Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở thành phố Rạch Giá,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 60 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở thành phố Rạch Giá,

tỉnh Kiên Giang-ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

2.2.3.1. Về ưu điểm

Những năm vừa qua, thành phố Rạch Giá đã thực hiện nghị quyết của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là từ khi có Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thông chính trị ở cơ sơ xã, phường, thị trấn” chính quyền cấp xã luôn được quan tâm và ngày càng hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện triệt để, tình hình kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được tăng cường, tình hình an ninh chính trị được giữ vững.

Có được kết quả này là nhờ vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Rạch Giá không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, đây chính là tiền đề vững chắc đảm bảo sự ổn định phát triển - kinh tế của thành phố Rạch Giá trong thời gian qua. Như vậy đào tạo, bồi dưỡng luôn là yếu tố quan trọng, tạo nên những con người có đầy đủ phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng và là một trong

những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng. Như phần thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã đã thể hiện thành phố Rạch Giá trong thời gian qua đã quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã rất nhiều và đã đạt được một kết quả nhất định, như sau:

Thứ nhất, Thành phố Rạch Giá đã xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã theo từng giai đoạn nhất định, như là kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn từ năm 2011-2016, trong giai đoạn này tỉnh chủ trương tập trung chuẩn hóa đối với công chức cấp xã theo Quyết định số 04/QĐ-BNV ngày 06/01/2004 của Bộ Nội vụ và đã đạt được một kết quả nhất định, như đã nêu ở phần thực trạng. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trong từng giai đoạn nhất định là khâu rất quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công hay thất bại của việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Một địa phương, đơn vị muốn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức mà không xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng đào tạo, bồi dưỡng tràn lan, không theo quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng nhưng không sử dụng được gây ra tình trạng lãng phí rất lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hiện nay Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010- 2015” và Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong thời gian tới. Đây cũng chính là cơ sở cho chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng công chức của đơn vị mình.

Thứ hai, Cơ sở đào tạo tỉnh Kiên Giang với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ giảng viên có đủ kinh nghiệm truyền đạt kiến thức cho học viên, công chức câp xã. Hiện nay, tỉnh Kiên Giang có 4 trường và 15 trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, bao gồm:

Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang; Trường Đại học Kiên Giang;

Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang; Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Kiên Giang; Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang;

Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố.

Cùng với hệ thống cơ sở đào tạo là đội ngũ giảng viên được đào tạo với trình độ từ cử nhân, thạc sĩ chuyên ngành trở lên và thường xuyên được bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới. Bên cạnh là hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất như phòng học, máy chiếu, máy tính xách tay, máy phát điện... đủ để đáp ứng yêu cầu của học viên.

Với hệ thống cơ sở đào tạo như vậy, các trường và trung tâm đã đào tạo bồi dưỡng cho công chức cấp xã các chương trình về lý luận chính trị, kiến thức chuyên ngành với trình độ trung cấp, cao đẳng đại học (trường đào tạo); như: Trường Chính trị đào tạo trung cấp hành chính, trung cấp lý luận chính trị, liên kết với Học viện Hành chính quốc gia đào tạo trình độ cử nhân hành chính. Trường Cao đẳng đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học các chuyên ngành về kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh, tin học....

Như vậy, hệ thống cơ sở đào tạo được trang bị với những trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm đã đào tạo, bồi dưỡng cung cấp cho công chức cấp xã những kiến thức cần thiết phục vụ cho công

việc chuyên môn của mình. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Kiên Giang nói chung, thành phố Rạch Giá nói riêng.

Thứ ba, Công chức cấp xã sau khi được đào tạo, bồi dưỡng trở về đơn vị được bố trí công việc phù hợp với kiến thức chuyên ngành đã được học và được xếp vào bảng lương, thang lương phù hợp với trình độ đã được đào tạo. Có thể nói, đây cũng là chính sách do Nhà nước ban hành tạo điều kiện cho công chức tham gia học tập, là một động lực vô cùng to lớn khuyến khích động viên công chức xã nâng cao trình độ. Luật Cán bộ, Công chức (năm 2008) quy định “Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định pháp luật”[29, tr8].

Nguyên nhân:

Trong thời gian gần đây công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Kiên Giang có nhiều chuyển biến tích cực, có được thành quả này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như sau:

Một là, được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương tới địa phương trong việc ban hành các văn bản pháp luật có liên quan với mục đích chỉ đạo, điều hành hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong đó bao gồm cả công chức cấp xã. Ở Trung ương có các văn bản như: Luật Cán bộ, Công chức (năm 2008), có chương điều chỉnh riêng về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - công chức cấp xã; Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định ngày 27/11/2009 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đây chính là các cơ sở pháp lý vững chắc cho các địa phương trong đó có tỉnh Kiên Giang, thành phố Rạch Giá xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng riêng công chức cho địa phương mình.

Hai là, có sựquan tâm, theo dõi chỉ đạo của Tỉnh ủy,Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá, các cơ quan có thẩm quyền kịp thời thể chế hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức cấp xã bằng việc xây dựng kế hoạch, đề án đào tạo, bồi dưỡng trong từng giai đoạn nhất định.

Ba là, nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, các cơ quan quản lý nhà nước về công chức cấp xã (Sở Nội vụ) cũng như các cơ quan khác có liên quan (Sở Lao động-Thương binh và xã hội, Sở Tài chính...) đã tập trung nguồn lực, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, tạo ra nguồn nhân lực quan trọng thực hiện công việc chuyên môn ở cơ sở.

Bốn là, sự phấn đấu, nỗ lực cố gắng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo cũng như sự phấn đấu nỗ lực của cá nhân công chức trong việc học tập, nâng cao trình độ là nguyên nhân trực tiếp đem lại những thành quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của địa phương.

2.2.3.2. Về hạn chế

Bên cạnh những thành tựu, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Kiên Giang nói chung, thành phố Rạch Giá nói riêng còn thể hiện những điều bất cập, hạn chế như sau:

Thứ nhất, công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện đồng bộ và khoa học, việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức hằng năm của từng đơn vị chưa sát với nhu cầu việc triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đơn vị còn chậm và thụ động. Đào tạo, bồi dưỡng ở các địa phương đôi khi còn chưa gắn với quy hoạch. Hiện nay còn tình trạng đưa đi đào tạo, bồi dưỡng do có cảm tình, thân quen hoặc giải quyết vấn đề biên chế, từ đó không thể bố trí

công việc phù hợp sau khi được đào tạo, gây lãng phí tiền của và chất xám. Các công chức vì muốn chuẩn hóa chức danh, được đủ chuẩn về bằng cấp nên đã tập trung học các lớp đại học, trung cấp tại chức mở tại tỉnh, điều này thể hiện tinh thần tự học hỏi nâng cao trình độ của công chức. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là công chức tập trung học các ngành khoa học xã hội, không sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị được phân công vì thi đậu vào các trường này

tương đối dễ hơn so với các ngành kỹ thuật. Ví dụ như công chức tài chính kế toán học luật, công chức địa chính học luật dẫn đến trường hợp bằng cấp phù hợp với tiêu chuẩn do Bộ Nội vụ đặt ra nhưng về chuyên môn thì không đạt. Đây là vấn đề chính quyền cơ sở cần quan tâm giải quyết để có thể tạo ra đội ngũ công chức có trình độ thực chất trong các lĩnh vực khác nhau như xây dựng, nông nghiệp, tài chính, kế toán.. .và có đủ năng lực thực hiện tốt công việc chuyên môn.

Thứ hai, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã nhằm mục đích trang bị cho họ kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn cần thiết để có thể giải quyết các công việc trong mối quan hệ với nhân dân tại địa phương. Do đó, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải thực tế và phù hợp với công chức cấp xã, nhưng hiện nay chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn mang nặng tính lý luận thiếu thực tiễn, nhiều giáo trình được biên soạn nhưng không cập nhật kiến thức mới dẫn đến tình trạng người học bị lạc hậu về thông tin và sẽ áp dụng sai so với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có những chương trình đào tạo cần phải có số lượng thời gian lên lớp nhiều, tuy nhiên vẫn còn tình trạng có cắt giảm thời gian thảo luận, tự nghiên cứu làm hạn chế năng lực tiếp nhận kiến thức của học viên. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ giảng viên bao giờ cũng có ý nghĩa sống còn đối với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, nhưng hiện nay chất lượng đội ngũ giảng viên không đồng đều, chế độ chính sách còn nhiều bất cập, chưa

khuyến khích họ tận tụy với công việc. Một số giảng viên có trình độ cơ bản, nhưng còn thiếu kinh nghiệm, lúng túng trong việc truyền đạt, trình bày khiến người học khó tiếp thu kiến thức và vận dụng trong điều kiện thực tế.

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là nhằm nâng cao năng lực công tác của họ góp phần thực hiện thành công chức năng và nhiệm vụ của đơn vị, chính quyền địa phương. Để làm được điều này, chế độ chính sách nhà nước áp dụng cho các đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng phải thể hiện rõ ràng nhằm khuyến khích công chức không ngừng nỗ lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời có thể thu hút nhân tài, người có trình độ cao phục vụ cho địa phương. Tuy nhiên, hiện nay ở tỉnh Kiên Giang nói chung, thành phố Rạch Giá nói riêng, việc xây dựng chế độ khuyến khích công chức học tập nâng cao trình độ còn nhiều hạn chế đặc biệt là đối với công chức cấp xã. Chưa thu hút được người có trình độ đại học về phường, xã công tác, chưa xây dựng được chế độ cho người có trình độ cao sau khi được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về chuyên môn công tác (ví dụ như chế độ nâng lương, thưởng, phụ cấp...). Đặc biệt là hiện nay, các cơ quan sử dụng nguồn nhân lực trên phạm vi cả tỉnh đã áp dụng chế độ đánh giá năng lực cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng đều dựa trên bằng cấp (đa số là học tại chức để được lên lương nhưng trình độ không đáp ứng được nhu cầu; đào tạo, bồi dưỡng không đáp ứng được công việc chuyên môn). Cơ quan quản lý chưa có cơ chế đánh giá những người có bằng thật, có kiến thức thật về chuyên môn nghiệp vụ để có chế độ động viên khuyến khích kịp thời.

Thứ tư, chất lượng đội ngũ công chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay. Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng được tăng cường, số lượng công chức xã đã qua đào tạo, bồi dưỡng ngày tăng, nhưng nhìn chung chất lượng, nhất là kỹ năng giải quyết công việc chuyên môn còn ở tỷ lệ thấp. Bằng cấp, chứng chỉ có tăng nhưng chất lượng

thật sự của công chức có bằng cấp không tăng là vấn đề rất đáng lo ngại hiện nay. Bên cạnh đó, một số ít công chức thể hiện sự suy thoái về phẩm chẩt, đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu cầu chính đáng của nhân dân.

Nguyên nhân:

Một là, đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã là một lĩnh vực tương đối rộng cần phải có sự kết hợp của nhiều ngành, cơ quan, đơn vị. Nhưng hiện nay sự phối hợp này chưa được chặt chẽ, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên.

Hai là, công tác quản lý công chức cấp xã chưa tốt, chậm đổi mới, chưa chủ động được nguồn cho việc bố trí thay thế khi có chức danh công chức được bầu cử vào các chức danh chủ chốt làm cho vị trí công chức chuyên môn bị khuyết.

Ba là, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã với cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhưng chưa phát huy được tính chủ động và sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa cao, chưa xác định rõ đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng.

Bốn là, cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chưa nhận thức được vai trò, ý nghĩa và trách nhiệm của đơn vị mình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. Vì thế dẫn đến việc quản lý chưa chặt chẽ, đào tạo, bồi dưỡng không đúng đối tượng, nội dung chương trình không phù hợp.

Năm là, chương trình đào tạo bồi dưỡng chưa phù hợp, chất lượng đội ngũ giảng viên còn thiếu về kiến thức và yếu về kinh nghiệm.

Sáu là, chế độ chính sách của Nhà nước dành cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chưa phù hợp, chưa kích thích họ làm việc tận tâm, tận lực, do đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 60 - 69)