Định hướng chung của thành phố Hà Nội trong công tác phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Định hướng chung của thành phố Hà Nội trong công tác phòng

1023/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 với mục tiêu chính là nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em về lao động trẻ em; 100% trẻ em lao động trái quy định của pháp luật khi có thông báo, phát hiện được hỗ trợ, can thiệp kịp thời.

3.1.2. Định hướng chung của thành phố Hà Nội trong công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

Thực hiện Quyết định số 1023/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyết Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020; Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội ban hành kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 09/11/2016 thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2020 với các mục tiêu cụ thể sau:

- Thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em về lao động trẻ em; đảm bảo trẻ em có nguy cơ, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật được phát hiện, can thiệp, hỗ trợ kịp thời để hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

- 100% trẻ em lao động trái quy định của pháp luật khi có thông báo, phát hiện được hỗ trợ, can thiệp kịp thời.

Thực hiện Công văn số 666/BLĐTBXH-TE ngày 27/02/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác trẻ em năm 2020. Để tiếp tục triển khai thực hiện đạt mục tiêu, nhiệm vụ về công tác trẻ em năm 2020, chuẩn bị xây dựng các đề án, kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2020, trong đó tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động phòng, chống và giảm thiểu lao động trẻ em

3.2.1. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu tình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em

Nhằm tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, vận động sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong thực hiện thực hiện phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cán bộ, đáng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là chủ cơ sở sản xuất gia công, dịch vụ kinh doanh nhỏ về Bộ luật lao động, pháp luật bảo vệ trẻ em, các quy định về cấm sử dụng lao động trẻ em, giúp họ hiểu biết thêm về việc sử dụng trẻ em trong lao động, phân công trẻ em làm những công việc phù hợp độ tuổi và sức khỏe.

- Hai là, tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm tạo mối quan tâm, thúc đẩy sự thay đổi nhận thức và vận động sự tham gia của xã hội đối với công tác phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật.

- Ba là, nghiên cứu xây dựng và phát triển các chương trình, tài liệu, sản phẩm truyền thông về phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật.

- Năm là, huy động sự phối hợp của các tổ chức xã hội (Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội,…) với các ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn thành phố.

3.2.2. Nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động trẻ em động trẻ em

Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy nguy cơ rủi ro đối với lao động trẻ em đặc biệt là ở các hình thức tồi tệ nhất. Việt Nam đã thông qua hai công ước cơ bản của ILO liên quan đến lao động trẻ em, đó là Công ước về Tuổi tối thiểu được phép lao động (Công ước 138, 1973) và Công ước Cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

(Công ước 182, 1999). Hiện tại Chính phủ Việt Nam cũng đang nghiên cứu tham gia phê chuẩn Công ước 105 về “xóa bỏ lao động cưỡng bức”, 1957. Việc thông qua những công ước này, đặc biệt là Công ước số 138 và 182 của ILO, thể hiện sự cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc xóa bỏ lao động trẻ em và sự sẵn sàng của Chính phủ cam kết với quốc tế trong việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp và có thời hạn xác định nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, để bảo vệ, chăm sóc trẻ em, từng bước ngăn chặn và kiểm soát tình hình lao động trẻ em trên phạm vi toàn quốc, Chính phủ đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình như: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chương trình quốc gia về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện

độc hại và nguy hiểm, đề xuất xây dựng Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015…nhằm tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam.

Tuy nhiên trên thực tế, lao động trẻ em vẫn là hiện tượng phổ biến trên nhiều tình/thành phố trong cả nước, số lượng lao động trẻ em còn cao tuy đã có xu hướng giảm dần. Mặt khác mức độ lạm dụng lao động trẻ em diễn ra ngày càng phức tạp. Các hình thức lạm dụng lao động trẻ em đã tiến tới nhiều hình thức xâm hại gây thương tích nặng nề về thể xác và tinh thần của trẻ. Những hạn chế, vướng mắc đó cần được kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Nghiên cứu, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ pháp luật về lao động trẻ em có vai trò, ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần quan trọng giúp thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý và là công cụ để thực thi đúng, đủ, toàn diện, thống nhất, hợp lý và khoa học các chính sách, pháp luật đối với trẻ em. Thành phố Hà Nội cần tập trung vào các nội dung:

- Thường xuyên rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách đối với lao động trẻ em, cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn triển khai và đánh giá việc tổ chức tuyên truyền, triển khai các văn bản hướng dẫn trên địa bàn thành phố để từ đó xác định những mặt đạt được, mặt chưa đạt được để có giải pháp hoàn thiện. Trên cơ sở rà soát những điểm chưa phù hợp của chính sách và văn bản hướng dẫn đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Căn cứ vào quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn từ đó tiến hành tổng rà soát các đối tượng lao động là trẻ em nhằm kiện toàn hệ thống theo dõi, quản lý các đối tượng, đặc biệt là cập nhật vào phần mềm quản lý trẻ em của thành phố.

- Khi triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về lao động trẻ em trên địa bàn thành phố phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, từ việc soạn thảo,

ban hành kế hoạch, đến tuyên truyền, triển khai và phối hợp thực hiện phải phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển tổng thể chung về kinh tế, an sinh, xã hội trên địa bàn.

3.2.3. Xây dựng, thực hiện các chương trình, chính sách về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

Thứ nhất, trên cơ sở các Chương trình, chính sách Chính phủ đã xây dựng và thực hiện như: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chương trình quốc gia về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm,…, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các chương trình, chính sách có tính chiến lược, đa ngành về xóa bỏ lao động trẻ em, lao động trẻ em trong điều kiện tồi tệ với sự tham gia của nhiều ngành và các tổ chức xã hội dân sự. Chương trình, chính sách này cần đáp ứng ba yêu cầu cơ bản đó là:

- Phòng ngừa từ xa;

- Phát hiện sớm và can thiệp sớm để loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em rơi vào hoàn cảnh phải lao động kiếm sống trong điều kiện tồi tệ;

- Trợ giúp phục hồi cho lao động trẻ em để các em có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng và phát triển như những trẻ em bình thường khác.

Bên cạnh 3 yêu cầu nêu trên cũng cần có chính sách giải pháp cụ thể trợ giúp lao động trẻ em như học nghề miễn phí, hỗ trợ học văn hóa, tiếp cận các dịch vụ bảo vệ trẻ em và các dịch vụ phúc lợi xã hội, nhất là nhóm trẻ em có nguy cơ cao phải tham gia lao động.

Thứ hai, cần lồng ghép mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em, trẻ em lao động trong điều kiện tồi tệ vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các chương trình dự án có liên quan như:

- Chương trình giảm nghèo: Hiện có rất nhiều chương trình liên quan tới mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em trong điều kiện tồi tệ, trong đó coi trọng việc lồng ghép với chương trình giảm nghèo. Vì đói nghèo là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng lạm dụng lao động trẻ em. Chương trình giảm nghèo cần quan tâm đến các gia đình nghèo có trẻ em lao động, coi đó là một đối tượng ưu tiên trong việc tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ phát triển sản xuất vươn lên vượt qua nghèo đói và cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách bình đẳng và thuận lợi hơn.

- Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn (2021-2025) Các mục tiêu của chương trình cần hướng vào việc tạo ra những điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng các nhu cầu và đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đấu tranh chống mọi mối đe dọa đối với trẻ em, xây dựng một môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em và người chưa thành niên được hưởng sự bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện. Chương trình hành động mới cần kế thừa và phát huy những kết quả được thực hiện từ các giai đoạn trước, cần có những quy định cụ thể, rõ ràng và dễ thực hiện hơn đối với các mục tiêu về dinh dưỡng, giáo dục tiểu học, nước sạch vệ sinh môi trường và bảo vệ trẻ em. Các Chương trình hành động trong các giai đoạn trước còn nhiều mục tiêu đã đạt nhưng đạt với chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ. Vì vậy cần rút kinh nghiệm để thực hiện một Chương trình hành động mới, kết hợp với chương trình mục tiêu quốc gia và các chiến lược quốc gia về bảo vệ trẻ em khác để đạt được kết quả vững chắc hơn trong giai đoạn tới.

3.2.4. Củng cố, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và tổ chức thực thi luật pháp, chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em và tổ chức thực thi luật pháp, chính sách

Sự thiếu hụt về đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đỏi hỏi phải được củng cố, tăng cường để ít nhất mỗi xã có một cán bộ xã hội làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em theo quyết định số 32/2020/QĐ-TTg của

Thủ Tướng Chính phủ, cấp huyện ít nhất có được 1 cán bộ xã hội chuyên trách làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ( vì nay có đến 1/3 số huyện, cán bộ này đang còn kiêm nhiệm công việc khác).

Mặt khác cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hiện tại, vì đa phần số cán bộ này chưa được đào tạo cơ bản về công tác xã hội, họ đang làm việc theo kinh nghiệm và bản năng sẵn có của họ. Do vậy, song song với việc từng bước thay thế số cán bộ chưa được đào tạo cơ bản về công tác xã hội hiện nay bằng đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản về công tác xã hội cũng cần phải tập huấn ngắn hạn về những kiến thức cơ bản của công tác xã hội , nhất là công tác xã hội với trẻ em cho đội ngũ cán hộ hiện tại, chú trọng tập huấn cho độingũ công tác viên, cán bộ làm công tác trẻ em cấp cơ sở. Phương thức tập huấn tốt nhất hiện nay là đề xuất cấp trung ương phối hợp với các trường đại học nghiên cứu xây dựng tài liệu tập huấn, tổ chức đào tạo giảng viên nguồn cho các địa phương (đào tạo TOT), sau đó các địa phương sử dụng đội ngũ giảng viên nguồn tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và đội ngũ cộng tác viên.

3.2.5. Đẩy mạnh xã hội hóa thực hiện phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em động trẻ em

Thành phố Hà Nội cần yêu cầu các xã/phường cam kết thực hiện ngăn ngừa lao động trẻ em, chống bệnh thành tích. Bố trí thêm ngân sách địa phương, huy động các nguồn tài chính từ cộng đồng cho các hoạt động ngăn ngừa lao động trẻ em trên địa bàn.

Việc tổ chức thực hiện các chính sách, luật pháp cần được triển khai thực hiện đồng bộ hơn, bên cạnh yếu tố con người thì kinh phí để thực hiện cũng rất quan trọng, do vậy cấp trung ương và địa phương cần quan tâm bố trí nguồn lực để thực hiện. Vì thực tế trong những năm qua chúng ta có chương trình phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em, song nguồn lực quá

ít nên hiệu quả chưa cao và vẫn còn nhiều trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc độc hại, nguy hiểm. Mặt khác các cấp chính quyền cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này.

3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật lao động trẻ em hợp vi phạm pháp luật lao động trẻ em

Thứ nhất, cần tiếp tục đẩy mạnh thanh tra lao động và các dịch vụ có liên quan, thông qua tập huấn đặc biệt cho các thanh tra viên để phát hiện những lạm dụng trong việc làm hoặc công việc của trẻ em và thanh, thiếu niên và trừng trị những lạm dụng xảy ra; Rà soát tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh gia công, dịch vụ trên địa bàn nhằm xử lý nghiêm minh tình trạng vi phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh và sử dụng lao động trẻ em trái phép.

Thứ hai, tăng cường các dịch vụ để cải thiện và thanh tra đào tạo trong những doanh nghiệp.

Thứ ba, nhấn mạnh vai trò của thanh tra viên tập trung trong việc cung cấp các thông tin và tư vấn về những phương pháp có hiệu quả trong việc tuân thủ pháp luật và việc cưỡng chế thi hành pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)