Những vấn nạn đối với lao động trẻ em trên địa bàn khảo sát thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Những vấn nạn đối với lao động trẻ em trên địa bàn khảo sát thành

thành phố Hà Nội

Xét ở một chừng mực nào đó khi trẻ em tham gia lao động, góp phần tạo ra của cải vật chất, thì cũng làm tăng thêm thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân trẻ em, gia đình, tổ chức, cá nhân.

Đối với những gia đình nơi đây có thu nhập dưới mức trung bình và trong điều kiện kinh tế kém phát triển thì việc tham gia của trẻ em trong các công việc gia đình như: chăn nuôi, trồng trọt, các công việc nhà nông khác cũng góp phần quan trọng giúp cha mẹ yên tâm lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình.

Nhiều làng nghề truyền thống ở địa bàn nghiên cứu cũng cần có những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của các em để làm nên những sản phẩm không chỉ để sử dụng trong gia đình mà còn làm tăng thêm thu nhập và tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Với những trẻ em không có khả năng theo học các lớp học cao hơn như đại học hoặc trên đại học, có nhu cầu tìm kiếm việc làm thì lao động một mặt sẽ giúp các em phát triển thể lực, trí lực, cơ bắp và hình thành nhân cách con người, mặt khác nó góp phần khuyến khích, động viên các em hăng say lao động để tạo ra thu nhập đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bản thân, giúp đỡ gia đình và tránh xa các tệ nạn xã hội.

Tuy nhiên, lao động trẻ em tại Hà Nội là một hiện tượng của sự không ổn định về kinh tế. Từ đó sẽ tạo ra những trở ngại lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung và tại Hà Nội nói riêng như: mất ổn định về an ninh kinh tế, về trật tự xã hội, ảnh hưởng tới hoạt động thương mại quốc tế trong trường hợp trẻ em tham gia sản xuất hàng hoá xuất khẩu, vì cộng đồng quốc tế không khuyến khích trẻ em lao động. Các em thiếu hiểu biết và nhận thức

xã hội sẽ hình thành những người lao động trong tương lai thiếu sự phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần và xã hội. Lao động trẻ em sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia khiến cho năng lực cạnh tranh của quốc gia đó giảm sút khi tham gia vào thị trường thế giới.

Ngoài ra, tác động đến một loạt các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với vấn đề lao động sớm trẻ em.

2.2.3.1. Đối với bản thân trẻ em

- Thứ nhất, bệnh tật và sự kém phát triển về thể chất:

Những mối nguy hại đe doạ trẻ em tại địa bàn Hà Nội nghiên cứu thay đổi tuỳ thuộc vào loại hình lao động, môi trường lao động và điều kiện lao động. Tuy nhiên cũng có thể kể ra một số nguy hại chung đe doạ phần lớn trẻ em như điều kiện vệ sinh kém tại khác khu chợ và trong các doanh nghiệp nhỏ lẻ của 09 xã thuộc 04 huyện, không có phương tiện bảo hộ lao động hoặc có nhưng không đạt yêu cầu, không gian và thiết bị lao động không phù hợp, máy móc và công cụ lao động cũ kỹ và hỏng hóc, những căng thẳng, áp lực về thể lực về tinh thần đối với các em.

Trẻ em làm việc tại các xí nghiệp, xưởng chế tác, lò đóng gạch tại huyện Gia Lâm trong những nghề nguy hiểm phải tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại, bụi, khói và khí độc, các tác nhân lý học và sinh học độc hại, các ngưỡng giới hạn được phép tiếp xúc không được tuân thủ. Một tỷ lệ rất lớn trẻ em bị tổn thương do lao động. Những chấn thương nghề nghiệp thường gặp là bị tai nạn lao động, bị nhiễm trùng mắt, viêm da, rối loạn hệ hô hấp, cảm nhiệt, ngộ độc do sử dụng hoá chất và thuốc trừ sâu…Do phải làm những công việc nặng nhọc, quá sức dẫn đến các em dễ bị lao lực, suy dinh dưỡng, chứng thiếu chất, thể lực phát triển không bình thường.

Mặc dù là những nạn nhân của những tai nạn lao động, suy dinh dưỡng, bệnh tật liên quan đến lao động nhưng trong phần lớn các trường hợp, những

trẻ em này không được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ một cách tương xứng. Những yếu tố nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, đến sự phát triển về thể chất của các em tại Hà Nội.

- Thứ hai, khủng hoảng về tinh thần, lệch lạc về nhân cách, kém phát triển về trí tuệ:

Một điều không thể phủ nhận là khi trẻ em tham gia lao động sớm tại Hà Nội thì các em sẽ không còn thời gian dành cho học tập, vui chơi, giải trí và ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội tiên tiến để tiếp thu, nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng sống. Bên cạnh việc phải tham gia lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thường xuyên các em phải đối mặt với sự đối xử bất công, bị phân biệt đối xử, bị xâm hại về thể chất, tinh thần và nhiều trường hợp các em bị lạm dụng về tình dục, thậm chí nhiều em còn là nạn nhân của ngành “công nghiệp tình dục” như đã nêu ở trên, trong khi các em còn non nớt về trí tuệ, hạn chế về kinh nghiệm sống, hạn chế về khả năng chống chọi thì những yếu tố nêu trên tác động dễ làm cho các em sa ngã, lao vào những tệ nạn xã hội, hoặc bị khủng hoảng về tinh thần, tha hoá về đạo đức, lối sống.

Như vậy, lao động trẻ em sống tại Hà Nội ngoài hậu quả ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển về thể chất, còn ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển về tinh thần, trí tuệ và nhân cách của các em.

- Thứ ba, tác động về tâm lý:

Trong một số trường hợp, hậu quả tâm lý gây ra cho lao động trẻ em tại 04 địa bàn Hà Nội có thể bao gồm: chậm phát triển về trí tuệ, thiếu tự tin, khó hòa nhập xã hội; gặp khó khăn trong việc tạo lập các mối quan hệ, suy giảm lòng tự tin; có thái độ bạo lực hoặc tâm trạng trầm cảm, lo lắng, thậm chí có ý định tự hủy hoại bản thân...

Trong nhiều trường hợp, khả năng nhận thức của trẻ em ở đây bị ảnh hưởng do công việc mà trẻ phải làm, ví dụ như suy giảm năng lực nhận thức, giao tiếp và thực hành - những yếu tố cốt yếu để thích nghi xã hội và có cuộc sống tốt đẹp.

- Thứ năm, tác động về giáo dục:

Lao động nặng nhọc hoặc nhiều thời gian có thể khiến trẻ em tại địa bàn nghiên cứu Hà Nội phải bỏ học sớm hoặc giảm khả năng tiếp thu trong quá trình học tập. Tuy nhiên, phổ biến hơn là lao động tước đi của trẻ em thiếu thời gian cần thiết cho việc học tập, và vì vậy thành tích học tập của các em sút giảm, kỹ năng học tập yếu, bị thụt lùi so với bạn bè, bị bỏ mặc hoặc gặp khó khăn khi hòa nhập với bạn học.

- Thứ sáu, tác động về kinh tế - xã hội:

Lao động trẻ em tại Hà Nội ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập của trẻ, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc nắm bắt các cơ hội kinh tế- xã hội của trẻ về sau. Nói cách khác, lao động trẻ em tước đoạt cơ hội của trẻ thoát khỏi vòng đói nghèo do trước đó nó đã tước đoạt của trẻ cơ hội học tập.

2.2.3.2. Đối với gia đình và xã hội

- Thứ nhất, đối với gia đình:

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng thế hệ trẻ của đất nước, trẻ em sinh ra và lớn lên trong những gia đình bắt buộc phải lao động sớm, nhất là bị bắt buộc lao động và lao động quá sức, dễ có những tình cảm tiêu cực đối với chính gia đình của mình. Nhiều trường hợp trẻ em cho rằng cha mẹ và gia đình chúng coi chúng là công cụ kiếm tiền và không thương chúng; trong tương lai trẻ có khuynh hướng không coi trọng vị trí của gia đình.

Những rủi ro mà trẻ em gặp phải trong quá trình lao động như thương tích, tai nạn, chấn thương tâm lý… đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của gia đình. Trong nhiều trường hợp trẻ em bị thương tích do lao động trở thành

gánh nặng suốt đời cho gia đình, thành sự ân hận và nuối tiếc không thể nguôi ngoai cho cha mẹ cùng người thân.

- Thứ hai, đối với xã hội:

Trẻ em là tương lai của xã hội, tất cả những ảnh hưởng tiêu cực của lao động sớm lên sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ em đều trực tiếp tác động đến sự phát triển của xã hội trong hiện tại và tương lai.

Những hậu quả tiêu cực của lao động sớm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em làm gia tăng gánh nặng cho xã hội về mặt y tế, chăm sóc sức khỏe và phục hồi về chức năng tâm sinh lý.

Bản thân một xã hội không thể được đánh giá là phát triển và tiến bộ khi vẫn còn tình trạng trẻ em phải tham gia lao động sớm.

Lao động trẻ em tại Hà Nội không chỉ tác động tiêu cực đến bản thân các em như đã nêu ở trên mà còn gây ra những hậu quả bất lợi cả cho trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển của mỗi gia đình và toàn xã hội. Nếu tình trạng này diễn ra phổ biến thì không chỉ là một sự thiệt thòi lớn với bản thân và gia đình các em mà còn là một nguy cơ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và của cả cộng đồng. Một vấn đề mà không thể không tính đến đó là: do các em bị khủng hoảng về tinh thần, lệch lạc về nhân cách như đã nêu trên đây, có thể làm cho các em lao vào các tệ nạn xã hội, phá vỡ sự bình yên của gia đình, nảy sinh tư tưởng chống đối xã hội và từ đó có thể dẫn đến con đường phạm tội. Đó sẽ là là một thách thức, một gánh nặng cho gia đình và xã hội

Mặt khác, lao động trẻ em luôn là vòng luẩn quẩn của nghèo đói và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Theo các chuyên gia nghiên cứu về đói nghèo, vòng luẩn quẩn nghèo đói được mô tả: nghèo đói-> thất học/dân trí thấp -> lao động giản đơn -> thu nhập thấp -> không có cơ hội tiếp cận các dịch vụ kinh tế, xã hội cơ bản -> nghèo đói. Trẻ em nghèo sống

trong gia đình nghèo và các gia đình này thường là đông con nên tham gia lao động từ rất sớm. Trẻ em nghèo có nhiều nguy cơ trở thành trẻ em lang thang, lao động sớm, bị mua bán, bị xâm hại… Như vậy, lao động trẻ em trong các gia đình nghèo sẽ luôn nằm trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Trường hợp trẻ em lao động sớm nếu không giải quyết kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của các em mà còn để lại gánh nặng cho xã hội, bởi khi các em đi làm quá sớm, không được chuẩn bị nền kiến thức cơ bản, không có tay nghề, ít kỹ năng sống, kinh nghiệm xã hội không có thì chắc chắn các em không lựa chọn được những công việc tốt, có tương lai. Như thế, vòng luẩn quẩn của nghèo đói sẽ theo các em suốt đời. Đã đến lúc các cấp, các ngành, các địa phương cần vào cuộc một cách tích cực; trong đó chú trọng đến công tác tuyên truyền vận động, tạo điều kiện để giúp các em vừa học vừa làm; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, làm tốt việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất trẻ em xuất thân từ những gia đình nghèo phải bươn chải kiếm sống sớm.

2.3. Thực trạng phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.3.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật

UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức, người sử dụng lao động, cha mẹ và trẻ em thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với nhiều đối tượng, tình hình thực tế của địa phương.

- Cấp Thành phố:

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND Thành phố và căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các Sở, ban, ngành Thành phố đã làm tốt công tác truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến vấn đề phòng ngừa, giảm

thiểu lao động trẻ em đặc biệt triển khai Luật Lao động năm 2012, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định số 56/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Thông tư số 10/2013/TT-LĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên và Thông tư số 11/2013/TT-LĐTBXH ngày 11/6/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc...

Thông qua các hoạt động cao điểm của Thành phố như Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (Tháng 5), Tháng hành động vì trẻ em (từ 01/6 đến 30/6), Ngày thế giới phòng chống lao động trẻ em (12/6), Diễn đàn trẻ em, Tết Trung thu, Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới...UBND Thành phố lồng ghép để tuyên truyền đến các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động, người dân nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng và xã hội về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

+ Liên đoàn Lao động Thành phố: tổ chức 05 chiến dịch truyền thông; phối hợp với cơ quan Phát thanh và Truyền hình Trung ương, Thành phố xây dựng 59 bản tin; phối hợp với cơ quan báo chí xây dựng 154 tin bài; in ấn và cấp phát 8000 cuốn sách về lao động trẻ em; tổ chức 44 cuộc hội thảo, hội nghị có nội dung liên quan đến chủ đề phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ, giảm thiểu lao động trẻ em, trẻ em tham gia lao động và trẻ em có nguy cơ.

+ Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Từ năm 2016 đến năm 2019, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã in và cấp phát 196.000 sản phẩm truyền thông các loại (tờ rơi, áp phích, poster, lịch) tuyên truyền về Luật Trẻ em, phòng, chống xâm hại/lạm dụng trẻ em, lao động trẻ em, cấp phát 14.000 cuốn Sổ theo dõi trẻ em trong hộ gia đình cho đội ngũ cộng tác viên làm công

tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các thôn, tổ dân phố để thu thập, ghi chép thông tin liên quan đến trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng trong đó có trẻ em lao động trái quy định của pháp luật, trẻ em tham gia lao động, nhóm trẻ em có nguy cơ lao động trái quy định của pháp luật. Trong năm 2020, Sở sẽ tiếp tục in và cấp phát 1.500 cuốn tài liệu hướng dẫn thu thập thông tin, đánh giá và công nhận xã phường thị trấn phù hợp với trẻ em, trong đó có nội dung hướng dẫn việc thu thập thông tin, đánh giá về các tiêu chí liên quan đến phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

+ Sở cũng đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội xây dựng 13 phóng sự, trailer; 105 chuyên mục, chuyên đề trên báo Hà Nội mới, tạp chí Gia đình và Trẻ em, báo Phụ nữ Thủ đô tuyên truyền về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, trong đó có lồng ghép nội dung tuyên truyền về Chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)