Giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm đào tạo nghiệp vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng bộ khoa học và công nghệ (Trang 96 - 98)

3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Đào tạo

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chi

Nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu, Trung tâm Đào tạo cần thực hiện các giải pháp về chi tiêu cụ thể sau:

Một là: Thực hiện chính sách tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý chi.

Để thực hiện chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả, việc đầu tiên Trung tâm Đào tạo cần phải thực hiện là sắp xếp lại bộ máy tinh gọn và chất lượng, thứ hai là cần phải thực hiện chi tiêu công khai. Khuyến khích và xây dựng các định mức khoán chi hành chính giúp các cán bộ tiết kiệm và có trách nhiệm trong công tác.

Hai là: Thuê khoán đối với chi thường xuyên

Ngày nay, trong cơ chế thị trường, tính độc lập trong mỗi đơn vị chỉ còn là phạm trù tương đối do sự ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, năng lực của người lãnh đạo được coi như yếu tố quyết định sự thành bại của đơn vị. Nếu lãnh đạo thiếu năng lực sẽ không biết hoặc cố tình sắp xếp vị trí công

tác của nhân viên mình phụ trách bằng cảm nhận trực quan, điều này sẽ dẫn đến thiệt hại cho đơn vị cũng như sự chán nản công việc của người lao động và kết quả họ sẽ tìm nơi khác, làm việc khác tốt hơn.

Định mức chi NSNN không những là căn cứ để lập kế hoạch, phân bổ kinh phí NSNN theo các nội dung đã được xác định mà còn là cơ sở vững chắc để tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát trong toàn bộ quá trình chi ngân sách từ lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toán ngân sách.

Mỗi nội dung ngân sách cho các đơn vị phải có tiêu chuẩn, định mức cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng lĩnh vực hoạt động. Chúng được xây dựng dựa trên những căn cứ tính toán khoa học, số liệu thống kê hàng năm... có như vậy thì định mức đó mới có tính thuyết phục để hình thành ngân sách cho từng lĩnh vực và đảm bảo pháp lý cho công tác quản lý chi đạt hiệu quả.

Thực trạng những năm qua cho thấy hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu cho lĩnh vực sự nghiệp có thu nói chung chưa được chú ý đúng mức, chưa hợp lý và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Trong thực tế, nhiều định mức chỉ dùng làm căn cứ để định kế hoạch, còn trong quá trình thực hiện, quản lý và điều hành ngân sách thì vận dụng còn tuỳ tiện, vượt định mức quy định (ví dụ: chế độ chi tiếp khách, sửa chữa lớn TSCĐ, sử dụng xe công...), thậm chí có những khoản chi thường xuyên phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị như: tiền thuê phương tiện, máy móc thực hiện đề tài, dự án, tiền xăng xe đi công tác... Cũng vì mức chi không hợp lý nên công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi gặp khó khăn đối với việc thực hiện chưa đúng của các đơn vị. Trung tâm Đào tạo đã xây dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng thống nhất trong đơn vị nhưng một số đơn vị dự toán trực thuộc còn chưa thực hiện đúng theo các nội dung, định mức trong quy chế nhưng do để phù hợp với điều kiện thực tiễn tại đơn vị, có đơn vị còn chi vượt định mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm đào tạo nghiệp vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng bộ khoa học và công nghệ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)