Khuyến nghị đối với các gia đình có lao động trẻ em hoặc có nguy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 106 - 118)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.5. Khuyến nghị đối với các gia đình có lao động trẻ em hoặc có nguy

nguy cơ cao

Gia đình là nơi chăm sóc và bảo vệ trẻ em đầu tiên khi trẻ chào đời vì vậy hơn ai hết, gia đình phải là nơi hiểu biết rõ nhất về tác hại của việc lạm dụng lao động trẻ em. Việc cho trẻ em lao động quá sớm hoặc lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm là ảnh hưởng tới quyền được học tập, vui chơi, phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của trẻ. Vì vậy đối với gia đình đề tài có một số khuyến nghị sau:

- Gia đình cần tìm hiểu để biết về các quyền cơ bản của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em .

- Xây dựng gia đình hành phúc là biện pháp quan trọng, trực tiếp, hạn chế tình trạng trẻ em bỏ nhà ra đi. Gia đình lung lay hoặc sự đổ vỡ của gia đình cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hành vi, nhân cách và lối sống của trẻ. Và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em chán học, bỏ nhà đi lao động kiếm sống.

- Cần chủ động tìm hiểu về tâm lý, nhu cầu và nguyện vọng của trẻ em để có biện pháp hỗ trợ, chia sẻ và động viên trẻ kịp thời trong từng giai đoạn phát triển của trẻ; tránh mọi biểu hiện ngược đãi, xâm hại, bạo lực và sao nhãng đối với con cái.

- Sống gương mẫu và tạo mọi điều kiện có thể để cho trẻ em được học tập và phát triển toàn diện, Trau dồi kiến thức về nuôi dạy con tốt và thực hành các kỹ năng sống

- Không bắt con cái làm việc khi còn quá nhỏ tuổi, trong trường hợp cần thiết phải yêu cầu con cái tham gia làm việc cùng gia đình thì cũng không nên bắt trẻ làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Hãy luôn là người bạn thân thiết và đồng hành với trẻ. Trong trường hợp trẻ em làm việc xa gia đình, cần thường xuyên liên hệ với trẻ và sẵn sàng bảo vệ trẻ khi trẻ có nguy cơ bị ngước đãi, xâm hại, bạo lực.

KẾT LUẬN

Thực tế cho thấy, rất khó để xoá bỏ hoàn toàn tình trạng lao động trẻ em ở Việt Nam nói chung và tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, vì trên thực tế trẻ em còn phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, gia đình thiếu thốn và không đủ điều kiện để sống, học tập và phát triển. Như đã phân tích ở trên, lao động trẻ em không chỉ gồm có các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn mà cả những em gia đình khá giả cũng tham gia lao động bởi nhiều nguyên nhân.

Vì vậy, vấn đề lao động trẻ em không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Lao động trẻ em là vấn đề không chỉ của một quốc gia đơn lẻ. Việc ngăn ngừa và giải quyết vấn đề lao động trẻ em cũng không chỉ bằng một biện pháp, một chính sách nào đó, đòi hỏi sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng trong nước và quốc tế và cũng cần có một chiến lược toàn diện về xóa bỏ lao động trẻ em trong điều kiện tồi tệ nhất.

Lao động trẻ em phải đối mặt với nhiều rủi ro, dễ bị lạm dụng: thời gian làm việc kéo dài, tiền công thấp, dễ bị bắt nạt, bị dụ dỗ vào con đường tội phạm hoặc tệ nạn xã hội, bị lạm dụng tình dục. Bên cạnh việc học hành bị dở dang, các em còn không có thẻ bảo hiểm y tế, xã hội và không được sự quan tâm, bảo vệ một cách đầy đủ từ phía phía chính quyền và các tổ chức xã hội. Ngay cả bản thân gia đình các em cũng không ý thức được những rủi ro và thiệt thòi mà các em đang gánh chịu. Điều này ảnh hưởng đến các quyền học tập, vui chơi giải trí và các phúc lợi của trẻ em. Đây là vấn đề bức xúc đặt ra cho công tác quản lý. Trong giai đoạn vừa qua, với sự nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách, sự nỗ lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp, nước ta bước đầu đã hình thành một hệ thống chính sách pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy vậy, cũng còn nhiều vấn

đề bất cập cần được sửa đổi bổ sung và cần được cụ thể hoá cho việc thực thi được thuận lợi hơn.

Đề tài “Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã nêu được khái quát về cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý nhà nước về lao động trẻ em bao gồm các khái niệm, thuật ngữ, sự cần thiết phải quản lý nhà nước về lao động trẻ em, nội dung quản lý nhà nước về lao động trẻ em cũng như những bài học kinh nghiệm của một số thành phố của các quốc gia có thể áp dụng về phòng ngừa và khắc phục tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đề tài cũng đã nêu được bức tranh toàn cảnh về thực trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như thực trạng quản lý nhà nước ở lĩnh vực này, bao gồm các mặt: Thực hành luật pháp, chính sách; công tác tổ chức bộ máy cán bộ quản lý; tổ chức triển khai, thực thi chính sách; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý sai phạm trong các trường hợp lạm dụng, làm sai pháp luật quy định về sử dụng lao động trẻ em. Luận văn cũng nêu được những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như những thách thức đặt ra đối với công tác này.

Luận văn đưa ra các giải pháp chính nhằm nâng cáo hiệu quả quản lý nhà nước để ngăn ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em nói chung và quán lý nhà nước về lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, bao gồm: Giải pháp về hoàn thiện luật pháp, chính sách; giải pháp về kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về sử dụng lao động trẻ em. Đề tài cũng đưa ra các dự báo về xu hướng lao động trẻ em trong giai đoạn thực hiện các mục tiêu thiên niên kỉ, tăng trưởng kinh tế và thời kì đô thị hóa.

Để phòng chống bóc lột lao động trẻ em, thực hiện “cuộc chiến xoá bỏ tình trạng lao động trẻ em trong điều kiện tồi tệ nhất” ở nước ta đạt hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi các nhà nước, các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng cùng chung tay góp sức thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo đảm mỗi trẻ em sinh ra đều được hưởng đầy đủ quyền từ bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực và bóc lột trẻ em nhằm mang lại cho trẻ em một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trẻ em cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp từ truyền thông, nâng cao nhận thức của trẻ em, gia đình và xã hội về vấn đề lao động trẻ em; hoàn thiện luật pháp, chính sách đến việc củng cố, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; song song với các biện pháp trên cũng cần hoàn thiện hệ thống dịch vụ trợ giúp trẻ em va tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trưởng hợp lao động trẻ em, để đảm bảo mọi trẻ em đều được phòng ngừa khỏi tình trạng phải lao động kiếm sống; phát hiện sớm và can thiệp giảm thiểu nguy cơ cho nhóm trẻ em có nguy cơ cao phải lao động; trợ giúp trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoà nhập cộng đồng./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Thuật ngữ bảo vệ trẻ em, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội

2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2009), Văn kiện Dự án Hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chương trình về xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Hà Nội

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UNICEF Việt Nam (2009),

Xây dựng Môi trường Bảo vệ Trẻ em ở Việt Nam: Đánh giá luật pháp và chính sách bảo vệ trẻ em

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và ILO (2010), Báo cáo kết quả điều tra về lao động trẻ em tại 8 tỉnh, thành phố, Hà Nội

5. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2010), Văn kiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo thực hiện quyết định số 19/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phòng ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục, trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010, Hà Nội

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Báo cáo đánh giá thực trạng, điều kiện làm việc của trẻ em tham gia học nghề, tham gia lao động tại các làng nghề truyền thống ở một số tỉnh, thành phố Việt Nam, Hà Nội

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Báo cáo Nghiên cứu “Khảo sát về kiến thức, thái độ và hành vi (KAP) về lao động trẻ em”, Hà Nội

10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Báo cáo kết quả khảo sát ban đầu của dự án kỹ thuật tăng cường năng lực quốc gia nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam (Enhance) (2014-2019)

11. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Dự thảo chương trình xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em giai đoạn (2015 - 2020).

12.Các Mác - Ph. Ăng ghe (2010), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

13. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (2011), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Hà Nội

14. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (2012), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Hà Nội

15. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (2012), Báo cáo kết quả thực hiện dự án hỗ trợ trẻ em lang thang (pha 2), Hà Nội

16. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (2012), Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện thí điểm hệ thống bảo vệ trẻ em, Hà Nội

17. Cục Việc làm (2008), Báo cáo khảo sát về lao động trẻ em trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở Hà Nội, Hà Nội

18. Chỉ thị số 20/CT-TW, ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

19. Đặng Thị Bích Thủy (2010), Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam, Hà Nội

20. Đặng Nam (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

21. Lê Bạch Dương (2002), Nghiên cứu về mại dâm trẻ em ở Việt Nam, Hà Nội

22. Nguyễn Hải Hữu (2010), Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Tình hình lao động trẻ em”, Hà Nội

23. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, Hà Nội

24. Nguyễn Bao Cường (2015), Quản lý và ngăn ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội

25. Liên hiệp quốc (1989), Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012

27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2015), Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật trẻ em số 102/2016/QH16 ngày 05/4/2016

29. Tổ chức lao động Quốc tế ILO (1999), Công ước 182 về “Cấm và hành động ngay lập tức loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất”

30. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1973), Công ước số 138 về “Quy định tuổi tối thiểu được đi làm việc”

31. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (2009), Báo cáo khảo sát về trẻ em làm thuê giúp việc gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội

32. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (2009), Bộ tài liệu tập huấn về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, Hà Nội

33. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO và các đối tác, Tìm hiểu tình hình trẻ em lao động tại Việt Nam, 2009

34. Tổ chức lao động Quốc tế ILO, UNICEF và Ngân hàng thế giới(2009), Tìm hiểu tình hình trẻ em lao động tại Việt Nam

35. Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển (Save the Children Sweden) cộng tác với Khoa Tâm lý học (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội) (2000), Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình

37. UNICEF tại Việt Nam (2009), Báo cáo tình trạng trẻ em thế giới, Hà Nội

38. UNICEF tại Việt Nam (2010), Tình hình trẻ em ở Việt Nam, Hà Nội 39. International Labour Organization (2004), Child Labour: A Textbook for University Students, pp 196-202.

PHỤ LỤC 1 1. Nhóm nghiên cứu số 1 (N1)

a) Thời giờ làm việc (theo nhóm tuổi)

- Người dưới 13 tuổi: tham gia hoạt động kinh tế với công việc được quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-LĐTBXH, mục quy định cụ thể Danh mục công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc (xem Hộp 2), và các công việc thuộc các trường hợp loại trừ quy định tại Điều 5-3, của Công ước 138. Tuy nhiên, thời giờ làm các công việc và hoạt động kinh tế được cho phép đó không được quá 04 giờ vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu và không được quá 20 giờ trong tuần tham chiếu.

- Người từ đủ 13 - 14 tuổi: tham gia hoạt động kinh tế với công việc được quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-LĐTBXH, mục quy định cụ thể Danh mục công việc được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc (xem Hộp 1) và mục quy định cụ thể Danh mục công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc (xem Hộp 2). Tuy nhiên, thời giờ làm các công việc và hoạt động kinh tế được cho phép đó không được quá 04 giờ vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu và không được quá 20 giờ trong tuần tham chiếu.

- Người từ đủ 15 - 16 tuổi: tham gia bất kỳ hoạt động kinh tế nào từ 8 giờ trở lên vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu và từ 40 giờ trở lên trong tuần tham chiếu.

b) Loại công việc và nơi làm việc:

- Đối với người dưới 13 tuổi: Làm các công việc trái với quy định tại khoản 3 điều 164 Bộ Luật Lao động và tại Thông tư số 11/2013/TT- LĐTBXH) (xem Hộp 2); làm các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên quy định tại khoản 4 Điều 163 Bộ Luật Lao động; khoản 1, khoản 2 Điều 165 Bộ Luật Lao động.

- Đối với người từ đủ 13 tuổi - 14 tuổi: Làm các công việc trái với quy định tại khoản 1 điêu 164 của Bộ Luật Lao động và tại Thông tư số

11/2013/TT-LĐTBXH (xem Hộp 1 và Hộp 2); làm các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên quy định tại khoản 4 Điều 163 Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 106 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)