Bối cảnh trong nước và quốc tế về vấn đề lao động và việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh quảng trị (Trang 81 - 83)

Trong những năm qua, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả vững chắc. Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và tham gia 16 Hiệp đinh thương mại tự do (FTA). Đặc biệt, việc ký kết FTA với Liên minh châu Âu (EU), hình thành Cộng đồng ASEAN trong năm 2015 và tham gia Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP năm 2018 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, diễn biến nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã đặt Việt Nam trước ngưỡng cửa của nhiều cơ hội và cả thách thức. Trong ngắn hạn, khi xem xét những điều khoản về lao động trong CPTPP có “sức ép” trong thực thi chính sách và tiêu chuẩn lao động tại các nước đang phát triển, sự cạnh tranh lao động kỹ năng cao giữa các thành viên ASEAN và xem xét về năng lực, trình độ kỹ năng của lao động Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 thì việc chấp nhận các tiêu chuẩn cao về lao động sẽ khó tránh khỏi những tác động bất lợi cho việt Nam trong cạnh tranh quốc tế, thị trường lao động Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức về nguy cơ thất nghiệp gia tăng, mất việc làm do cạnh tranh và ứng dụng tự động hóa. Do đó, tạo việc làm và tăng cường kỹ năng cho NLĐ là một trong những mục tiêu quan trọng đối với một

nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam, đòi hỏi phải chuẩn bị lực lượng lao động, chú trọng xây dựng thị trường lao động đồng bộ, phù hợp với yêu cầu thị trường và bối cảnh mới, để đáp ứng yêu cầu công việc và tránh bị đào thải.

Thời gian qua, thị trường lao động Việt Nam đã tạo được những chuyển động rất quan trọng. Từng bước vận hành theo kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa; sự quản lý của Nhà nước về thị trường lao động, và vấn đề lao động ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Sự chuyển động này tương đối rõ rệt, nhất là năm 2018, đặc biệt đã đào tạo và tạo việc làm mới cho 1,64 triệu người. Tỷ lệ người lao động ở khu vực nông nghiệp đã giảm dần, từ 42% đến nay chỉ còn 38,3%. Cùng với đó số lao động có quan hệ lao động, hợp đồng lao động tăng dần lên, số đó hiện nay đạt 45,3%. Thêm nữa, từ xu hướng chung chạy theo bằng cấp, chạy theo trình độ cao, dần dần người lao động đã lựa chọn thông minh hơn, biết chọn những công việc, lĩnh vực mà mình có khả năng tham gia, và phù hợp với năng lực, sở trường cũng như điều kiện lựa chọn, nhất là thông qua giáo dục nghề nghiệp. Do đó, nhìn chung mà nói, thị trường lao động Việt Nam đã chuyển dịch đúng hướng và có hiệu quả, góp phần quan trọng để từng bước nâng cao năng suất lao động của Việt Nam.

Tuy nhiên, cùng với sự biến động khó lường của kinh tế thế giới dự báo thất nghiệp những năm tới không chỉ diễn ra đối với những lao động không chuyên môn mà đối với cả lao động đã qua đào tạo, có tay nghề. Những năm tới, cùng với những khó khăn của nền kinh tế nước ta, mất cân đối cung cầu lao động vẫn có thể tiếp tục diễn ra. Các nhóm ngành kinh tế xã hội, kế toán, tài chính đang sẽ tiếp tục dư thừa lao động, những ngành có cơ hội việc làm lớn là công nghệ thông tin, điện, điện tử cũng ít có cơ hội tạo việc làm nhiều hơn… Ở các nghề kỹ sư cơ khí, chế tạo, marketing… doanh nghiệp có nhu

cầu tuyển dụng cao nhưng lại rất khó tìm lao động vì ngành nghề này ít được đào tạo và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh quảng trị (Trang 81 - 83)