Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh quảng trị (Trang 36)

1.2.6.1. Nhân tố khách quan

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội quyết định hiệu quả của hoạt động QLNN về BHTN. Một nền kinh tế phát triển sẽ có điều kiện vật chất để phát triển các hoạt động, chính sách góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Và BHTN là một trong những chính sách an sinh xã hội đó.

- Sự phát triển của thị trường lao động

Ở nước ta, các khái niệm chuyên môn về thị trường lao động, tình trạng thất nghiệp cũng đã được đề cập tới ngay từ khi tiến hành nền kinh tế thị trường, nhưng để hiểu được đầy đủ về thị trường lao động, về cơ chế hoạt động của thị trường lao động để tiến hành đồng bộ các chính sách thị trường lao động thì phải có những điều kiện vật chất kỹ thuật chín muồi… hay nói cách khác là phải đảm bảo hình thành và phát triển một thị trường lao động đầy đủ, đảm bảo tính thị trường cũng như các điều kiện cần thiết cho hoạt động của thị trường lao động.

Thị trường lao động, bên cạnh những đặc trưng cơ bản của những thị trường hàng hoá khác thì nó còn mang tính đặc biệt bởi nó liên quan đến hàng hoá sức lao động, nó liên quan đến con người, đến đời sống của NLĐ và các thành viên trong gia đình họ. Ngay ở các nước phát triển thì thất nghiệp có thể được coi là trọng tâm của các rủi ro xã hội. Khi bị thất nghiệp, trước hết NLĐ bị mất thu nhập và bị mất đi cơ sở nguồn tài chính cho sự tồn tại. Sau đó là các hậu quả về tâm lý - xã hội cho bản thân họ và gia đình và tiếp đến là hậu quả đối với xã hội. Khi nạn thất nghiệp ở mức độ cao trong một quốc gia sẽ đe doạ đến sự ổn định của xã hội. Chính vì thế, thị trường lao động phát triển sẽ tạo điều kiện cho NLĐ có cơ hội tìm được việc làm, cơ hội lựa chọn được công việc phù hợp với năng lực của mình, được tham gia BHTN, góp phần ổn định xã hội, tránh được tình trạng thất nghiệp do không đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Tập quán dân cư

Một nhân tố quan trọng không kém trong công tác QLNN về BHTN đó là tập quán dân cư. Nó chi phối đến tác phong, tư tưởng, quan điểm, lối sống trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. Tập quán dân cư ảnh hưởng đến quan điểm trong hoạt động sản xuất, lao động của NLĐ, qua đó tác động đến hiệu quả của QLNN về BHTN. Tập quán của dân cư không những ảnh hưởng đến hành vi, cư xử của con người mà còn ảnh hưởng đến quan niệm về việc làm. Nếu người dân chăm chỉ, có quan niệm làm việc nghiêm túc, tự giác, có tinh thần tiến thủ, tinh thần cầu thị, mong muốn nâng cao năng lực, kinh nghiệm làm việc, quan tâm đến các chính sách pháp luật, lợi ích lâu dài thì tỷ lệ thất nghiệp thường thấp và việc QLNN về BHTN sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại nếu người dân làm việc thiếu chuyên nghiệp, không nghiêm túc, ỉ lại, chỉ quan tâm đến những lợi ích trước mắt, không quan tâm đến những chính sách của pháp luật thì tỷ lệ thất nghiệp thường cao và việc QLNN về BHTN sẽ phức tạp và khó khăn hơn.

1.2.6.2.Nhân tố chủ quan

- Ý thức tuân thủ chính sách BHTN của NLĐ và NSDLĐ

Ý thức tuân thủ chính sách pháp luật về BHTN của NSDLĐ và NLĐ là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả, hiệu lực QLNN về BHTN. Nếu NSDLĐ và NLĐ có ý thức tuân thủ chính sách pháp luật tốt thì hiệu quả, hiệu lực QLNN về BHTN được nâng lên và ngược lại nếu không tốt thì hiệu lực, hiệu quả QLNN về BHTN sẽ giảm.

- Chính sách việc làm, lao động và tiền lương + Chính sách việc làm

Trong nền kinh tế thị trường, chính sách việc làm là một phần mục tiêu của chính sách kinh tế. Để đạt được mục tiêu đã nêu thì chính sách kinh tế tổng thể của Nhà nước gồm: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại tệ, chính sách ngoại thương cũng như chính sách cơ cấu kinh tế… tác động mạnh mẽ đến tình trạng việc làm trong xã hội. Chính sách việc làm của nhà nước tốt, có tính khả thi thì sẽ giúp NLĐ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp, ổn định đời sống, góp phần nâng cao hiệu quản QLNN về BHTN.

+ Chính sách lao động và tiền lương

Chính sách thị trường lao động là tổng hợp các biện pháp tác động trực tiếp đến các quan hệ cung và cầu trên thị trường lao động nhằm ổn định tình trạng việc làm với mức độ cao cùng với đầy đủ giá trị và theo cơ cấu cân đối cũng như khuyến khích sự hoà nhập nghề nghiệp của các nhóm lao động yếu thế trong xã hội. Chính sách thị trường lao động trước hết tác động trực tiếp đến cơ cấu cung và cầu trên thị trường lao động. Nó khuyến khích sự lưu động nghề nghiệp và không gian làm việc. Công cụ của chính sách thị trường lao động là luật khuyến khích việc làm, luật lao động, luật về đào tạo nghề, về điều kiện bảo hộ lao động và thời gian lao động. Như vậy chính sách thị

trường lao động không chỉ hỗ trợ cho chính sách việc làm mà còn có khả năng phát triển độc lập, tạo ra cơ hội việc làm, ổn định việc làm và nâng cao chất lượng nghề nghiệp của NLĐ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN về BHTN.

- Trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, CCVC làm công tác QLNN về BHTN

Đây là một nhân tố tác động không nhỏ đến hiệu quả của công tác QLNN về BHTN. Đội ngũ cán bộ, CCVC thực hiện công tác QLNN về BHTN có năng lực, kỹ năng tốt, hiểu rõ về chế độ, chính sách BHTN sẽ dễ dàng truyền tải các quy định của pháp luật về BHTN tới NLĐ, NSDLĐ. Bên cạnh đó, thái độ tôn trọng tận tình hướng dẫn NLĐ, NSDLĐ cũng tạo cho họ sự hài lòng, thể hiện tinh thần và trách nhiệm của người cán bộ, CCVC, góp phần tạo niềm tin của người dân đối với Đảng, nhà nước.

1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm thất nghiệp và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Trị

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số địa phương trên cả nước

- Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Một số hoạt động được triển khai thực hiện đã mang lại hiệu quả trong công tác QLNN về BHTN:

Một là, để phát huy tính tích cực của thị trường lao động, các trung tâm DVVL của thành phố đã thực hiện thông tin thị trường lao động một cách phổ thông, kịp thời, bằng mọi phương tiện thông tin khác nhau theo mục “người tìm việc, việc tìm người” như quảng cáo, trên báo chí, đài phát thanh, tờ rơi, hội chợ việc làm… nhằm đảm bảo thuận tiện cho người thất nghiệp được tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, không điều kiện và phải đảm bảo tính xác thực của thông tin.

Hai là, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã có một số biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm chấm dứt tình trạng dựa vào việc môi giới việc làm của các Trung tâm DVVL tự phát để lừa đảo, bắt chẹt, thu phí môi giới việc làm đối với NLĐ. Đây là một hành vi rất đáng lên án ở nước ta, bởi lẽ người phải đi tìm kiếm việc làm là người thất nghiệp, là người không có việc làm và đương nhiên là không có thu nhập nên họ mới phải đi tìm việc làm. Vì vậy, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn thủ đô đã phát huy tốt vai trò của các Trung tâm DVVL thuộc sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý cũng như các Trung tâm DVVL chính thống khác (được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động) làm cơ sở, là nơi dễ tiếp cận giúp NLĐ đến tìm hiểu, tìm kiếm được việc làm từ sự tư vấn, giới thiệu có hiệu quả của các Trung tâm này.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn một số nội dung vướng mắc như: thời gian hưởng, mức hưởng, đối tượng hưởng,... chưa phù hợp gây khó khăn cho đơn vị sử dụng lao động trong việc kê khai, hồ sơ phải gửi đi gửi lại nhiều lần; Việc thực hiện chính sách BHTN do 2 ngành: Lao động và BHXH cùng tổ chức thực hiện, sự phân công - hợp tác giữa 2 ngành chưa được tiến hành một cách thông suốt, đòi hòi tính đồng bộ và phối hợp chặt chẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý của hai ngành vào việc thực hiện chính sách BHTN.

- Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ngãi

Xác định được tầm quan trọng của việc QLNN về BHTN, BHXH tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tránh tình trạng lạm dụng quỹ BHTN, đó là:

+ Cụ thể hoá và quy định rõ trách nhiệm đối với cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành có liên quan trong việc phối hợp, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các vi phạm khi thực hiện chính sách BHXH. Không để tình trạng

thiếu sự kiểm tra, giám sát kịp thời của các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan BHXH (cơ quan có chức năng kiểm tra giám sát) đối với tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH của một số doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Tập trung, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, … Công tác tuyên truyền được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả NLĐ và NSDLĐ, các hội, nhóm, đoàn thể, trường học, …và thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua các hội nghị phổ biến chính sách, pháp luật về BHTN; tuyên truyền gián tiếp thông qua tờ rơi, áp phích,… đảm bảo các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách BHTN để thấy rõ vai trò, ý nghĩa của chính sách BHTN trong hệ thống an sinh xã hội, quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHTN. + Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật và cán bộ với trình độ chuyên môn phù hợp cho các Trung tâm DVVL bằng các biện pháp cụ thể như: trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cho cán bộ làm công tác BHTN, hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ CCVC,… đưa Trung tâm DVVL thành nơi NLĐ thất nghiệp đến tìm kiếm việc làm và nhận được sự tư vấn cần thiết cho sự phát triển khả năng nghề nghiệp cũng như sớm tìm kiếm việc làm phù hợp.

+ Tuyên truyền, giáo dục đội ngũ CCVC trong các cơ quan thực hiện chính sách, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong việc thực thi chính sách BHTN, không vì tình cảm riêng tư, vụ lợi cá nhân thông qua các cuộc thi hùng biện, thi viết về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, công tác QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng mong đợi, thời gian giải quyết thủ tục hưởng TCTN được rút ngắn, sự hài lòng của NLĐ và NSDLĐ qua khảo sát tăng lên.

- Kinh nghiệm của Tỉnh Bình Dƣơng

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động thực thi chính sách BHTN, BHXH tỉnh Bình Dương đã tiến hành ký kết liên ngành với các cơ quan Thanh tra, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh trong việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị, doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động trong việc thực hiện BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ, phát hiện, xử lý các doanh nghiệp trốn đóng, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các đơn vị, doanh nghiệp cố tình chây ỳ, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN hoặc lạm dụng để trục lợi BHTN, cần thiết có thể khởi kiện ra toà.

Ngoài ra, cơ quan BHXH phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bình Dương, Trung tâm DVVL về tình trạng NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN, thông báo cho nhau về nhân thân, tên cơ quan, doanh nghiệp, địa chỉ của NLĐ xin hưởng BHTN, nhằm làm cơ sở đối chiếu NLĐ có thực sự thất nghiệp hay là giả tạo. Nếu phát hiện chủ sử dụng lao động tạo “điều kiện” để lao động trong đơn vị, doanh nghiệp làm thủ tục để hưởng BHTN nhằm “tăng thu nhập”, thì tiến hành báo cáo với các cơ quan Thanh tra tiến hành các thủ tục xử phạt theo quy định, đồng thời thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người cùng biết và nhằm răn đe, phòng ngừa, hạn chế vi phạm.

Những nỗ lực trong công tác phối hợp nêu trên đã góp phần trong việc răn đe ý thức của NLĐ, NSDLĐ cũng như tăng hiệu quả công tác QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, Bình Dương là một tỉnh có lực lượng lao động lớn, việc thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát về BHTN của cơ quan chức năng còn mang tính chọn mẫu, do đó nhiều doanh nghiệp chưa được thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm về BHTN kịp thời.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh trong công tác QLNN về BHTN, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau cho tỉnh Quảng Trị:

Về quy trình quản lý: Quy trình quản lý thu, chi, giải quyết chính sách

BHTN phải áp dụng quy trình quản lý chặt chẽ, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu và áp dụng công nghệ thông tin một cách rộng rãi và đồng bộ;

Về chất lượng nguồn nhân lực: Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán

bộ nghiệp vụ có hiểu biết sâu sắc về chính sách BHXH nói chung và chính sách BHTN nói riêng, nắm vững quy trình nghiệp vụ chuyên môn để hướng dẫn cho đối tượng một cách rõ ràng.

Về giám sát công tác tổ chức thực hiện: Chú trọng công tác kiểm tra

thực hiện chính sách BHTN, có chương trình và mục đích kiểm tra cụ thể, đặc biệt phối hợp chặt chẽ các cơ quan liên quan để xử lý vi phạm một cách hiệu quả. Đặc biệt, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát về thực hiện BHTN cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ.

Về tuyên truyền, giáo dục: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền chính

sách pháp luật về BHTN đến NLĐ, NSDLĐ thông qua phương tiện thông tin, tuyên truyền, nêu gương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách BHTN, đồng thời cũng nêu những tổ chức cá nhân cố tình vi phạm pháp luật BHTN; cung cấp các tài liệu, ấn phẩm để tuyên truyền vận động; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn tìm hiểu và tự giác chấp hành các quy định pháp luật.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1, Cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về BHTN luận văn đã sử dụng các lý thuyết khoa học để hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của QLNN về BHTN như: Khái niệm về BHTN; QLNN về BHTN; sự cần thiết của QLNN về BHTN. Luận văn đã luận giải các nội dung của QLNN về BHTN, đó là: Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về BHTN; Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý và hoạt động BHTN; Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về BHTN; Công tác tuyên truyền về BHTN và đánh giá, sơ kết, tổng kết hoạt động BHTN. Về các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về BHTN luận văn đã chỉ ra các nhân tố khách quan (Tình hình phát triển kinh tế xã hội, sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh quảng trị (Trang 36)