Khái quát chung về thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát chung về thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước. Hà Nội nằm giữa đồng bằng Sông Hồng trù phú với diện tích tự nhiên 3.328,9 km2, có dân số là 7.246.565 người (GSO, 2016). Hà Nội hiện có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành.1 Đơn vị hành chính cấp xã gồm: 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn (DoLISA, 2016).

Theo Báo cáo của Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Thành phố Hà Nội, cuối năm 2017, toàn Thành phố có 1,79 triệu người từ 0 - 16 tuổi, chiến 23.4% tổng dân số, trong đó có hơn 836.000 người dưới 6 tuổi (DoLISA, 2016). Tổng số người từ 5 - 16 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt (11 nhóm theo quy định tại Luật Trẻ em năm 2016 là 14.000 em, và hơn 50,000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (DoLISA, 2016), trong đó có một số lượng nhất định các em tham gia lao động. Việc trẻ em và người chưa thành niên tham gia lao động chủ yếu thuộc các gia đình hộ nghèo hoặc các em đã bỏ học. Công việc chủ yếu của các lao động bao gồm: làm nghề truyền thống (mây tre đan, khảm trai, điêu khắc gỗ, đá), làm các công việc trong nông nghiệp; giúp việc gia đình; làm việc trong nhà hàng và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Các quận/huyện có nhiều trẻ em tham gia hoạt động kinh tế và có nguy cơ lao động nặng nhọc tập trung nhiều ở khu vực Hà Nội mở rộng (Hà Tây cũ), là

1 12 quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân; 01 thị xã: Sơn Tây; và 17 huyện ngoại thành: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phú Thọ, Quốc

những nơi có nghề truyền thống như ở Hoài Đức, Thường Tín, Chương Mỹ, Thạch Thất, Bát Tràng…

Điều kiện kinh tế - xã hội địa bàn các huyện và xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong phạm vi nghiên cứu:

- Huyện Hoài Đức

Huyện Hoài Đức nằm phía tây Hà Nội với diện tích 82,67 km2, dân số 198.424 người với tổng số 48.776 hộ, 132 thôn và tương đương thôn. Huyện có 54 làng cổ truyền thống, 12 làng nghề truyền thống và nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, trong đó có 81 di tích đã được Nhà nước ra Quyết định xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố. Vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Đan Phượng; phía Tây giáp huyện Quốc Oai; phía Nam giáp quận Hà Đông; phía đông giáp huyện Từ Liêm.

Cơ cấu hành chính của huyện gồm 1 thị trấn Trạm Trôi và 19 xã: Kim Chung, Đức Giang, Đức Thượng, Yên Sở, Lại Yên, Sơn Đồng, Minh Khai, An Khánh, An Thượng, La Phù, Đông La, Vân Côn, Vân Canh, Song Phương, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Tiền Yên, Đắc Sở.

- Huyện Thạch Thất

Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Diện tích của huyện là 202,5 km² với dân số 179.060 người.

Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính: địa hình bán sơn địa, đồi gò: Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 10 m đến hơn 15 m. Đất phát triển trên nền đá đã phong hóa nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20 - 50cm; địa hình đồng bằng: bên bờ trái sông tích, địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng từ 3 đến 10 m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.

Đường ranh giới phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ; phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai; phía Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình); phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

- Huyện Chương Mỹ

Chương Mỹ là một huyện đồng bằng nằm phía tây nam thủ đô Hà Nội, thị trấn Chúc Sơn của huyện nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km, nơi cuối cùng của huyện cách trung tâm thủ đô không quá 40 km. Huyện Chương Mỹ có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phố (sau huyện Ba Vì và huyện Sóc Sơn). Địa hình chia làm 3 vùng: vùng bãi ven sông Đáy, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. Chương Mỹ cũng là huyện nằm trong quy hoạch vùng thủ đô, là vùng vành đai xanh có đô thị vệ tinh Xuân Mai và đô thị sinh thái Chúc Sơn.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 237,4 km2, là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố. Dân số 337,6 nghìn người. Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị trấn. Người dân tộc Kinh chiếm đại đa số, dân tộc Mường có 01 thôn Đồng Ké (thuộc xã Trần Phú); ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn. Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước, Trung ương và Thành phố đóng trên địa bàn; Chương Mỹ có 01 khu công nghiệp, 9 cụm điểm công nghiệp và trên 10 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua.

- Huyện Gia Lâm

Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Đông. Đây là cửa ngõ phía đông của thủ đô để đi sang các tỉnh thành phía Đông như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên. Huyện bao gồm 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn: Trâu Quỳ, Yên Viên và 20 xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình

Xuyên, Đông Dư, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Trung Mầu, Văn Đức, Yên Thường, Yên Viên.

Một số làng nghề tại huyện Gia Lâm như: Bát Tràng (sản xuất gốm sứ); Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ); Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc, quần áo); Đông Dư (trồng và muối dưa cải, trồng ổi); Phù Đổng (nuôi bò sữa); Văn Đức, Yên Thường (sản xuất rau sạch, rau an toàn).

2.2. Thực trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.1. Tình hình biến động về lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019 Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019

2.2.1.1. Biến động về tỷ lệ lao động

Theo Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 02/6/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, cuối năm 2019, toàn Thành phố có 1,76 triệu người từ 0 - 16 tuổi, chiến 23.4% tổng dân số, trong đó có hơn 836.000 người dưới 6 tuổi. Tổng số người từ 5 - 16 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt (11 nhóm theo quy định tại Luật Trẻ em năm 2019 là 14.000 em, và hơn 50.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có một số lượng nhất định các em tham gia lao động.

Cũng theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, tính đến cuối năm 2019, toàn thành phố có khoảng 30.000 trẻ em tham gia lao động hoặc có nguy cơ tham gia lao động nặng nhọc và động hại, chiếm 1,7% trên tổng số trẻ em, tình trạng lao động trẻ em là vấn đề đáng quan tâm tại Hà Nội.

Căn cứ vào tình hình thực tế, số liệu thống kê về tình hình trẻ em lao động tại 04 quận, huyện: Hoài Đức, Thạch Thất, Chương Mỹ, Gia Lâm và 09 xã Dương Liễu, Sơn Đồng, La Phù (huyện Hoài Đức); xã Canh Nậu, Bình Phú (huyện Thạch Thất); xã Phú Nghĩa, Trung Hòa (huyện Chương Mỹ); xã Bát Tràng, Kiêu Kị (huyện Gia Lâm) để tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng.

2.2.1.2. Biến động về công việc lao động

- Trẻ em khuân vác, bốc gạch, phụ hồ

Trước nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng phát triển nhanh, những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở sản xuất và tụ điểm buôn bán vật liệu xây dựng tại các thành phố, thị trấn, đặc biệt là ở Hà Nội tại huyện Gia Lâm và Thạch Thất và các tỉnh/thành phố lân cận. Nhiều trẻ em và người vị thành niên hiện đang làm việc ở những lò sản xuất gạch và khai thác cát bên sông của huyện Gia Lâm. Ngoài ra, hàng ngày trẻ em nơi đây đều phải làm những việc nặng nhọc như khuân vác tại các khu chợ khi có người thuê mướn. Đây là những công việc liên quan đến vật liệu xây dựng là những loại hình công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm và môi trường bụi bặm, nhiều giờ với cường độ lao động cao đối với trẻ em.

- Trẻ em làm việc tại các làng nghề truyền thống (gốm sứ, mây tre đan, gia công sản phẩm từ gỗ)

Trẻ em tham gia làm việc ở các làng nghề truyền thống như thêu ren, gia công các sản phẩm vàng bạc, làm nón, sản xuất đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ, sản xuất gốm sứ. Nhìn chung các công việc thủ công truyền thống là nhẹ nhàng và được xem là phù hợp với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ em. Theo Báo cáo kết quả điều tra về lao động trẻ em của thành phố Hà Nội năm 2017, Xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm sống bằng nghề làm gốm sứ, hàng ngày tập trung khoảng từ 4000 đến 6000 lao động, trong đó ước tính từ 25% đến 30% lao động dưới 16 tuổi, phần lớn là trẻ em gái từ 16 đến 18 tuổi. Trẻ em lao động tại đây chủ yếu đến từ các huyện lân cận, chỉ có một số rất nhỏ là trẻ em bản địa. Một số em sống với chủ, số còn lại phải đi xa tới 20km để tới nơi làm việc. Phần lớn trẻ em làm việc tại Bát Tràng đã bỏ học kiếm sống. Công việc ở đây được xem là không nặng nhọc nhưng các em phải làm việc nhiều giờ và nguy cơ độc hại cao do than cháy. Một nghiên cứu tại Bát Tràng cho

thấy nồng độ của khí độc trong không khí vượt quá mức độ cho phép là 1,5- 1,8 lần. Nồng độ bụi trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 2,4 lần. Trẻ em lao động ở đây thường mắc các bệnh phổi và bệnh ngoài da, nhiều trẻ em còn bị đau lưng do phải ngồi lâu. Nhiều nghề truyền thống khác như dát vàng và bạc phải sử dụng đến các hóa chất, hay đúc và luyện đồng và nhôm cũng bị coi như những công việc độc hại cho trẻ em. Các em làm việc trong ngành dệt hoặc làm thảm phải hít thở không khí đầy bụi cốt tôn và nhiều khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp và về thị lực.

Nghiên cứu cũng chỉ ra trẻ em phải tham gia vào các công việc có yếu tố nặng nhọc, nguy hiểm như hóa chất để chống ẩm mốc các sản phẩm mây tre đan (Chương Mỹ và Thạch Thất); sơn phun các sản phẩm chế biến từ gỗ (Hoài Đức và Thạch Thất).

- Trẻ em làm nông nghiệp (làm ruộng, chăn nuôi, trang trại)

Việc tổ chức hoạt động nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu vẫn theo mô hình gia đình khiến tình trạng sử dụng lao động trẻ em càng thêm phổ biến. Thực tế cho thấy hầu hết hoạt động kinh tế của trẻ em trong khu vực nông nghiệp ở Việt Nam đều diễn ra trong phạm vi gia đình - môi trường mà pháp luật lao động chưa có những quy định cụ thể và thích hợp để điều chỉnh. Theo Tổ chức lương thực thế giới, lao động trẻ em trong nông nghiệp là một trong những hậu quả chính của đói nghèo. Trẻ em cung cấp nhân công rẻ mạt trong khi cha mẹ các em không kiếm đủ tiền để nuôi sống gia đình hay cho chúng học hành, và chúng có xu hướng bị khai thác hơn người trưởng thành. Một số người sử dụng lao động trong thực tế thích tuyển dụng trẻ em vì chúng dễ bảo và không biết hay không đòi hỏi quyền lợi. Vì những lý do sinh học và phát triển, trẻ em tiếp xúc với vật chất hay máy móc nguy hiểm, công cụ sắc nhọn hay trọng lượng lớn sẽ tăng khả năng bị mắc các bệnh kinh niên. Các điều kiện lao động có ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển thể chất và tinh thần

của trẻ sẽ đe dọa tới tiềm năng làm kinh tế và các cơ hội trong tương lai của trẻ em nông thôn để thực hành các công việc nông nghiệp hay phi nông nghiệp với chất lượng cao. Lao động trẻ em sẽ xói mòn năng lực kinh doanh của người lao động nông nghiệp trưởng thành để có được mức thu nhập thỏa đáng và bền vững vì chúng chỉ tạo ra một nguồn cung cấp lao động rẻ mạt.

- Trẻ em làm trong ngành may mặc (các sản phẩm từ da, may quần áo) Tại các huyện Gia Lâm, Hoài Đức và Thạch Thất, trẻ em tham gia làm các công việc như may quần áo, sản suất các sản phẩm từ da. Nhìn chung các công việc nhẹ nhàng và được xem là phù hợp với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, các em phải làm việc nhiều giờ và nguy cơ độc hại cao do bụi dan, bụi vải. Trẻ em lao động ở đây thường mắc các bệnh phổi và bệnh ngoài da, nhiều trẻ em còn bị đau lưng do phải ngồi lâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)