Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý và hoạt động bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh quảng trị (Trang 56 - 59)

hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Công tác QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được thực hiện đồng bộ, kịp thời và có sự chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị và sự phối hợp tốt giữa các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội trong việc tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nhân sự, hướng dẫn thực hiện, chia sẻ thông tin, giải quyết các vướng mắc trong thực tế phát sinh,... Các cơ quan đã xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc phối hợp thực hiện QLNN về BHTN, cụ thể:

- UBND tỉnh Quảng Trị thực hiện chức năng QLNN về BHTN.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định giải quyết hưởng BHTN, theo dõi kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về BHTN, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về BHTN.

- Cơ quan BHXH tỉnh chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi chính sách và chế độ BHTN (thu, chi, quản lý quỹ BHTN, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với BHXH huyện, thị xã, thành phố, trực tiếp thu BHTN đối với các đối tượng, đơn vị tham gia BHTN phân cấp đối với BHXH cấp tỉnh, kiểm tra việc đóng BHTN, cấp thẻ BHYT cho đối tượng hưởng TCTN theo quy định). Để thực hiện nhiệm vụ thu, chi các chế độ BHXH (trong đó có BHTN), hiện nay, tổng số nhân sự tại BHXH tỉnh Quảng Trị là 85 người, tổng số nhân sự tại BHXH cấp huyện là 165 người. Hàng năm, đội ngũ viên chức và lao động hợp đồng được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về

QLNN, tập huấn nghiệp vụ về BHTN tại các cơ sở tập trung do BHXH Việt Nam tổ chức. Bên cạnh đó, để thực hiện nhiệm vụ, BHXH tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bưu điện tỉnh Quảng Trị trong việc chi trả trợ cấp BHTN cho NLĐ đang hưởng chế độ BHTN.

- Trung tâm DVVL thành lập Phòng BHTN có nhiệm vụ: Tổ chức tiếp nhận hồ sơ hưởng TCTN, xem xét và thực hiện thủ tục giải quyết chế độ BHTN theo quy định của pháp luật; Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTN; Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức dạy nghề phù hợp cho người đang hưởng BHTN; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện chính sách BHTN, tư vấn giới thiệu việc làm và học nghề cho người thất nghiệp trên địa bàn theo quy định của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Về tổ chức bộ máy Trung tâm DVVL, cơ cấu tổ chức gồm có Ban Giám đốc và 5 phòng chuyên môn. Hoạt động của Trung tâm DVVL được xây dựng theo mô hình tổ chức thống nhất, chuẩn hóa của Cục Việc làm. Đây là mô hình lồng ghép giữa việc giải quyết chế độ BHTN với công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề. Hiện nay, Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Trị có 01 trụ sở chính và 02 văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện tại Thị xã Quảng Trị và và văn phòng đại diện tại huyện Hướng Hóa. Nhân sự thực hiện nhiệm vụ BHTN tại trung tâm DVVL hiện nay là 25 người, bao gồm công chức (Giám đốc), 20 viên chức (những người nằm trong chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao) và 04 lao động hợp đồng (trong định suất Sở Nội vụ giao). Nhân sự được tập huấn nghiệp vụ khi có những thay đổi về chính sách, quy trình thực hiện BHTN.

Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ của các cơ quan QLNN về BHTN với người lao động bị thất nghiệp và mối quan hệ giữa các cơ quan

Hiện nay, chưa có cơ chế phối hợp về chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan QLNN về BHTN trong quản lý đối tượng tham gia BHTN, cơ sở dữ liệu để quản lý lao động làm cơ sở cho việc xác định và nắm bắt được các thông tin về việc làm của NLĐ , tình hình biến động lao động tại các đơn vị trên địa bàn để có các dự báo chính xác và biện pháp để ứng phó trong điều kiện biến động lao động bất thường xảy ra tại các đơn vị, việc xác định người hưởng BHTN có thực sự là đang thất nghiệp hay không dẫn tới khó khăn trong việc khai thác đối tượng tham gia BHTN, các thông tin phục vụ cho công tác quản lý để hạn chế trục lợi quỹ BHTN.

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và ngành BHXH đang tiến hành các bước về chia sẻ cơ sở dữ liệu về BHTN, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có quy chế phối hợp giữa hai bên về việc chia sẻ dữ liệu về thu, chi và giải quyết các chế độ BHTN. Bộ máy thực hiện BHTN chưa được tổ chức thống nhất dẫn đến dễ khó khăn cho việc triển khai thực hiện chính sách BHTN. Công tác phối hợp giữa Trung tâm DVVL với cơ quan BHXH chưa nhịp

BHXH tỉnh UBND tỉnh NLĐ bị thất nghiệp Trung tâm DVVL Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

nhàng, vẫn để xảy ra tình trạng ách tắc hồ sơ và nhiều vấn đề phát sinh như: việc chi trả TCTN theo tháng, hồ sơ qua nhiều cơ quan giải quyết nên NLĐ thường nhận được TCTN chậm hơn so với thời gian nhận được Quyết định hưởng TCTN, điều này không đảm bảo tính kịp thời hỗ trợ NLĐ để ổn định cuộc sống trong thời gian tìm việc làm mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh quảng trị (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)