7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Cơ sở pháp lý của việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã
Cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động công vụ, trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Với vai trò quan trọng ấy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải nâng cao việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là công chức cấp xã nhằm trang bị cho đội ngũ này những kiến thức cơ bản để phục vụ cho công việc chuyên môn của mình góp phần xây dựng bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cũng như đáp ứng yêu cầu cơ bản của người dân ngày càng tốt hơn.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là để phục vụ cho chính quyền, nhân dân địa phương đáp ứng yêu cầu ngày càng đổi mới về kinh tế - xã hội, về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nói chung và ở địa phương nói riêng, đồng thời nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Trên cơ sở những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng mới đã được tiếp thu thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã sẽ áp dụng vào công việc thực
tế mà mình đảm nhận để xem xét, trình lãnh đạo giải quyết những nhu cầu, yêu cầu chính đáng, hợp pháp của nhân dân địa phương theo đúng chính sách, pháp luật do nhà nước ban hành. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhất là công chức cấp xã là vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở nghị quyết, các văn kiện của Đảng, các tổ chức, cơ quan từ Trung ương tới địa phương đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng; cụ thể như sau:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
- Luật Cán bộ, Công chức được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 quy định về cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã; trong đó còn có những điều khoản quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/1/2004 phê duyệt định hướng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010.
- Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/2/2006 phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010.
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định số 04/QĐ-BNV ngày 06/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã phường, thị trấn.
- Chương trình hành động số 02-CTr/TU, ngày 26-10-2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 47- KH/TU, ngày 13-9-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên giang về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020.
- Kế hoạch số 135-KH-UBND, ngày 2-12-2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức các cấp
giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025.
- Kế hoạch số 12-KH/TU, ngày 01-7-2011 của Ban Thường vụ Thành uỷ thành phố Rạch Giá về đào tạo, chuẩn hóa cán bộ, công chức hai cấp nhiệm kỳ X (2010-2015).
- Kế hoạch số 29-KH/TU, ngày 8-12-2016 của Ban Thường vụ Thành uỷ thành phố Rạch Giá về đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức các cấp giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025.
Những quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng đã tạo cơ sở pháp lý cao cho các cơ quan nhà nước, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc đối với từng đối tượng công chức phù hợp với vị trí chức danh, vị trí việc làm của từng công chức. Mặt khác, cũng từ những quy định của pháp luật đã
xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước; quy định quyền của công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; không những thế việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức.
1.3. Sơ lược kinh nghiệm một số nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức