7. Kết cấu của luận văn
1.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Pháp
Pháp là một trong những nước có kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức được thực hiện theo hai hình thức:
- Đào tạo ban đầu: Công chức sau khi thi đỗ trong các kỳ thi tuyển, trước khi được bổ nhiệm chính thức, được gửi đến các trường đào tạo, đi thực tập một năm. Các trường cung cấp những môn học nhằm hoàn thiện kiến thức cho công chức. Kiến thức về thực hành dành cho những người đã có bằng cấp và kiến thức về lý thuyết dành cho những người đã có kinh nghiệm nghề nghiệp. Nội dung học có tính chất luân phiên giữa lý thuyết và thực hành. Việc học tập sẽ giúp cho người học làm quen với công việc sau này họ đảm đương.
- Nâng cao trình độ cho công chức đương nhiệm:
+ Đào tạo liên tục để công chức phù hợp với nghề nghiệp khi thăng cấp, biệt phái, chuyển công tác,... Chương trình đào tạo được tiến hành trong thời gian một tuần, hai tuần hoặc thực tập dài hạn nhưng được chia thành nhiều lần nhằm không làm gián đoạn công việc tại chức của công chức.
+ Đào tạo bắt buộc do yêu cầu của cơ quan quản lý nhằm hoàn thiện kiến thức của công chức.
Ở Pháp, các trường hành chính đều là trường quốc gia, giữa các trường chỉ khác nhau về mức độ đào tạo. Trong đó, Trường Hành chính Quốc gia (HNA - được thành lập từ năm 1946) là một trong những trường danh tiếng về lĩnh vực đào tạo quản lý hành chính - chủ yếu đào tạo, bồi dưỡng công chức cho các cơ quan trung ương, những công chức giữ cương vị quản lý và lãnh đạo. Ngoài ra, Pháp còn có Học viện quốc tế hành chính để đào tạo
công chức hành chính cho các nước trên thế giới.
Nội dung, chương trình đào tạo công chức của Pháp được biên soạn thống nhất dùng cho tất cả các trường.
Các giáo sư giảng dạy trong các trường hành chính đều có học vị cao và đã kinh qua công tác thực tế quản lý như: Giám đốc, tỉnh trưởng, các chức vụ quản lý ở các bộ, cơ quan trung ương. Các môn thực hành cũng do những công chức cao cấp có uy tín và giàu kinh nghiệm huớng dẫn nhằm làm cho người học có được hiểu biết thực tế và năng lực thực hành.
Phương pháp đào tạo công chức luôn luôn được cải tiến nên đã đạt hiệu quả rõ rệt, nhất là phương pháp đào tạo theo tình huống và đào tạo theo phương pháp nhập vai. Đến nay, Pháp đã nâng yêu cầu các học viên sau khi đào tạo phải chịu trách nhiệm về các tư vấn của mình đối với cơ quan nhà nước nhà trường có thể giao các đề tài của cơ quan nhà nước cho học viên nghiên cứu và đề xuất giải pháp. Điều đó đặt ra yêu cầu ở học viên rất cao, nhưng cũng là phương pháp đào tạo công chức tiên tiến và chuyên nghiệp.