Đặc điểm của đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 25 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Đặc điểm của đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã

Khi đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của cán bộ, công tác cán bộ, Đảng ta đã khẳng định, cán bộ và công tác cán bộ giữ vai trò quyết định đến sự thành bại của toàn bộ sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước. Do vậy, bất kỳ cán bộ, công chức nào làm việc trong bộ máy nhà nước cũng phải trải qua quá trình rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, phẩm chất đạo đức.

So với quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã có những đặc điểm sau:

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là công chức cấp xã.

Công chức cấp xã là những người gần dân nhất, liên hệ trực tiếp với nhân dân và tham mưu cho lãnh đạo chính quyền địa phương giải quyết những công việc có liên quan trực tiếp với nhân dân địa phương. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cần trang bị cho công chức cấp xã những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng nhất định để giải quyết công việc và giao tiếp với nhân dân.

Do trình độ công chức cấp xã không cao, không đồng đều, việc tiếp thu nhận thức có thể còn chậm hơn so với các đối tượng khác.

- Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã.

Phương pháp giảng dạy công chức cấp xã cần hợp lý, giới thiệu những kiến thức cơ bản, cụ thể, không trừu tượng, lồng ghép các bài tập tình huống để người học có thể tiếp thu một cách nhanh nhất và vận dụng vào điều kiện thực tế ở địa phương một cách dễ dàng. Cuối khóa học, cần tổ chức cho người học đi tham quan nghiên cứu thực tế một mô hình hoạt động cụ thể để người học có thể học hỏi kinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn ở địa phương.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã cần dựa trên tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã để xây dựng nội dung, chương trình cho phù hợp. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần thiết thực, phù hợp với yêu cầu

từng loại công chức, từng chức danh cụ thể, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cả lý luận và thực tiễn. Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức pháp luật và các kiến thức chuyên ngành khác. Theo Quyết định 04/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 16/01/2004 quy định cụ thể về tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã [30, tr.4]; theo đó:

+ Công chức tài chính - Kế toán: đào tạo trình độ trung cấp tài chính - kế toán trở lên.

+ Công chức tư pháp - hộ tịch: đào tạo trình độ trung cấp luật trở lên. + Công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường: đào

tạo trình độ trung cấp địa chính, xây dựng, quản lý đô thị, kỹ thuật môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn trở lên.

+ Công chức văn phòng - thống kê: đào tạo trình độ trung cấp văn thư - lưu trữ, hành chính, thống kê hoặc luật trở lên.

+ Công chức văn hóa - xã hội: đào tạo trình độ trung cấp văn hóa nghệ thuật (chuyên ngành) hoặc quản lý văn hóa thông tin hoặc lao động -

thươngbinh - xã hội trở lên.

+ Công chức trưởng công an: đào tạo trình độ tương đương trung cấp chuyên ngành công an trở lên.

+ Công chức chỉ huy trưởng quân sự: đào tạo trình độ tương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên.

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã.

Bất kỳ cơ quan, đơn vị nào khi sử dụng cán bộ, công chức cũng xây dựng cho cơ quan, đơn vị mình một kế hoạch quy hoạch sử dụng cán bộ, công chức trong tương lai và trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp với quy hoạch đã đề ra. Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tạo ra một nguồn

nhân lực vững mạnh, phục vụ cho hoạt động của cơ quan đơn vị. Nếu đào tạo, bồi dường không theo quy trình ấy sẽ tạo ra sự lãng phí rất lớn. Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã cũng phải thực hiện theo quy trình này.

Nhưng thực tế hiện nay, ở một số địa phương việc đào tạo, bồi dưỡng công chức không diễn ra theo quy trình nhất định mà thường được thực hiện do ý thức tự giác của công chức: muốn được đào tạo để chuẩn hóa chức danh, để được nâng lương... dẫn đến tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, có bằng cấp nhưng kiến thức để phục vụ cho hoạt động chuyên môn lại thiếu, kiến thức sau khi đào tạo không sử dụng được, gây lãng phí về thời gian cũng như kinh phí của cá nhân công chức đồng thời ảnh hưởng lớn đến công việc chung của chính quyền địa phương.

- Mô hình đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã.

Công chức cấp xã là những người thực hiện những công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ máy chính quyền địa phương, khi đi học sẽ không có người thay thế thực hiện những công việc chuyên môn đó. Do vậy, phương thức, mô hình đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã cần kết hợp hình thức đào tạo chính quy với các hình thức đào tạo khác như là vừa học, vừa làm học từ xa... Về thời gian học, cũng cần linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho công chức cấp xã có thể tham gia học tập một cách đầy đủ, thường xuyên nhất. Đối với từng công chức có điều kiện có thể học vào ban ngày, các ngày làm việc. Tuy nhiên, đối với những công chức cấp xã không có điều kiện có thể được bố trí học ban đêm hoặc học vào các ngày nghỉ trong tuần.

Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã cần dựa trên kế hoạch, phù hợp với từng chức danh cụ thể, cần tạo điều kiện thuận lợi để công chức cấp xã có thể tham gia học tập một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương có thể tạo điều kiện cho công chức cấp xã được học tập kinh nghiệm của các địa phương khác, kết hợp với việc đào tạo qua thực tế

công tác và qua các hoạt động phong trào của các đoàn hội và của tổ chức quần chúng.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, cũng như nâng cao ý thức của công chức cấp xã trong việc học tập nâng cao trình độ cần có chế độ khuyến khích, cũng như bắt buộc công chức tự nghiên cứu, tự tìm hiểu kiến thức mới thông qua hệ thống thông tin như báo, đài, sách tham khảo... nhằm nâng cao khả năng làm việc.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã cần tổ chức kiểm tra sát hạch, đánh giá chất lượng công chức cấp xã theo định kỳ hàng quý hay hàng năm, từ đó có kế hoạch bố trí sử dụng công chức cấp xã một cách hợp lý, cũng như xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)