Nghĩa của việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. nghĩa của việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

Lao động trẻ em mặc dù có thể giúp trẻ và gia đình giải quyết một số nhu cầu vật chất cấp thiết trước mắt, song sẽ để lại những tác hại to lớn và lâu dài. Nó không chỉ tác động tiêu cực đến bản thân trẻ, mà còn đến gia đình, cộng đồng và quốc gia nơi trẻ sinh sống. Do đó, phòng ngừa và giảm thiểu tình

trạng lao động trẻ em có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, sự phát triển quốc gia và tiến bộ xã hội.

- Đối với trẻ em

+ Thứ nhất, phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em góp phần giảm thiểu bệnh tật và sự kém phát triển về thể chất khi phải tham gia lao động.

+ Thứ hai, giảm thiểu tình trạng khủng hoảng về tinh thần, lệch lạc về nhân cách, kém phát triển về trí tuệ:

Một điều không thể phủ nhận là khi trẻ em tham gia lao động sớm thì các em sẽ không còn thời gian dành cho học tập, vui chơi, giải trí và ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội tiên tiến để tiếp thu, nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng sống. Bên cạnh việc phải tham gia lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thường xuyên các em phải đối mặt với sự đối xử bất công, bị phân biệt đối xử, bị xâm hại về thể chất, tinh thần và nhiều trường hợp các em bị lạm dụng về tình dục, thậm chí nhiều em còn là nạn nhân của ngành “công nghiệp tình dục”, trong khi các em còn non nớt về trí tuệ, hạn chế về kinh nghiệm sống, hạn chế về khả năng chống chọi thì những yếu tố nêu trên tác động dễ làm cho các em sa ngã, lao vào những tệ nạn xã hội, hoặc bị khủng hoảng về tinh thần, tha hoá về đạo đức, lối sống.

+ Thứ ba, tác động về giáo dục:

Lao động nặng nhọc hoặc nhiều thời gian có thể khiến trẻ em phải bỏ học sớm hoặc giảm khả năng tiếp thu trong quá trình học tập. Do vậy, phòng ngừa lao động trẻ em có tác động tích cực tới việc đảm bảo quyền được tham gia giáo dục của trẻ em. Cụ thể sẽ giảm thiểu tình trạng trẻ em phải bỏ học, duy trì thành tích học tập của các em để không bị bị thụt lùi so với bạn bè, không bị bỏ mặc hoặc gặp khó khăn khi hòa nhập với bạn học.

Khi trẻ em phải nghỉ học sớm để lao động, các em không được giáo dục và đào tạo những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết, vì thế khi trưởng thành khó có thể tìm được một công việc ổn định với mức lương cao. Việc làm bấp bênh và thu nhập thấp dẫn đến nghèo đói, thất nghiệp trong các gia đình và cộng đồng có lao động trẻ em. Do đó, phòng ngừa lao động trẻ em góp phần làm giảm tình trạng nghèo đói, thất nghiệp trong gia đình và ở cộng đồng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữa nghèo đói và lao động trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ, phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em sẽ làm giảm tỷ lệ nghèo đói trong tương lai.

Phòng ngừa lao động trẻ em làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lược của mỗi một quốc gia. Lao động trẻ em tạo ra những trở ngại lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Một quốc gia mà lao động trẻ em còn phổ biến sẽ có chất lượng nguồn nhân lực thấp, trong đó lao động phổ thông (lao động chân tay) là chủ yếu. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang quá độ lên kinh tế tri thức, các quốc gia có lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn nhân lực sẽ khó có thể trở thành một nước phát triển, giầu mạnh.

Bên cạnh đó, lao động trẻ em dễ dẫn tới các hậu quả xấu cho xã hội, trẻ em không được giáo dục sẽ dễ sa ngã, phạm tội hoặc mắc vào các tệ nạn xã hội. Nếu không loại bỏ được các hình thức lao động trẻ em này, các tội phạm liên quan sẽ ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Vì vậy, loại bỏ lao động trẻ em có ý nghĩa rất lớn đối với đảm bảo an ninh, trật tư xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)