Hoàn thiện cơ chế đánh giá năng lực công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 88 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Hoàn thiện cơ chế đánh giá năng lực công chức cấp xã

Đánh giá đúng năng lực công chức là một việc làm rất khó, nhưng đây là một khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay.

Thực tế những năm vừa qua cho thấy, các cơ quan sử dụng nguồn nhân lực nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng thường áp dụng cơ chế đánh giá năng lực công chức chủ yếu dựa vào bằng cấp, bằng cấp càng cao càng được trọng dụng nhưng chưa xem xét đến góc độ bằng cấp có được bằng con đường nào và kiến thức thực tế của công chức hiện tại ra sao.

Chính điều này đã tạo ra tình trạng các công chức “đua nhau” lấy bằng cấp dưới mọi hình thức để được lên lương, để được trọng dụng mà không quan tâm đến chất lượng học tập, làm cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngày càng kém hiệu quả.

Đánh giá đúng và chính xác năng lực của công chức là căn cứ để bố trí, sử dụng công chức đúng sở trường, là căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện công chức. Để đánh giá đúng năng lực công chức cần phải thu thập, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Cấp trên, bạn bè, đồng nghiệp, những tổ chức đoàn thể mà công chức tham gia sinh hoạt, phải mở rộng đánh giá nhận xét bằng cách lấy phiếu thăm dò hoặc góp ý trực tiếp từ nhiều mối quan hệ khác nhau và xem đây là nguồn thông tin quan

trọng để xem xét đánh giá năng lực của công chức, tránh trường hợp chỉ dựa vào bằng cấp.

Có đánh giá đúng và chính xác năng lực của công chức mới nâng cao được chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; công chức tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng không chỉ lấy bằng cấp mà còn phải tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm quý báu từ người truyền đạt từ đó áp dụng vào công việc chuyên môn một cách tốt nhất.

Có thể dựa vào các tiêu chí chủ yếu để đánh giá công chức cấp xã nhằm có thể đánh giá khách quan và đúng đắn như sau:

Thứ nhất, về phẩm chất chính trị, đây là phẩm chất đầu tiên của cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng, thể hiện thái độ tích cực và tinh thần gương mẫu phục vụ nhân dân với phẩm chất chính trị vững vàng.

Thứ hai, về phẩm chất đạo đức, công chức phải có đạo đức cách mạng, thể hiện hội đủ đức tính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư (lời Bác Hồ dạy).

Thứ ba, về trình độ năng lực, đây là tiêu chí quan trọng quyết định tới hiệu quả công việc. Trong đó, năng lực cần và đủ là năng lực pháp luật và năng lực hành vi, các kỹ năng quản lý nhà nước và xã hội, giao tiếp, ứng xử văn hóa.

Thứ tư, về khả năng vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn háo, xã hội của nhân dân địa phương.

Thứ năm, về phương pháp đánh giá công chức, áp dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng của mỗi địa phương, thí điểm và tiến tới đánh giá công chức cấp xã trên cơ sở có sự tham gia của người dân, phát huy quy chế dân chủ và thu hút sự phản biện từ xã hội giám sát hoạt động đánh giá công chức

cấp xã. Cụ thể hóa và hoàn thiện nội dung tiêu chí đánh giá công chức cấp xã theo lượng hóa các tiêu chí một cách rõ ràng, công khai và minh bạch.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, luận văn đã hệ thống quan điểm, định hướng chủ yếu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

Luận văn, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Rạch Giá với năm nhóm giải pháp một cách đồng bộ, có căn cứ và tính khoa học nhằm xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đủ sức, đủ tài, có đạo đức, biết quản lý, biết giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang nói chung, thành phố Rạch Giá nói riêng.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng một đội ngũ công chức cấp xã vững mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước và yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới trong tình hình hiện nay vừa có tính lý luận và thực tiễn cấp bách.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là một trong những nội dung quan trọng của công tác cán bộ, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một hoạt động quan trọng liên quan đến yếu tố con người, nguồn nhân lực quan trọng của đất nước, lực lượng nòng cốt của bộ máy chính quyền cấp xã trong việc giải quyết công việc chuyên môn hằng ngày ở địa phương.

Luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu với những kết quả chủ yếu như sau :

Thứ nhất, Nghiên cứu, hệ thống làm rõ khung lý thuyết về công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng, những khái niệm cơ bản về công chức, đặc điểm công chức cấp xã, vai trò công chức cấp xã khái quát hệ thống căn cứ pháp lý về đội ngũ công chức cấp xã và về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã.

Thứ hai, Hệ thống những lý luận cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng, đặc điểm đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, khái quát hệ thống căn cứ pháp lý về đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã.

Thứ ba, Hệ thống kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về đào tạo, bồi dưỡng công chức và rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam và tỉnh Kiên Giang, cũng

như thành phố Rạch Giá

Thứ tư, Tổng quan giới thiệu vị trí địa lý, kinh tế - xã hội thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, những nhân tố tác động đến đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Thứ năm, Phân tích thực trạng nguồn nhân lực công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang về trinh độ văn hóa, tin học, ngoại ngữ và công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và một số kỹ năng. Từ đó, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và rút ra những nguyên nhân chủ yếu trong thời gian 2012 - 2016 trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Thứ sáu, Luận văn đã hệ thống khái quát định hướng quan điểm, mục tiêu của Đảng bộ và chính quyền địa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang nói riêng.

Thứ bảy, Luận văn đã đề xuất năm nhóm giải pháp có căn cứ và khoa học, vừa có tính đặc thù vừa có tính khả thi nếu được áp dụng trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc hoàn thành luận văn, song do năng lực bản thân có mặt còn hạn chế, cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định.

Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà khoa học và bạn đọc giúp tác giả hoàn thiện luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Sựthật, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Sựthật, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Sựthật, Hà Nội.

5. Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong hệthống chính trị tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2015-2020”.

6. Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã (phường) thuộc tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025”.

17. Nguyễn Trọng Điều (2007), Vềchế độ công vụViệt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Trần Ninh Đông (2007), Xây dựng hệthống tiêu chuẩn đánh giá công chức cấp xã (phường) tại Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Trần Thị Hoá (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

28. Lê Văn Hòa, Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộchủ chốt chính quyền cơ sở, Luậnvăn khóa V, Học viện Hành chính quốc gia. 18. Trần Đình Hoan chủ biên (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước, Nxb. Chính trịQuốc gia, Hà Nội.

7. Học viện Hành chính quốc gia (2000), Một sốthuật ngữhành chính, Nxb. Thếgiới, Hà Nội.

hội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Học viện hành chính Quốc gia (2002), Thuật ngữhành chính, Hà Nội.

10. Học viện hành chính Quốc gia (2005), Giáo trình tổchức nhân sự hành chính nhà nước, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

31. Phạm Tấn Linh, Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Luận văn khóa VII,

11. Nghị định của Chính phủ số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 về Đào tạo, bồi dưỡng công chức.

12. Nghị định của Chính phủ số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 về Văn hoá công chức cấp xã (phường).

13. Nghị định của Chính phủ số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

14. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sởxã,

phường, thị trấn.

15. Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 22/9/2015 của Tỉnh ủy Kiên Giang về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2015 -2020

và định hướng 2025.

16. Nghị quyết số 22-NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong hệ

thống chính trị tỉnh Kiên Giang giai đoạn từ năm 2016 đến 2020.

27. Hà Quang Ngọc (2000), Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức nhà nước hiện nay, Nxb. Chính trịQuốc gia, Hà Nội.

19. Pháp lệnh số 11/2003/PL-TƯBTVQH của UBTV Quốc hội ngày 29/4/2003 sửa đổi bổsung một sổ điều Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998.

32. Thang Văn Phúc, Chu Văn Thành (đồng chủ biên) (2000), Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb. Chính trị quốc gia ,Hà Nội. 20. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội.

21. Quyết định số 04/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 16/01/2004, Quy định cụthểvềtiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp

xã (phường).

29. Nguyễn Minh Sản (2009): Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

26. Đào Thị Ái Thi (2010), Kỹ năng giao tiếp của công chức trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước, Nxb. Chính trị - Hành chính, HàNội. 22. Tỉnh ủy Kiên Giang (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ

tỉnh lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020, Tỉnh uỷKiên Giang.

25. Trường đại học kinh tế quốc dân (2006): Giáo trình quản lý nhân lực, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.

30. Nguyễn Thế Vinh - Đinh Ngọc Giang (đồng chủ biên) (2009),

Tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách đổi với cán bộ, công chức cơ sở, Nxb. Chính trị Quôc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 88 - 95)