Nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 98 - 100)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động

pháp luật.

- Năm là, huy động sự phối hợp của các tổ chức xã hội (Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội,…) với các ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn thành phố.

3.2.2. Nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động trẻ em động trẻ em

Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy nguy cơ rủi ro đối với lao động trẻ em đặc biệt là ở các hình thức tồi tệ nhất. Việt Nam đã thông qua hai công ước cơ bản của ILO liên quan đến lao động trẻ em, đó là Công ước về Tuổi tối thiểu được phép lao động (Công ước 138, 1973) và Công ước Cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

(Công ước 182, 1999). Hiện tại Chính phủ Việt Nam cũng đang nghiên cứu tham gia phê chuẩn Công ước 105 về “xóa bỏ lao động cưỡng bức”, 1957. Việc thông qua những công ước này, đặc biệt là Công ước số 138 và 182 của ILO, thể hiện sự cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc xóa bỏ lao động trẻ em và sự sẵn sàng của Chính phủ cam kết với quốc tế trong việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp và có thời hạn xác định nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, để bảo vệ, chăm sóc trẻ em, từng bước ngăn chặn và kiểm soát tình hình lao động trẻ em trên phạm vi toàn quốc, Chính phủ đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình như: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chương trình quốc gia về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện

độc hại và nguy hiểm, đề xuất xây dựng Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015…nhằm tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam.

Tuy nhiên trên thực tế, lao động trẻ em vẫn là hiện tượng phổ biến trên nhiều tình/thành phố trong cả nước, số lượng lao động trẻ em còn cao tuy đã có xu hướng giảm dần. Mặt khác mức độ lạm dụng lao động trẻ em diễn ra ngày càng phức tạp. Các hình thức lạm dụng lao động trẻ em đã tiến tới nhiều hình thức xâm hại gây thương tích nặng nề về thể xác và tinh thần của trẻ. Những hạn chế, vướng mắc đó cần được kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Nghiên cứu, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ pháp luật về lao động trẻ em có vai trò, ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần quan trọng giúp thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý và là công cụ để thực thi đúng, đủ, toàn diện, thống nhất, hợp lý và khoa học các chính sách, pháp luật đối với trẻ em. Thành phố Hà Nội cần tập trung vào các nội dung:

- Thường xuyên rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách đối với lao động trẻ em, cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn triển khai và đánh giá việc tổ chức tuyên truyền, triển khai các văn bản hướng dẫn trên địa bàn thành phố để từ đó xác định những mặt đạt được, mặt chưa đạt được để có giải pháp hoàn thiện. Trên cơ sở rà soát những điểm chưa phù hợp của chính sách và văn bản hướng dẫn đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Căn cứ vào quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn từ đó tiến hành tổng rà soát các đối tượng lao động là trẻ em nhằm kiện toàn hệ thống theo dõi, quản lý các đối tượng, đặc biệt là cập nhật vào phần mềm quản lý trẻ em của thành phố.

- Khi triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về lao động trẻ em trên địa bàn thành phố phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, từ việc soạn thảo,

ban hành kế hoạch, đến tuyên truyền, triển khai và phối hợp thực hiện phải phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển tổng thể chung về kinh tế, an sinh, xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)