Những vấn đề đặt ra cần được giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 93)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Những vấn đề đặt ra cần được giải quyết

- Nhận thức của một bộ phận gia đình, cộng đồng dân cư và thậm chí là cả các cấp chính quyền địaphương cơ sở và trẻ em về vấn đề lao động trẻ em chưa đầy đủ, dẫn đến chưa quan tâm đầy đủ tới việc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Các gia đình, cộng đồng xã hội và các cấp chính quyền địa phương chưa có biện pháp giúp con em họ thoát khỏi tình trạng phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

- Một bộ phận trẻ em chưa làm tròn bổn phận của mình, bị bạn bè trang lứa lôi cuốn, thiếu ý thức và quyết tâm trong học tập, dẫn đến học kém, chán học, bỏ học,bỏ nhà đi lang thang kiếm sống hoặc tham gia lao động kiếm tiền phục vụ cho nhu cầu tiêu dung cá nhân và trở thành lao động trẻ em.

- Công tác quản lý trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em ở một số đơn vị còn chưa chặt chẽ.

- Nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em còn khô cứng, hình thức tuyên truyền chưa có nhiều đổi mới, thiếu hấp dẫn.

- Kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thực hiện Chương trình 1023 ở không ít đơn vị còn bất cập với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU LAO ĐỘNG TRẺ EM

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Định hướng, mục tiêu đối với phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

3.1.1. Định hướng chung của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển con người của Việt Nam. Ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, khi đất nước giành được độc lập, Đảng và Chính phủ đã coi trọng công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đau đáu về việc tạo mọi điều kiện để trẻ em Việt Nam được sống trong no đủ, được vui chơi, học hành và trở thành những người đủ tài năng, sức khỏe, đạo đức để xây dựng Việt Nam ngang tầm những nước tiên tiến trên thế giới. Tư tưởng này theo Bác Hồ suốt cả cuộc đời, ngay trong bản Di chúc, Bác vẫn căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là điều rất quan trọng và cần thiết”.

Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều này được thể hiện qua những văn kiện của Đảng, những nghị định, thông tư của Chính phủ; và đỉnh cao là Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em do Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 và sau này là Luật Trẻ em năm 2016. Sau khi Luật đi vào cuộc sống, công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và tổ chức thực hiện, đạt được một số kết quả đáng khích lệ: đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao; công tác phổ cập giáo dục tiểu học đạt kết quả

cao; khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các chỉ số về sức khỏe trẻ em được cải thiện rõ rệt; có nhiều tiến bộ trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Trên phương diện quốc tế, Việt Nam cũng rất quan tâm học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, tích cực tham gia các diễn đàn bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Minh chứng cho điều này là Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC). Phê chuẩn Công ước này, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc hợp tác quốc tế để thực hiện và giám sát tiến độ thực hiện của CRC. Trong chương trình hành động quốc gia để bảo vệ và phát triển trẻ em ngay từ năm 1991, đã nhấn mạnh: “Trẻ em cần phải được coi như những công dân đặc biệt của xã hội, các em cần được nhà nước và nhân dân chăm sóc và được dành cho những ưu tiên cũng như tạo môi trường lành mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Đây là chính sách kiên định của nhà nước Việt Nam”.

Điều 4 Luật trẻ em (2016) quy định: Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.

Luật trẻ em cũng đã quy định về các chính sách của Nhà nước và trách nhiệm các tổ chức với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó nêu rõ các đối tượng trẻ em bị bóc lột, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị buôn bán…. Ngoài ra, Bộ Luật hình sự, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ Luật dân sự, Bộ Luật lao động, Luật phổ cập giáo dục tiểu học… cũng có những điều khoản riêng liên quan đến trẻ em. Cuộc sống đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt những điều đã được luật hóa trong cuộc sống sinh động hàng ngày. Có thể nói Đảng

và Nhà nước Việt Nam đã đề ra một loạt chính sách nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở mức tốt nhất.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1023/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 với mục tiêu chính là nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em về lao động trẻ em; 100% trẻ em lao động trái quy định của pháp luật khi có thông báo, phát hiện được hỗ trợ, can thiệp kịp thời.

3.1.2. Định hướng chung của thành phố Hà Nội trong công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

Thực hiện Quyết định số 1023/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyết Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020; Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội ban hành kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 09/11/2016 thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2020 với các mục tiêu cụ thể sau:

- Thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em về lao động trẻ em; đảm bảo trẻ em có nguy cơ, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật được phát hiện, can thiệp, hỗ trợ kịp thời để hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

- 100% trẻ em lao động trái quy định của pháp luật khi có thông báo, phát hiện được hỗ trợ, can thiệp kịp thời.

Thực hiện Công văn số 666/BLĐTBXH-TE ngày 27/02/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác trẻ em năm 2020. Để tiếp tục triển khai thực hiện đạt mục tiêu, nhiệm vụ về công tác trẻ em năm 2020, chuẩn bị xây dựng các đề án, kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2020, trong đó tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động phòng, chống và giảm thiểu lao động trẻ em

3.2.1. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu tình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em

Nhằm tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, vận động sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong thực hiện thực hiện phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cán bộ, đáng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là chủ cơ sở sản xuất gia công, dịch vụ kinh doanh nhỏ về Bộ luật lao động, pháp luật bảo vệ trẻ em, các quy định về cấm sử dụng lao động trẻ em, giúp họ hiểu biết thêm về việc sử dụng trẻ em trong lao động, phân công trẻ em làm những công việc phù hợp độ tuổi và sức khỏe.

- Hai là, tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm tạo mối quan tâm, thúc đẩy sự thay đổi nhận thức và vận động sự tham gia của xã hội đối với công tác phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật.

- Ba là, nghiên cứu xây dựng và phát triển các chương trình, tài liệu, sản phẩm truyền thông về phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật.

- Năm là, huy động sự phối hợp của các tổ chức xã hội (Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội,…) với các ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn thành phố.

3.2.2. Nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động trẻ em động trẻ em

Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy nguy cơ rủi ro đối với lao động trẻ em đặc biệt là ở các hình thức tồi tệ nhất. Việt Nam đã thông qua hai công ước cơ bản của ILO liên quan đến lao động trẻ em, đó là Công ước về Tuổi tối thiểu được phép lao động (Công ước 138, 1973) và Công ước Cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

(Công ước 182, 1999). Hiện tại Chính phủ Việt Nam cũng đang nghiên cứu tham gia phê chuẩn Công ước 105 về “xóa bỏ lao động cưỡng bức”, 1957. Việc thông qua những công ước này, đặc biệt là Công ước số 138 và 182 của ILO, thể hiện sự cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc xóa bỏ lao động trẻ em và sự sẵn sàng của Chính phủ cam kết với quốc tế trong việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp và có thời hạn xác định nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, để bảo vệ, chăm sóc trẻ em, từng bước ngăn chặn và kiểm soát tình hình lao động trẻ em trên phạm vi toàn quốc, Chính phủ đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình như: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chương trình quốc gia về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện

độc hại và nguy hiểm, đề xuất xây dựng Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015…nhằm tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam.

Tuy nhiên trên thực tế, lao động trẻ em vẫn là hiện tượng phổ biến trên nhiều tình/thành phố trong cả nước, số lượng lao động trẻ em còn cao tuy đã có xu hướng giảm dần. Mặt khác mức độ lạm dụng lao động trẻ em diễn ra ngày càng phức tạp. Các hình thức lạm dụng lao động trẻ em đã tiến tới nhiều hình thức xâm hại gây thương tích nặng nề về thể xác và tinh thần của trẻ. Những hạn chế, vướng mắc đó cần được kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Nghiên cứu, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ pháp luật về lao động trẻ em có vai trò, ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần quan trọng giúp thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý và là công cụ để thực thi đúng, đủ, toàn diện, thống nhất, hợp lý và khoa học các chính sách, pháp luật đối với trẻ em. Thành phố Hà Nội cần tập trung vào các nội dung:

- Thường xuyên rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách đối với lao động trẻ em, cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn triển khai và đánh giá việc tổ chức tuyên truyền, triển khai các văn bản hướng dẫn trên địa bàn thành phố để từ đó xác định những mặt đạt được, mặt chưa đạt được để có giải pháp hoàn thiện. Trên cơ sở rà soát những điểm chưa phù hợp của chính sách và văn bản hướng dẫn đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Căn cứ vào quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn từ đó tiến hành tổng rà soát các đối tượng lao động là trẻ em nhằm kiện toàn hệ thống theo dõi, quản lý các đối tượng, đặc biệt là cập nhật vào phần mềm quản lý trẻ em của thành phố.

- Khi triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về lao động trẻ em trên địa bàn thành phố phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, từ việc soạn thảo,

ban hành kế hoạch, đến tuyên truyền, triển khai và phối hợp thực hiện phải phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển tổng thể chung về kinh tế, an sinh, xã hội trên địa bàn.

3.2.3. Xây dựng, thực hiện các chương trình, chính sách về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

Thứ nhất, trên cơ sở các Chương trình, chính sách Chính phủ đã xây dựng và thực hiện như: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chương trình quốc gia về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm,…, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các chương trình, chính sách có tính chiến lược, đa ngành về xóa bỏ lao động trẻ em, lao động trẻ em trong điều kiện tồi tệ với sự tham gia của nhiều ngành và các tổ chức xã hội dân sự. Chương trình, chính sách này cần đáp ứng ba yêu cầu cơ bản đó là:

- Phòng ngừa từ xa;

- Phát hiện sớm và can thiệp sớm để loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em rơi vào hoàn cảnh phải lao động kiếm sống trong điều kiện tồi tệ;

- Trợ giúp phục hồi cho lao động trẻ em để các em có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng và phát triển như những trẻ em bình thường khác.

Bên cạnh 3 yêu cầu nêu trên cũng cần có chính sách giải pháp cụ thể trợ giúp lao động trẻ em như học nghề miễn phí, hỗ trợ học văn hóa, tiếp cận các dịch vụ bảo vệ trẻ em và các dịch vụ phúc lợi xã hội, nhất là nhóm trẻ em có nguy cơ cao phải tham gia lao động.

Thứ hai, cần lồng ghép mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em, trẻ em lao động trong điều kiện tồi tệ vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)