triển Bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Quảng Trị đến năm 2030

Ở tỉnh Quảng Trị hiện nay đang tồn tại một thực trạng về sự phân bổ lao động theo cơ cấu của một nước nông nghiệp: Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp lao động tập trung chủ yếu (chiếm trên 50% tổng lực lượng lao động toàn tỉnh), cách thức làm việc vẫn theo phương pháp thủ công là chủ yếu, bình quân thu nhập thấp, việc làm không ổn định, gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh quảng trị (Trang 75)