Bảng 2.3. Lực lượng lao động tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2018 (Người)
Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 349.715 348.854 349.721 348.750 - Thành thị 97.936 96.977 97.594 97.415 - Nông thôn 251.779 251.877 252.127 251.335 - Nam 174.571 175.279 177.790 177.180 - Nữ 175.144 173.575 171.931 171.570 Lao động từ 15 tuổi trở
lên đang làm việc 341.202 338.508 339.672 338.880
- Thành thị 93.854 92.665 93.835 93.265 - Nông thôn 247.348 245.843 245.837 245.615 - Nam 170.042 170.063 172.014 172.906 - Nữ 171.160 168.445 167.658 165.974 Lao động thất nghiệp 8.513 10.346 10.049 9.870 - Thành thị 4.082 4.312 3.759 4.150 - Nông thôn 4.431 6.034 6.290 5.720 - Nam 4.529 5.216 5.776 4.274 - Nữ 3.984 5.130 4.273 5.596
Qua Bảng 2.3 có thể thấy, hàng năm, có đến hàng nghìn lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Nhìn chung, có 2 nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp ở tỉnh như sau:
Thứ nhất, có ít chỗ làm việc được đưa ra cung ứng hơn là nhu cầu của người tìm kiếm công ăn việc làm. Kinh tế chậm phát triển, khả năng mở mang các ngành nghề thu hút nhiều lao động thấp, tức là cầu về lao động thấp so với cung lao động, số thất nghiệp lớn. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ bị giải thể, phá sản làm cho NLĐ bị đẩy ra khỏi quan hệ lao động, thất nghiệp xảy ra. Ngoài ra, quá trình cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất dẫn đến dư thừa lao động. Máy móc hiện đại thay thế con người, làm tăng năng suất lao động nhưng lại làm cho nguời công nhân mất việc làm.
Thứ hai, một bộ phận người tìm kiếm công ăn việc làm không đủ trình độ làm hoặc không muốn làm công việc nhất định. Do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nhu cầu về lao động sống giảm, máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại vừa cần ít nhân công lại vừa đòi hỏi trình độ nhân công cao. Sự tụt hậu về kiến thức của lực lượng lao động, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật cho cầu về lao động kỹ thuật cao cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tăng tỉ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó, còn phải kể đến nguyên nhân chủ quan từ phía NLĐ trong trường hợp họ tự ý bỏ việc đi tìm việc làm khác mà vẫn chưa tìm được công việc phù hợp.
Bảng 2.4. Số lao động có việc làm trong tuổi lao động tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2018
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
Tổng số 341.202 338.508 339.672 338.880
- Nông, lâm và thủy sản 164.268 164.243 163.521 149.362
- Công nghiệp và XD 57.410 56.121 57.264 62.250
- Thương mại - dịch vụ 119.524 118.144 118.887 127.268
(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Quảng Trị)
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 338.880 người, chiếm 97,17% lực lượng lao động của tỉnh; trong đó: đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 149.362 người, chiếm 44,08%, giảm 8,66%; khu vực công nghiệp và xây dựng 62.250 người, chiếm 18,37%, tăng 8,70%; khu vực dịch vụ 127.268 người, chiếm 37,55%, tăng 7,05%. Như vậy, cơ cấu lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã chuyển dịch sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ do thu nhập khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thấp và không ổn định. Các cơ quan chức năng nên tính đến các yếu tố này để phù hợp với cơ cấu lao động hiện tại.
Bảng 2.5. Tỉ lệ lao động có việc làm trong độ tuổi lao động
Năm Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018
Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100
Lao động đang làm việc 97,57 97,03 97,13 97,17
Lao động thất nghiệp 2,43 2,97 2,87 2,83
Tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2018 ước tính 2,83% (Năm 2017 tỷ lệ này là 2,87%). Nhìn chung năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp tuy còn cao nhưng có giảm so với năm 2017; nguyên nhân chủ yếu là do các ngành kinh tế phát triển khá (GRDP tăng 7,12%), công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm được quan tâm.
Trong lĩnh vực giáo dục, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị đóng một vai trò quan trọng đối với công tác định hướng nghề nghiệp. Đặc biệt đối với bậc giáo dục trung học, ngoài việc thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì ngành cũng đang đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh nhằm định hướng tốt đối với học sinh trước khi chọn ngành nghề phù hợp.
Trong lĩnh vực y tế, trong bối cảnh còn nhiều hạn chế do thiếu nhân lực và đội ngũ cán bộ chưa đồng đều ở các tuyến, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế ở tuyến cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, các bệnh truyền nhiễm gây dịch có khả năng bùng phát, chất lượng các dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân. Do đó, nhiều người dân nói chung, NLĐ và người thân của họ nói riêng chưa kịp thời đc chăm sóc sức khỏe để NLĐ yên tâm công tác, vì đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngành y tế đã, đang và sẽ cần chú trọng hơn trong việc triển khai các nhiệm vụ dự phòng và điều trị có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2.2. Thực trạng triển khai các nội dung quản nhà nƣớc về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Từ ngày 01/01/2015 BHTN thực hiện theo quy định tại Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN. Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia BHTN. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015.
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định thành lập và hoạt động của trung tâm DVVL;
Các văn bản hướng dẫn việc nghiệp vụ thu - chi BHTN: Quyết định số 1035/QĐ-BHXH ngày 01/10/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về mẫu Sổ BHXH; Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về quy trình quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN; Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
Tại tỉnh Quảng Trị, để kịp thời thực hiện hệ thống pháp luật mà Trung ương ban hành, ngày 27/10/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2291/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế phối hợp công tác thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnh thực
hiện chức năng QLNN về BHTN theo quy định của pháp luật. BHXH tỉnh là cơ quan chủ trì, tham mưu và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHTN cho các đối tượng quản lý trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam; Chương trình hành động số 138-CTHĐ/TU ngày 12/11/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị khóa XVI thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách chính sách BHXH; Kế hoạch số 606/KH-UBND ngày 18/02/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN theo Chương trình hành động số 138- CTHĐ/TU, ngày 12/11/2018 của Tỉnh ủy Quảng Trị, giai đoạn 2019-2020.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với cơ quan BHXH tỉnh ban hành: Chương trình số 790/CTr-BHXH-SLĐTBXH ngày 05/08/2016 về việc phối hợp thực hiện chi trả chế độ BHTN theo Quyết định số 828/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam; Quy chế phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và BHXH tỉnh Quảng Trị về thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.
Liên ngành BHXH tỉnh - Bưu điện tỉnh Quảng Trị ban hành văn bản số 1204/LN-BHXH-BĐQT ngày 10/11/2016 hướng dẫn về quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN theo QĐ 828/QĐ-BHXH.
BHXH tỉnh Quảng Trị là cơ quan sự nghiệp ngành dọc cấp tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH Việt Nam. Thời gian qua cơ quan BHXH tỉnh đều thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam cũng như các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam, các văn bản pháp quy về thực hiện chính sách BHTN theo đúng phân cấp quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện hiệu quả công tác BHTN trên địa bàn.
Nhìn chung, những văn bản quản lý, điều hành của UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, BHXH tỉnh trong việc thực hiện
BHTN trên địa bàn phù hợp với luật, đúng chức năng, nhiệm vụ của ngành và khá kịp thời trong công tác triển khai chính sách đến với NLĐ, NSDLĐ. Bên cạnh đó, những văn bản về tuyên truyền cũng khá cụ thể, phù hợp với đặc thù địa phương.
2.2.2. Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý và hoạt động bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Công tác QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được thực hiện đồng bộ, kịp thời và có sự chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị và sự phối hợp tốt giữa các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội trong việc tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nhân sự, hướng dẫn thực hiện, chia sẻ thông tin, giải quyết các vướng mắc trong thực tế phát sinh,... Các cơ quan đã xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc phối hợp thực hiện QLNN về BHTN, cụ thể:
- UBND tỉnh Quảng Trị thực hiện chức năng QLNN về BHTN.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định giải quyết hưởng BHTN, theo dõi kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về BHTN, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về BHTN.
- Cơ quan BHXH tỉnh chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi chính sách và chế độ BHTN (thu, chi, quản lý quỹ BHTN, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với BHXH huyện, thị xã, thành phố, trực tiếp thu BHTN đối với các đối tượng, đơn vị tham gia BHTN phân cấp đối với BHXH cấp tỉnh, kiểm tra việc đóng BHTN, cấp thẻ BHYT cho đối tượng hưởng TCTN theo quy định). Để thực hiện nhiệm vụ thu, chi các chế độ BHXH (trong đó có BHTN), hiện nay, tổng số nhân sự tại BHXH tỉnh Quảng Trị là 85 người, tổng số nhân sự tại BHXH cấp huyện là 165 người. Hàng năm, đội ngũ viên chức và lao động hợp đồng được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về
QLNN, tập huấn nghiệp vụ về BHTN tại các cơ sở tập trung do BHXH Việt Nam tổ chức. Bên cạnh đó, để thực hiện nhiệm vụ, BHXH tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bưu điện tỉnh Quảng Trị trong việc chi trả trợ cấp BHTN cho NLĐ đang hưởng chế độ BHTN.
- Trung tâm DVVL thành lập Phòng BHTN có nhiệm vụ: Tổ chức tiếp nhận hồ sơ hưởng TCTN, xem xét và thực hiện thủ tục giải quyết chế độ BHTN theo quy định của pháp luật; Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTN; Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức dạy nghề phù hợp cho người đang hưởng BHTN; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện chính sách BHTN, tư vấn giới thiệu việc làm và học nghề cho người thất nghiệp trên địa bàn theo quy định của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Về tổ chức bộ máy Trung tâm DVVL, cơ cấu tổ chức gồm có Ban Giám đốc và 5 phòng chuyên môn. Hoạt động của Trung tâm DVVL được xây dựng theo mô hình tổ chức thống nhất, chuẩn hóa của Cục Việc làm. Đây là mô hình lồng ghép giữa việc giải quyết chế độ BHTN với công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề. Hiện nay, Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Trị có 01 trụ sở chính và 02 văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện tại Thị xã Quảng Trị và và văn phòng đại diện tại huyện Hướng Hóa. Nhân sự thực hiện nhiệm vụ BHTN tại trung tâm DVVL hiện nay là 25 người, bao gồm công chức (Giám đốc), 20 viên chức (những người nằm trong chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao) và 04 lao động hợp đồng (trong định suất Sở Nội vụ giao). Nhân sự được tập huấn nghiệp vụ khi có những thay đổi về chính sách, quy trình thực hiện BHTN.
Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ của các cơ quan QLNN về BHTN với người lao động bị thất nghiệp và mối quan hệ giữa các cơ quan
Hiện nay, chưa có cơ chế phối hợp về chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan QLNN về BHTN trong quản lý đối tượng tham gia BHTN, cơ sở dữ liệu để quản lý lao động làm cơ sở cho việc xác định và nắm bắt được các thông tin về việc làm của NLĐ , tình hình biến động lao động tại các đơn vị trên địa bàn để có các dự báo chính xác và biện pháp để ứng phó trong điều kiện biến động lao động bất thường xảy ra tại các đơn vị, việc xác định người hưởng BHTN có thực sự là đang thất nghiệp hay không dẫn tới khó khăn trong việc khai thác đối tượng tham gia BHTN, các thông tin phục vụ cho công tác quản lý để hạn chế trục lợi quỹ BHTN.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và ngành BHXH đang tiến hành các bước về chia sẻ cơ sở dữ liệu về BHTN, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có quy chế phối hợp giữa hai bên về việc chia sẻ dữ liệu về thu, chi và giải quyết các chế độ BHTN. Bộ máy thực hiện BHTN chưa được tổ chức thống nhất dẫn đến dễ khó khăn cho việc triển khai thực hiện chính sách BHTN. Công tác phối hợp giữa Trung tâm DVVL với cơ quan BHXH chưa nhịp
BHXH tỉnh UBND tỉnh NLĐ bị thất nghiệp Trung tâm DVVL Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
nhàng, vẫn để xảy ra tình trạng ách tắc hồ sơ và nhiều vấn đề phát sinh như: việc chi trả TCTN theo tháng, hồ sơ qua nhiều cơ quan giải quyết nên NLĐ thường nhận được TCTN chậm hơn so với thời gian nhận được Quyết định hưởng TCTN, điều này không đảm bảo tính kịp thời hỗ trợ NLĐ để ổn định cuộc sống trong thời gian tìm việc làm mới.
2.2.3. Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
2.2.3.1. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Bảng 2.6. Tình hình tiếp nhận và giải quyết chế độ BHTN giai đoạn 2015- 2018
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2015 2016 2017 2018
1 Số người nộp hồ sơ hưởng TCTN Người 2.215 2.094 2.264 2.832 2 Số người có QĐ hưởng TCTN Người 2.102 2.069 2.199 2.818 3 Số người TN được tư vấn giới thiệu Người 2.094 2.130 3.893 4.598 Trong đó: Số người được GTVL Người 11 94 98 196 4 Số người được hỗ trợ học nghề Người 61 99 73 123