- Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội
Một số hoạt động được triển khai thực hiện đã mang lại hiệu quả trong công tác QLNN về BHTN:
Một là, để phát huy tính tích cực của thị trường lao động, các trung tâm DVVL của thành phố đã thực hiện thông tin thị trường lao động một cách phổ thông, kịp thời, bằng mọi phương tiện thông tin khác nhau theo mục “người tìm việc, việc tìm người” như quảng cáo, trên báo chí, đài phát thanh, tờ rơi, hội chợ việc làm… nhằm đảm bảo thuận tiện cho người thất nghiệp được tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, không điều kiện và phải đảm bảo tính xác thực của thông tin.
Hai là, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã có một số biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm chấm dứt tình trạng dựa vào việc môi giới việc làm của các Trung tâm DVVL tự phát để lừa đảo, bắt chẹt, thu phí môi giới việc làm đối với NLĐ. Đây là một hành vi rất đáng lên án ở nước ta, bởi lẽ người phải đi tìm kiếm việc làm là người thất nghiệp, là người không có việc làm và đương nhiên là không có thu nhập nên họ mới phải đi tìm việc làm. Vì vậy, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn thủ đô đã phát huy tốt vai trò của các Trung tâm DVVL thuộc sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý cũng như các Trung tâm DVVL chính thống khác (được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động) làm cơ sở, là nơi dễ tiếp cận giúp NLĐ đến tìm hiểu, tìm kiếm được việc làm từ sự tư vấn, giới thiệu có hiệu quả của các Trung tâm này.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn một số nội dung vướng mắc như: thời gian hưởng, mức hưởng, đối tượng hưởng,... chưa phù hợp gây khó khăn cho đơn vị sử dụng lao động trong việc kê khai, hồ sơ phải gửi đi gửi lại nhiều lần; Việc thực hiện chính sách BHTN do 2 ngành: Lao động và BHXH cùng tổ chức thực hiện, sự phân công - hợp tác giữa 2 ngành chưa được tiến hành một cách thông suốt, đòi hòi tính đồng bộ và phối hợp chặt chẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý của hai ngành vào việc thực hiện chính sách BHTN.
- Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ngãi
Xác định được tầm quan trọng của việc QLNN về BHTN, BHXH tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tránh tình trạng lạm dụng quỹ BHTN, đó là:
+ Cụ thể hoá và quy định rõ trách nhiệm đối với cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành có liên quan trong việc phối hợp, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các vi phạm khi thực hiện chính sách BHXH. Không để tình trạng
thiếu sự kiểm tra, giám sát kịp thời của các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan BHXH (cơ quan có chức năng kiểm tra giám sát) đối với tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH của một số doanh nghiệp trên địa bàn.
+ Tập trung, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, … Công tác tuyên truyền được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả NLĐ và NSDLĐ, các hội, nhóm, đoàn thể, trường học, …và thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua các hội nghị phổ biến chính sách, pháp luật về BHTN; tuyên truyền gián tiếp thông qua tờ rơi, áp phích,… đảm bảo các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách BHTN để thấy rõ vai trò, ý nghĩa của chính sách BHTN trong hệ thống an sinh xã hội, quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHTN. + Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật và cán bộ với trình độ chuyên môn phù hợp cho các Trung tâm DVVL bằng các biện pháp cụ thể như: trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cho cán bộ làm công tác BHTN, hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ CCVC,… đưa Trung tâm DVVL thành nơi NLĐ thất nghiệp đến tìm kiếm việc làm và nhận được sự tư vấn cần thiết cho sự phát triển khả năng nghề nghiệp cũng như sớm tìm kiếm việc làm phù hợp.
+ Tuyên truyền, giáo dục đội ngũ CCVC trong các cơ quan thực hiện chính sách, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong việc thực thi chính sách BHTN, không vì tình cảm riêng tư, vụ lợi cá nhân thông qua các cuộc thi hùng biện, thi viết về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, công tác QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng mong đợi, thời gian giải quyết thủ tục hưởng TCTN được rút ngắn, sự hài lòng của NLĐ và NSDLĐ qua khảo sát tăng lên.
- Kinh nghiệm của Tỉnh Bình Dƣơng
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động thực thi chính sách BHTN, BHXH tỉnh Bình Dương đã tiến hành ký kết liên ngành với các cơ quan Thanh tra, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh trong việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị, doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động trong việc thực hiện BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ, phát hiện, xử lý các doanh nghiệp trốn đóng, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các đơn vị, doanh nghiệp cố tình chây ỳ, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN hoặc lạm dụng để trục lợi BHTN, cần thiết có thể khởi kiện ra toà.
Ngoài ra, cơ quan BHXH phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bình Dương, Trung tâm DVVL về tình trạng NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN, thông báo cho nhau về nhân thân, tên cơ quan, doanh nghiệp, địa chỉ của NLĐ xin hưởng BHTN, nhằm làm cơ sở đối chiếu NLĐ có thực sự thất nghiệp hay là giả tạo. Nếu phát hiện chủ sử dụng lao động tạo “điều kiện” để lao động trong đơn vị, doanh nghiệp làm thủ tục để hưởng BHTN nhằm “tăng thu nhập”, thì tiến hành báo cáo với các cơ quan Thanh tra tiến hành các thủ tục xử phạt theo quy định, đồng thời thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người cùng biết và nhằm răn đe, phòng ngừa, hạn chế vi phạm.
Những nỗ lực trong công tác phối hợp nêu trên đã góp phần trong việc răn đe ý thức của NLĐ, NSDLĐ cũng như tăng hiệu quả công tác QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, Bình Dương là một tỉnh có lực lượng lao động lớn, việc thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát về BHTN của cơ quan chức năng còn mang tính chọn mẫu, do đó nhiều doanh nghiệp chưa được thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm về BHTN kịp thời.