Xây dựng, thực hiện các chương trình, chính sách về phòng ngừa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 100 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Xây dựng, thực hiện các chương trình, chính sách về phòng ngừa,

ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

Thứ nhất, trên cơ sở các Chương trình, chính sách Chính phủ đã xây dựng và thực hiện như: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chương trình quốc gia về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm,…, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các chương trình, chính sách có tính chiến lược, đa ngành về xóa bỏ lao động trẻ em, lao động trẻ em trong điều kiện tồi tệ với sự tham gia của nhiều ngành và các tổ chức xã hội dân sự. Chương trình, chính sách này cần đáp ứng ba yêu cầu cơ bản đó là:

- Phòng ngừa từ xa;

- Phát hiện sớm và can thiệp sớm để loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em rơi vào hoàn cảnh phải lao động kiếm sống trong điều kiện tồi tệ;

- Trợ giúp phục hồi cho lao động trẻ em để các em có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng và phát triển như những trẻ em bình thường khác.

Bên cạnh 3 yêu cầu nêu trên cũng cần có chính sách giải pháp cụ thể trợ giúp lao động trẻ em như học nghề miễn phí, hỗ trợ học văn hóa, tiếp cận các dịch vụ bảo vệ trẻ em và các dịch vụ phúc lợi xã hội, nhất là nhóm trẻ em có nguy cơ cao phải tham gia lao động.

Thứ hai, cần lồng ghép mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em, trẻ em lao động trong điều kiện tồi tệ vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các chương trình dự án có liên quan như:

- Chương trình giảm nghèo: Hiện có rất nhiều chương trình liên quan tới mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em trong điều kiện tồi tệ, trong đó coi trọng việc lồng ghép với chương trình giảm nghèo. Vì đói nghèo là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng lạm dụng lao động trẻ em. Chương trình giảm nghèo cần quan tâm đến các gia đình nghèo có trẻ em lao động, coi đó là một đối tượng ưu tiên trong việc tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ phát triển sản xuất vươn lên vượt qua nghèo đói và cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách bình đẳng và thuận lợi hơn.

- Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn (2021-2025) Các mục tiêu của chương trình cần hướng vào việc tạo ra những điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng các nhu cầu và đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đấu tranh chống mọi mối đe dọa đối với trẻ em, xây dựng một môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em và người chưa thành niên được hưởng sự bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện. Chương trình hành động mới cần kế thừa và phát huy những kết quả được thực hiện từ các giai đoạn trước, cần có những quy định cụ thể, rõ ràng và dễ thực hiện hơn đối với các mục tiêu về dinh dưỡng, giáo dục tiểu học, nước sạch vệ sinh môi trường và bảo vệ trẻ em. Các Chương trình hành động trong các giai đoạn trước còn nhiều mục tiêu đã đạt nhưng đạt với chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ. Vì vậy cần rút kinh nghiệm để thực hiện một Chương trình hành động mới, kết hợp với chương trình mục tiêu quốc gia và các chiến lược quốc gia về bảo vệ trẻ em khác để đạt được kết quả vững chắc hơn trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)