Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh quảng trị (Trang 43 - 45)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh trong công tác QLNN về BHTN, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau cho tỉnh Quảng Trị:

Về quy trình quản lý: Quy trình quản lý thu, chi, giải quyết chính sách

BHTN phải áp dụng quy trình quản lý chặt chẽ, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu và áp dụng công nghệ thông tin một cách rộng rãi và đồng bộ;

Về chất lượng nguồn nhân lực: Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán

bộ nghiệp vụ có hiểu biết sâu sắc về chính sách BHXH nói chung và chính sách BHTN nói riêng, nắm vững quy trình nghiệp vụ chuyên môn để hướng dẫn cho đối tượng một cách rõ ràng.

Về giám sát công tác tổ chức thực hiện: Chú trọng công tác kiểm tra

thực hiện chính sách BHTN, có chương trình và mục đích kiểm tra cụ thể, đặc biệt phối hợp chặt chẽ các cơ quan liên quan để xử lý vi phạm một cách hiệu quả. Đặc biệt, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát về thực hiện BHTN cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ.

Về tuyên truyền, giáo dục: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền chính

sách pháp luật về BHTN đến NLĐ, NSDLĐ thông qua phương tiện thông tin, tuyên truyền, nêu gương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách BHTN, đồng thời cũng nêu những tổ chức cá nhân cố tình vi phạm pháp luật BHTN; cung cấp các tài liệu, ấn phẩm để tuyên truyền vận động; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn tìm hiểu và tự giác chấp hành các quy định pháp luật.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1, Cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về BHTN luận văn đã sử dụng các lý thuyết khoa học để hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của QLNN về BHTN như: Khái niệm về BHTN; QLNN về BHTN; sự cần thiết của QLNN về BHTN. Luận văn đã luận giải các nội dung của QLNN về BHTN, đó là: Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về BHTN; Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý và hoạt động BHTN; Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về BHTN; Công tác tuyên truyền về BHTN và đánh giá, sơ kết, tổng kết hoạt động BHTN. Về các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về BHTN luận văn đã chỉ ra các nhân tố khách quan (Tình hình phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của thị trường lao động, tập quán dân cư) và các nhân tố chủ quan (ý thức tuân thủ pháp luật của NLĐ, NSDLĐ; Chính sách việc làm, lao động và tiền lương; Trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, CCVC làm công tác QLNN về BHTN). Luận văn cũng đã nêu lên kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong QLNN về BHTN và rút ra kinh nghiệm cho công tác QLNN về BHTN ở tỉnh Quảng Trị. Qua đó đã hình thành nền tảng lý thuyết cơ bản cho việc triển khai đề tài.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh quảng trị (Trang 43 - 45)