Định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 69 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở

thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang tầm nhìn đến năm 2025

Đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức về lý luận chính trị, kỹ năng quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác nhằm xây dựng đội ngũ công chức cấp xã thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương.

Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ công chức cấp xã. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức danh cụ thể, vào quy hoạch phát triển đội ngũ công chức và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của chính quyền địa phương. Đó chính là tư tưởng cốt lõi và nội dung chủ yếu của chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng nhằm xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có năng lực, có thể nắm vững mọi chủ trương của Đảng, của Nhà nước và địa phương trong từng giai đoạn nhất định. Tỉnh ủy Kiên Giang đã thể hiện điều này tại Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” [32, tr.61].

Muốn xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là công chức cấp xã có phẩm chất đạo đức, năng lực thì điều quan trọng là phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trong kế hoạch “Đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức cấp xã ở Tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025”, Tỉnh ủy Kiên Giang đã đưa ra định hướng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã trong thời gian tới như sau: “Đào tạo, phát triển đội ngũ công chức cấp xã nguồn tại chỗ là chủ yếu, kết hợp với tuyển dụng, thu hút người có năng lực về công tác cấp xã nhằm xây dựng đội ngũ công chức đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn từng chức danh quy định; từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và số lượng các đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn đến năm 2020”. Trong đề án: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang giai đoạn từ năm 2015- 2020” cũng đã thể hiện: “Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ; có năng lực thực thi công vụ, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, nâng cao trách nhiệm công tác, ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức trong công việc”.

Để cụ thể định hướng này, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

đã đưa ra những mục tiêu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã như sau:

- Mục tiêu chung trong giai đoạn 2016- 2020 và 2020-2025, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã hướng tới những mục tiêu như sau: + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ chuyên môn cho từng chức danh công chức

đạt chuẩn theo quy định, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ.

+ Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho các chức danh công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

- Mục tiêu cụ thể, 100% công chức cấp xã đạt chuẩn chức danh tối thiểu theo Quyết định số 04/QĐ-BNV ngày 06/01/2004 của Bộ Nội vụ về

việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức xã, phường, thị trấn, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 2016-2020:

Chuyên môn: đào tạo 85% công chức cấp xã có trình độ trung cấp trở lên.

Chính trị: bồi dưỡng 60% công chức cấp xã có trình độ trung cấp trở lên.

Bồi dưỡng quản lý nhà nước: bồi dưỡng 70% công chức cấp xã (phường).

Ngoại ngữ: đào tạo 50% công chức cấp xã có trình độ A trở lên. Tin học: đào tạo 80% công chức cấp xã có trình độ A trở lên.

+ Giai đoạn 2020-2025:

Chuyên môn: đào tao 100% công chức câp xã có trình độ đại học trở lên, trong đó có 20% đạt trình độ thạc sỹ.

Chính trị: 100% công chức cấp xã phải qua bồi dưỡng lý luận chính trị, trong đó có 80% có trình độ trung cấp trở lên.

Bồi dưỡng quản lý nhà nước: bồi dưỡng 100% công chức cấp xã. Ngoại ngữ: 100% công chức cấp xã có trình độ A, trong đó có 40% công chức cấp xã có trình độ B.

Tin học: 100% công chức cấp xã có trình độ A, trong đó có 50% đạt trình độ B.

Như vậy, định hướng của thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang từ đây cho đến năm 2025 là đào tạo, bồi dưỡng về các lĩnh vực cần thiết cho công chức cấp xã, một mặt là để đạt tiêu chuẩn do Bộ Nội vụ đặt ra, mặt khác là trang bị những kiến chuyên sâu thức cần thiết để công chức xã có thể hoàn thành công việc chuyên môn một cách tốt nhất. Trong định hướng của Thành ủy có đưa ra những mục tiêu cụ thể cũng như những ngành nghề chuyên môn

cần tập trung đào tạo cho công chức cấp xã, đó là: đào tạo trình độ đại học trở lên các chuyên ngành: Luật, Hành chính, Tài chính-kế toán, Quản lý đất đai, Địa chính, Xây dựng, Quản lý đô thị, Quản lý văn hóa-xã hội, Văn phòng, Thống kê phù hợp với từng chức danh công chức cấp xã đang đảm nhiệm. Đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Công an trở lên cho chức danh Trưởng Công an cấp xã; đào tạo đại học quân sự cho chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự. Riêng về tin học, tăng cường đào tạo mỗi phường, xã ít nhất một kỹ thuật viên tin học để quản trị và sử dụng mạng từng bước đáp ứng yêu cầu tin học hóa và hiện đại hóa cơ sở.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã của thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)