7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, bên cạnh việc thay đổi nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một việc làm quan trọng.
Có thể nói đội ngũ giảng viên là yếu tố sống còn của hệ thống đào tạo, công chức cấp xă, vì nội dung chương trình trong giáo trình là những kiến thức cô động cần có người truyền đạt lại có hệ thống, cô động, và liên hệ với tình hình thực tế sao cho dễ tiếp thu, dễ hiểu nhất. Để có thể làm được điều này đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải là người có kiến thức lý luận sâu rộng, có khả năng truyền đạt và có kiến thức thực tiễn, có năng lực, trình độ cao, hiểu biết sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay chất lượng đội ngũ giảng viên không đồng đều, một số giảng viên có trình độ cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm, lúng túng trong việc truyền đạt, trình bày khiến người học khó tiếp thu kiến thức và vận dụng trong điều kiện thực tế. Vì vậy, các cơ sở đào tạo cần phải có kế hoạch nâng cao chất luợng đội ngũ giảng viên, thể hiện ở các mặt sau đây:
Một là, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên bằng cách các cơ sở đào tạo hàng năm có kế hoạch đưa đi đào tạo sau đại học để giảng viên nâng cao kiến thức và trở thành lực lượng nồng cốt trong việc truyền đạt kiến thức cho học viên. Bên cạnh đó, bản thân từng giảng viên phải có kế hoạch tự học tập, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy. Đây là việc làm rất quan trọng, có như thế giảng viên mới đủ kiến thức và kinh nghiệm truyền đạt nội dung đến học viên một cách chính xác.
Bên cạnh kiến thức về lý luận, giảng viên phải biết kết hợp với kiến thức thực tiễn làm cho bài giảng sinh động có thể thuyết phục người nghe, do đó giảng viên phải thường xuyên tự nghiên cứu, làm mới kiến thức từ đó xây dựng nội dung bài giảng một cách phong phú và truyền đạt đến học viên. Để
có thể tiếp thu những tri thức mới, giảng viên cần đuợc tham gia tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, đặc biệt là khi có nội dung mới phát sinh liên quan đến bài giảng, ví dụ: khi có một sự kiện kinh tế mới, khi có một văn bản pháp luật mới hay khi nội dung giáo trình có sự thay đổi... Đây là một việc làm cần thiết nhằm tạo điều kiện cho giảng viên tiếp cận với những thông tin mới từ đó có kế hoạch soạn giáo án cho phù hợp với đối tượng học viên và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước, địa phương trong từng giai đoạn nhất định.
Hai là, các cơ sở đào tạo thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng viên, tránh trường hợp giảng viên khi được công nhận đứng lớp có thái độ tự cao, tự đại, nói sao cũng được làm mất uy tín của đội ngũ giảng viên. Thông qua thao giảng, dự giờ hội đồng giảng viên có thể đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên một cách toàn diện. Về nội dung giảng dạy, về phong cách, phương pháp sư phạm...; từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như có thể trao đổi kinh nghiệm giữa các giảng viên với nhau.
Ba là, các cơ sở đào tạo phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên cả về kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm. Giảng viên là người truyền đạt kiến thức để người nghe tiếp nhận, hiểu và vận dụng vào điều kiện thực tế, do vậy bên cạnh kiến thức chuyên môn thì phương pháp truyền đạt đóng vai trò quan trọng. Nếu một người có kiến thức uyên bác nhưng phương pháp truyền đạt không thích hợp sẽ không tạo được sự hứng thú cho người nghe và không thể làm rõ nội dung cần truyên đạt. Vì vậy, trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, giảng viên phải xem xét đối tượng học viên là ai, ở trình độ nào để có phương pháp truyền đạt thích hợp. Ở đây đối tượng là công chức cấp xã, những người thường xuyên tiếp xúc và giải quyết những nhu cầu thiết yếu của nhân dân địa phương, do
đó giảng viên phải lựa chọn phương pháp truyền đạt thích hợp. Bên cạnh phương pháp thuyết trình truyền thống, giảng viên cần xây dựng và giải quyết các tình huống thực tế thường xảy ra ở địa phương, biết cách khơi gợi sự suy nghĩ khoa học, độc lập của học viên, từ đó giúp học viên tiếp nhận kiến thức một cách hưng phấn và tự giác.
Bốn là, cơ sở đào tạo cần phải xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức. Trong một cơ sở đào tạo, bên cạnh những giảng viên chuyên nghiệp, nhà trường cũng phải xây dựng một đội ngũ giảng viên kiêm chức, bao gồm những người được lựa chọn trong những cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức chuyên môn đã được đào tạo cơ bản, có trình độ năng lực và kinh nghiệm thực tiễn báo cáo trước học viên về những kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, thuộc lĩnh vực mình đang công tác, quản lý. Trên cơ sở đó, học viên học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên kiêm chức và vận dụng một cách sáng tạo, đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tế ở địa phương mình.
Năm là, các cơ sở đào tạo cần có kế hoạch đưa các giảng viên thâm nhập thực tế cho họ tiếp xúc với một vị trí chức danh công chức để họ có thể thấy, tự học và rút kinh nghiệm. Đây là giải pháp để giảng viên có thể nắm bắt tình hình thực tế ở địa phương đồng thời giúp giảng viên vận dụng đuợc những lý luận mình đã nghiên cứu vào thục tiễn, trên cơ sở đó giảng viên sẽ có cách xây dựng bài giảng một cách thuyết phục hơn, khi giảng bài không chỉ nêu những tình huống chung chung, lý thuyết suông mà là đưa ra những tình huống thực tế sinh động trong đời sống xã hội. Có như vậy, học viên sẽ tiếp thu bài giảng tốt hơn và vận dụng kiến thức được học tốt hơn.
Sáu là, các cơ quan quản lý nhà nuớc cần quan tâm xây dựng chế độ, chính sách cho đội ngũ giảng viên một cách hợp lý. Thực tế cho thấy đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công