Trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm toàn diện đối với các tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm đào tạo nghiệp vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng bộ khoa học và công nghệ (Trang 89 - 96)

3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Đào tạo

3.2.1. Trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm toàn diện đối với các tổ chức

chức khoa học và công nghệ, thực hiện cơ chế giá dịch vụ thay cho phí dịch vụ

+ Thay đổi quan điểm, nhận thức về cơ chế tụ chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ. Cơ chế tự chủ hiện nay đang tạo ra sự hiểu nhầm là: tổ chức khoa học và công nghệ càng hoạt động hiệu quả càng mất

đi nguồn NSNN, phải tự lực hoàn toàn. Để cán bộ viên chức yên tâm khi thực hiện cơ chế tự chủ có một vấn đề cần thay đổi khi xây dựng cơ chế là làm rõ sẽ cấp kinh phí NSNN cho các tổ chức khoa học và công nghệ như thế nào. Mục đích của cơ chế tự chủ là tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của tổ chức khoa học và công nghệ và thủ trưởng; tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất kinh doanh và đào tạo nhân lực, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ. Mục đích của cơ chế tự chủ không nên là giảm dần chi ngân sách, cắt bớt ngân sách buộc các đơn vị phải tự lo chi phí. Cơ chế tự chủ nên là cơ chế các tổ chức khoa học và công nghệ được giao nhiều quyền tự chủ hơn trong mọi mặt với điều kiện đảm bảo kết quả hoạt động theo cam kết. Nếu quyền tự chủ tăng lên nhưng giảm hoặc mất đi nguồn NSNN sẽ làm giảm động lực chuyển đổi. Các tổ chức khoa học và công nghệ nên được nhận NSNN nếu hoạt động tốt và có nhiều thành tựu. Giảm gành nặng cho NSNN là giảm chi cho các tổ chức yếu kém chứ không phải cắt đi tài trợ cho các tổ chức hoạt động hiệu quả. Xã hội hóa các tổ chức khoa học và công nghệ nên được hiểu theo khía cạnh tăng cường nguồn lực xã hội đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, tài trợ cho tổ chức khoa học và công nghệ chứ không phải nhà nước giảm hay từ bỏ cấp kinh phí cho các tổ chức này. Nếu thực hiện phân bổ NSNN trên nguyên tắc theo nhu cầu và kết quả hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ thì nỗi lo sợ cắt mất ngân sách không xảy ra với các tổ chức có kết quả hoạt động tốt và các tổ chức khoa học và công nghệ càng có động lực nâng cao chất lượng hoạt động.

+ Đổi mới cơ chế theo hướng tăng tính tự chủ cho các tổ chức khoa học và công nghệ không chỉ về tài chính mà còn ở các nội dung khác liên quan về mục tiêu hoạt động, sản phẩm, tuyển dụng,…những nội dung này là điều kiện cần để các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện tự chủ về tài chính.

Hiện nay, các tổ chức khoa học và công nghệ đang tuân thủ theo những quy chế, định mức chế độ do Nhà nước quy định, đặc biệt là đối với các khỏan chi không thường xuyên. Chi NCKH vẫn thực hiện theo định mức bình quân theo các đề tài, hoặc theo hình thức đấu thầu (nhưng rất ít) những định mức này rất thấp không cân xứng với hàm lượng chất xám bỏ ra. Nhằm từng bước nâng cao chất lượng NCKH, đấu thầu là lựa chọn tối ưu nhằm tạo sự cạnh tranh giữa các tổ chức khoa học và công nghệ.

Đối với Trung tâm Đào tạo tự đảm bảo hoạt động chi thường xuyên, cần có cơ chế tự chủ trong việc lập kế hoạch, quyết định sử dụng kinh phí từ các nguồn thu khác ngoài NSNN cấp. Trên cơ sở đó, Trung tâm Đào tạo cũng được chủ động khai thác tài sản và cơ sở vật chất, trang thiết bị trong kinh doanh tạo nguồn thu cho đơn vị.

Đối với hoạt động chi thường xuyên, Trung tâm Đào tạo đang thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ. Nhà nước quy định các ĐVSNCL được tự chủ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, tuy nhiên, ngoài đơn vị đảm bảo toàn bộ và một phần chi phí hoạt động thường xuyên là được phép xây dựng định mức chi nghiệp vụ cao hơn so với định mức do Nhà nước quy định, thì những đơn vị còn lại không được phép chi cao hơn định mức. Điều này chưa tạo sự chủ động hoàn toàn cho các đơn vị. Các đơn vị nên được chủ động cao hơn trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ căn cứ vào kết quả thu chi, điều kiện từng đơn vị. Cơ quan Nhà nước chỉ giám sát đơn vị thông qua kết quả đầu ra, chất lượng sản phẩm. Nếu đơn vị nào trong năm tiếp theo không đảm bảo hiệu quả chi tiêu, chất lượng dịch vụ không đảm bảo sẽ có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Đổi mới chính sách phân bổ NSNN và chính sách hỗ trợ kinh phí từ NSNN cho tổ chức khoa học và công nghệ theo hướng chuyển từ tài trợ sang cho vay.

Đối với việc phân bổ NSNN, cần ưu tiên hỗ trợ mức NSNN cao hơn và giảm mức hỗ trợ kinh phí từ NSNN và tăng thu phí đối với những dịch vụ theo nhu cầu cá nhân, những dịch vụ có khả năng xã hội hóa cao.

- Áp dụng phương thức quản lý theo đầu ra, mở rộng quyền tự chủ cho tổ chức khoa học và công nghệ gắn với trách nhiệm giải trình, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát, tập trung vào kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ, kết quả hoạt động, định hướng nghiên cứu, chiến lược phát triển của tổ chức thay vì gò bó các tổ chức khoa học và công nghệ theo chế độ định mức chi tiêu như hiện nay. Giám sát thực hiện hoạt động và đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện hợp đồng, kết hợp với đánh giá kết quả hoạt động làm một căn cứ cấp ngân sách trong năm tài khóa tiếp theo. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả theo yêu cầu thì năm sau được nhận ngân sách, không đạt thì giảm hoặc cắt ngân sách, đồng thời tăng quyền chủ động trong chi tiêu. Đây mới là giải pháp lâu dài để cơ chế tự chủ thực sự mang lại sự tử chủ cho các tổ chức khoa học và công nghệ.

Thời gian tới, cần sửa đổi những quy định hiện hành để tạo đủ động lực cho các tổ chức khoa học và công nghệ có khả năng tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động. Đối với Trung tâm Đào tạo nên giao đầy đủ quyền tự chủ cho người đứng đầu về mọi mặt hơn nữa để tạo điều kiện cho thủ trưởng đơn vị chủ động cả về tài chính, nhân lực, tổ chức bộ máy vì đây là loại tổ chức đã tự đảm bảo cả chi thường xuyên và chi đầu tư. Nếu bó buộc giống như các tổ chức khoa học và công nghệ loại 2, 3, 4 thì rất khó cho Trung tâm Đào tạo trong tạo nguồn thu, quản lý chi phí, phân phối thu nhập và không tạo động lực cho Trung tâm Đào tạo phấn đấu tăng khả năng tự đảm bảo chi tiêu. Ví dụ, theo quy định của Nghị định 54 thì tất cả các tổ chức khoa học và công nghệ phải chi trả tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Đối với Trung tâm Đào tạo nói riêng và các tổ chức khoa học và công nghệ tự đảm bảo chi thường xuyên và

chi đầu tư, điều này nên bỏ vì nó mang tính cào bằng, không tạo ra động lực phấn đấu cống hiến cho người lao động. Tiền lương nên được trả theo kết quả công việc, đóng góp cho tổ chức, năng lực của người lao động. Hoặc các quyền tự chủ khác về nhân lực như: được tự quyết định mời chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, cử viên chức, người lao động ra nước ngoài công tác, được sắp xếp lại đơn vị cấu thành, thành lập mới, giải thể các tổ chức cấu thành, kể cả thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân nên để Trung tâm Đào tạo và các tổ chức khoa học và công nghệ loại 1 được tự chủ hoàn toàn và báo cáo mà không cần xin phê duyệt hay phân cấp.

Cần rà soát, điều chỉnh những quy định mâu thuẫn trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các tổ chức khoa học và công nghệ. Những quy định của nghị định 54 với các quy định của Luật, nghị định khác theo hướng thu hẹp quyền tự chủ phải sửa đổi; và ngược lại, đổi mới cơ chế tự chủ chỉ có thể thực hiện khả thi trên thực tế nếu nó đồng bộ với đổi mới trong các lĩnh vực khác, nên những quy định gây vướng mắc cho thực hiện cơ chế tự chủ cũng cần được xem xét tháo gỡ.

Giao tự chủ đồng thời cũng phải có quy định rõ về trách nhiệm giải trình và thực hiện thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh tại tổ chức khoa học và công nghệ. Bởi khi cố gắng để tăng doanh thu từ thị trường, nguy cơ các tổ chức khoa học và công nghệ xa rời chức năng nhiệm vụ nhà nước giao hoặc hoàn thành với kết quả không phải là tối ưu.

3.2.2. Giải pháp tăng cường nguồn thu

Một là: Tăng khả năng tiếp cận nguồn thu từ NSNN, cơ cấu lại việc phân bổ nguồn lực từ NSNN.

- Xác định, phân loại tổ chức khoa học và công nghệ nào sử dụng có hiệu quả sẽ được cấp kinh phí nhiều hơn. Trung tâm Đào tạo cần hoàn thành

tốt các dự án của Nhà nước giao hàng năm, giải quyết các vấn dự án trọng điểm, phức tạp của giao thông đường bộ để tiếp cận với nguồn NSNN có hiệu quả nhất.

Trung tâm Đào tạo cần tích cực đăng ký tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do nhà nước đặt hàng. Theo các quy định hiện hành thì tiền công lao động trực tiếp (bao gồm: tiền công cho chủ nhiệm nhiệm vụ, thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học, thành viên, kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ, thuê chuyên gia trong và ngoài nước phối hợp trong quá trình nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ…) là một trong những yếu tố cấu thành dự toán nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Do đó, việc tích cực đăng ký tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do nhà nước đặt hàng không những làm tăng khả năng nghiên cứu, phục vụ quản lý nhà nước mà còn trực tiếp tăng thu nhập của các cán bộ tham gia thực hiện nhiệm vụ.

- Xác định các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 121/2014.TTLT-BKHCN-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014 về hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Các nhiệm vụ được xác định này cần phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức quy định tại quyết định thành lập, điều lệ hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ. Việc xác định các nhiệm vụ thuộc loại nhiệm vụ này để đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ sẽ trực tiếp góp phần tăng thu nhập của các cán bộ tham gia thực hiện nhiệm vụ bởi một trong những yếu tố cấu thành dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ là số lượng người tham gia thực hiện trong mỗi nhiệm vụ, thời gian tham gia thực hiện nhiệm vụ, hệ số lương và các khoản phụ cấp theo lương của những người tham gia thực hiện nhiệm vụ.

Hai là: Tăng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Trung tâm đào tạo cần củng cố các nguồn thu hiện có và mở rộng hơn nữa nguồn thu trong thời gian tới bằng cách thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng và tiến độ cung cấp dịch vụ kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng, tăng cường năng lực hoạt động đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao theo yêu cầu của các dự án đầu tư, an toàn công nghiệp, an toàn môi trường, an toàn thực phẩm, tiết kiệm năng lượng; tiếp tục phát triển hoạt động đo lường công nghiệp với độ tin cậy và chính xác cao; kiện toàn và phát triển hoạt động tư vấn – đào tạo cải tiến năng suất, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận sản phẩm.

- Hoàn thiện và mở rộng năng lực kiểm định, hiệu chuẩn trong các lĩnh vực đo lường – thử nghiệm để mở rộng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách hàng.

- Đẩy mạnh việc tăng cường năng lực kỹ thuật cho một số phòng thử nghiệm (an toàn thực phẩm, môi trường,…), đầu tư tăng cường thiết bị phục vụ cho công tác đo lường… đã được các Bộ, ngành khác chỉ định (như Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương…) nhằm kiện toàn và nâng cao năng lực thử nghiệm để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng đang ngày càng tăng.

- Ưu tiên chuẩn bị cơ sở hạ tầng để nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai các phương pháp thí nghiệm mới, cải thiện khả năng đáp ứng về chất lượng và thời gian, tiệm cận về năng lực kỹ thuật với các tổ chức trong khu vực và quốc tế, trở thành tổ chức cung cấp các chương trình thử nghiệm thành thạo có uy tín và độ tin cậy, mở rộng khả năng đáp ứng phối hợp trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp.

Ba là: Tăng nguồn thu từ hoạt động cung cấp các dịch vụ khác.

- Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu chung trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương, đa phương, khu vực…

- Huy động các nguồn tài chính quốc tế cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam thông qua việc đẩy mạnh khai thác và sử dụng có hiệu quả mạng vinaren và kết nối mạng thông tin hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó, Trung tâm Đào tạo cũng cần đẩy mạnh việc huy động vốn đối ứng của các tổ chức có liên quan (các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng sản phẩm…) để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (như để thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng…) để giảm gánh nặng từ ngân sách nhà nước cũng như giảm kinh phí đối ứng từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm đào tạo nghiệp vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng bộ khoa học và công nghệ (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)