7. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những hạn chế
Nhìn chung, công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đem lại nhiều kết quả tích cục, tuy nhiên còn một số hạn chế như sau:
- Thứ nhất, địa bàn của Thành phố Hà Nội rộng lớn nên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em mặc dù đã có nhiều cố gắng song chưa có độ bao phủ rộng khắp.
- Thứ hai, còn có sự bất cập về độ tuổi trẻ em giữa Luật trẻ em với độ tuổi lao động của Bộ Luật lao động; sự bất cập về độ tuổi người chưa thành niên giữa Bộ Luật lao động (dưới 18) và Bộ Luật Hình sư (14 đến dưới 18). Điều này sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng các quy định về xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật lao động liên quan đến trẻ em, đặc biệt là người chưa thành niên.
2.4.2.2. Hạn chế chủ quan
- Thứ nhất, nhận thức của một số cấp lãnh đạo địa phương, người dân, gia đình và trẻ em về lao động trẻ em vẫn còn hạn hẹp, theo đó, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đã được thực hiện, tuy nhiên thực tế người dân, người sử dụng lao động chưa nắm rõ pháp luật và các quy định của pháp luật về lao động trẻ em. Một số lãnh đạo địa phương chưa thực sự coi bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của mình nên còn chưa có biện pháp quản lý, theo dõi biến động để có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục hiệu quả.
- Thứ hai, chưa có điều tra, thống kê mang tính tổng thể về tình hình lao
động trẻ em nói chung và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm nói riêng nên chưa có một số liệu tổng thể về thực trạng của vấn đề này. Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa đầu tư nhân lực, tài chính vào hoạt động điều tra, thống kê, cập nhật số lượng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm trên địa bàn, một số địa phương chỉ điều tra, thống kê số lượng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm trên một số huyện, xã. Nhiều địa phương không nắm chắc được số lượng lao động trẻ em trên địa bàn quản lý, nhất là đối tượng trẻ em lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và trẻ em làm thuê giúp việc gia
đình. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định, lựa chọn đối tượng để thực hiện các hoạt động can thiệp, hỗ trợ cần thiết nhằm ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
- Thứ 3, đội ngũ cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở địa bàn thôn, bản, khu, ấp… chậm được kiện toàn, chưa đủ số lượng và chất lượng.