Sự khác biệt giữa lao động trẻ em và trẻ em tham gia lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Sự khác biệt giữa lao động trẻ em và trẻ em tham gia lao động

Hầu hết các cách tiếp cận đều thống nhất rằng tiêu chí chính để phân biệt giữa LĐTE và trẻ em tham gia lao động chính là tính chất, công việc dẫn đến việc ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ và điều kiện lao dộng có nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không. Trên thực tế, trẻ em tham gia lao động là khái niệm để chỉ sự tham gia không mang tính chất bóc lột của trẻ em vào các hoạt động kinh tế, không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em và pháp luật quốc gia không cấm.

Sự tham gia lao động, làm việc của trẻ em khác với lao động trẻ em. Việc tham gia làm việc của trẻ em không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ em vì đó là những việc làm tự nguyện hoặc một hoạt động phi lợi nhuận những công việc gia đình. Đồng thời nó cũng mở ra những công việc trong cuộc sống và cho trẻ em những kinh nghiệm mới mẻ. Trái lại, lao động trẻ em hướng đến mục tiêu kinh tế, trẻ em phải làm việc nhiều giờ trong ngày, thời gian làm việc liên tục để tạo ra sản phẩm, làm suy giảm sức lực, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ em.

Bảng 1.1 Phân biệt trẻ em tham gia lao động và lao động trẻ em

Trẻ em tham gia lao động Lao động trẻ em

Công việc phù hợp với tuổi, khả năng thể chất và trí tuệ của trẻ em

Công việc nặng nhọc quá sức đối với tuổi và khả năng của trẻ em

Được người lớn chăm sóc và chịu trách nhiệm giám sát

Trẻ em lao động dưới sự giám sát của người sử dụng lao động

Thời gian làm việc hạn chế, không cản trở trẻ em đến trường, vui chơi và nghỉ ngơi

Làm việc nhiều giờ, trẻ em bị hạn chế hoặc không có thời gian đi học, vui chơi và nghỉ ngơi

Nơi làm việc an toàn và có môi trường bạn bè thân thiện, không độc hại với sức khỏe và cuộc sống của trẻ em

Nơi làm việc độc hại đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ em

Môi trường làm việc góp phần nuôi dưỡng và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ và tinh thần của trẻ em

Trẻ em có nguy cơ cao bị ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực và bóc lột

Trẻ em làm việc tự nguyện để việc duy trì công việc và phát triển sản xuất, tăng thu nhập của gia đình hoặc ngay cả khi là người kiếm sống chính trong gia đình

Hoàn cảnh bắt buộc hay trẻ em phải lao động cùng với những người khác

Trẻ em được bù đắp về tinh thần và vật chất

Trẻ em bị hạn chế hoặc không được khuyến khích về tinh thần và vật chất

Công việc của trẻ em như một phương tiện cho sự tiến bộ xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em

Công việc trẻ em làm không nằm trong phạm vi luật pháp cho phép,

Những công việc trẻ em làm phục vụ các mục đích nhân văn và hợp pháp

Công việc trẻ em làm bị sử dụng cho mục đích bóc lột hoặc bất hợp pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)