Sự cần thiết phải thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm đào tạo nghiệp vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng bộ khoa học và công nghệ (Trang 35 - 37)

1.2. Cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ

1.2.2. Sự cần thiết phải thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ

tổ chức khoa học và công nghệ

Nhà nước ta coi khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của khoa học và công nghệ nói chung vì thế có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, bởi ở một mức độ nào đó, có thể coi sản phẩm khoa học, tri thức khoa học và một phần công nghệ là hàng hóa công không thuần túy – tức là, rất nhiều người có thể sử dụng những hàng hóa này mà không làm giảm sự tiêu dùng của những người khác. Hơn thế, lợi ích từ việc sử dụng, úng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ còn được khuếch đại rất mạnh mẽ và có khả năng tạo ra sự tăng trưởng kinh tế vượt trội. Cũng chính vì vậy, sự đầu tư của Nhà nước cho khoa học và công nghệ không phải là nhỏ.

Đầu tư cho khoa học và công nghệ có thể bao gồm đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, đầu tư mua sắm công nghệ, đầu tư cho đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ… đặc biệt là các nghiên cứu cơ bản có tính rủi ro cao, vì thế đầu tư cho khoa học và công nghệ mang tính mạo hiểm. Đặc điểm này làm cho nguồn lực đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ không những có quy mô lớn, không sinh lợi trực tiếp mà còn có nguy cơ mất vốn rất cao.

Mặc dù sự đầu tư không phải là nhỏ, tuy nhiên, so với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam

vẫn còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu mà quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đặt ra, khoa học và công nghệ chưa trở thành động lực tăng trưởng chủ đạo của nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính của của điều này là do Việt Nam chưa xây dựng được một cơ chế hoàn chỉnh, đồng bộ cho các hoạt động công nghệ. Cụ thể, trước đây, các tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động không khác bao nhiêu so với các đơn vị hành chính, biểu hiện:

- Về tài chính: các tổ chức khoa học và công nghệ là đơn vị dự toán như cơ quan hành chính, chỉ dựa vào một nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt; khi chi cũng tương tự.

- Kế hoạch và chương trình hoạt động đều do cấp trên quyết định và do cấp trên giao cụ thể. Ngoài kế hoạch thì không có kinh phí để thực hiện.

- Về tổ chức cán bộ: cơ quan chủ quản quyết định số lượng nhân sự làm việc tại tổ chức.

Chính với cơ chế quản lý như trên, các tổ chức khoa học và công nghệ có rất ít quyền chủ động trong các loại hoạt động chủ yếu của mình; trong khi, hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ là hoạt động có tính chuyên môn sâu, cán bộ quản lý cấp trên không thể nhanh chóng hiểu rõ được nên việc đưa ra quyết định quản lý đúng đắn kịp thời là rất khó.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các tổ chức khoa học và công nghệ phải đối diện với nhiều thách thức trước yêu cầu của xã hội về số lượng và chất lượng dịch vụ cung ứng. Đặc biệt, là đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ do nhu cầu về các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ…tăng lên đột biến trong khi khả năng cung cấp của ngân sách là có hạn, đồng thời bó buộc về mặt cơ chế tài chính không tạo ra động lực bứt phá trong hoạt động

quản lý tài chính của các đơn vị. Cơ chế “xin – cho” đã được thực hiện trong một thời gian dài, sự bao cấp quá nhiều từ phía nhà nước đã làm cho các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm đào tạo nghiệp vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng bộ khoa học và công nghệ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)