Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm đào tạo nghiệp vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng bộ khoa học và công nghệ (Trang 85 - 89)

2.3. Đánh giá thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Đào tạo

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống văn bản quy định chế độ tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị khoa học công nghệ nói riêng thay đổi liên tục và còn bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực hiện. Nghị định 54 cho phép tự chủ cao về mặt nhân lực và tài chính nhưng các văn bản khác kể cả trong một số luật hạn chế quyền tự chủ. Ví dụ, cơ chế tự chủ cho phép tổ chức khoc học và công nghệ công lập được dùng quyền sử dụng đất để góp vốn, liên doanh, liên kết, sản xuất kinh doanh, thế chấp vay vốn ngân hàng, nhưng trên thực tế không thực hiện được bởi trái với quy định của Luật đất đai.

Các định mức, chế độ chi tiêu trong đơn vị dù được nhà nước quy định nhưng tính khả thi chưa cao, chưa phù hợp với thực tế, khó vận dụng hoặc tạo điều kiện cho đơn vị chi tiêu hạch toán không trung thực vì không thể áp dụng được. Các định mức chi tổng hợp làm căn cứ lập dự toán, giao dự toán chi ngân sách và quản lý tài chính hàng năm chưa phù hợp với thực tế chi và nhiệm vụ được giao.

Quy định về quyền tự chủ đối với tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí và tổ chức khoa học công nghệ chưa tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên không có nhiều khác biệt đáng kể. Các tổ chức khoa học công nghệ đang được Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên nhưng vẫn được trao quyền tự chủ như đối với các tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí, gây sự bất bình đẳng giữa các tổ chức khoa học công nghệ.

Quy định bắt buộc tất cả các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ không thuộc diện nhà nước cấp

kinh phí hoạt động thường xuyên theo phương thức khoán phải tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên tại một thời hạn nhất định là chưa phù hợp với thực tiễn vì để có thể tự trang trải kinh phí các tổ chức cần có hoạt động ổn định, thu ít nhất đủ bù chi… tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (như nguồn nhân lực đảm bảo, trang thiết bị đầy đủ…) và không phải tổ chức khoa học và công nghệ nào trong một khoảng thời gian nhất định cũng có khả năng đạt được đầy đủ các điều kiện này.

Văn bản quy định về các nội dung khoán chi khi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Thông tư số 93/2006/TTLT-BKHCN- BTC ngày 04 tháng 10 năm 2006 hướng dẫn chế độ khoán kinh phí đề tài, dự án khoa học và công nghệ sau gần 13 năm đã bộc lộ nhiều bất hợp lý nhưng chưa được sửa đổi kịp thời. Việc khoán kinh phí chỉ được áp dụng đối với các khoản chi vật tư, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu đã có định mức kinh tế - kỹ thuật do các bộ, ngành ban hành, các khoản chi chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật do các bộ, ngành ban hành thì không được khoán chi mà phải chi theo thủ tục hóa đơn, chứng từ rườm rà, phức tạp.

- Do tiêu cực của cơ chế thị trường tác động trực tiếp đến người làm công tác tài chính kế toán tại đơn vị; đồng thời với việc không được tập huấn nâng cao nghiệp vụ thường xuyên đối với các cán bộ kế toán, đây là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực như sử dụng lãng phí kinh phí được giao, chi sai chế độ...

b) Nguyên nhân chủ quan

- Chưa xây dựng được hệ thống khung định mức kinh tế kỹ thuật, nhân công, vật tư, thiết bị áp dụng cho dự án. Do thiếu khung định mức này nên việc xây dựng dự toán và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho các dự án chưa tiếp cận theo hướng tính đủ chi phí dẫn tới việc khó khăn trong xây dựng dự toán, kiểm soát chi và thanh quyết toán theo kết quả đầu ra của các dự án giao thông đường bộ.

- Chưa được giao quyền tự chủ đầy đủ. Mặc dù, Trung tâm Đào tạo đã áp dụng cơ chế tự chủ tài chính, tuy nhiên, trong thực tế do tâm lý e ngại, muốn kiểm soát của cơ quan quản lý nên các tổ chức khoa học và công nghệ vẫn chưa thực sự được giao quyền đầy đủ. Điều này thể hiện ở việc Trung tâm Đào tạo chưa được chủ động trong việc sử dụng nguồn lực tài chính của đơn vị để đầu tư phát triển (mua sắm trang thiết bị, sửa chữa – chống xuống cấp, xây dựng cơ bản…); chưa được chủ động trong việc chủ động sắp xếp, điều chỉnh bộ máy để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có cũng như để giảm thiểu chi phí cho các bộ phận không cần thiết.

- Công tác tài chính kế toán chưa được coi trọng đúng mức. Từ nhiều năm nay đội ngũ cán bộ tài chính kế toán ở Trung tâm Đào tạo chưa được củng cố và tăng cường ngang tầm với nhiệm vụ, vì vậy đội ngũ cán bộ phụ trách tài chính kế toán trong Trung tâm Đào tạo còn thiếu về số lượng, và kế toán các đơn vị cấp dưới còn yếu về chuyên môn. Cán bộ quản lý tài chính ở các đơn vị cấp dưới bao gồm các thủ trưởng đơn vị, phụ trách kế toán còn yếu về chuyên môn hoặc các kế toán viên là kiêm nhiệm, thủ trưởng đơn vị do bận công tác chuyên môn chưa coi trọng công tác tài chính.

- Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm Đào tạo được xây dựng từ khi Trung tâm Đào tạo chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính nên một số khoản mục chi tiêu trong quy chế không còn phù hợp với thực tế và cần được điều chỉnh. Quy chế tiền lương chưa được xây dựng gắn liền với hiệu quả làm việc, chưa xây dựng được phương pháp phân phối thu nhập bổ sung cho người lao động.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Phân tích thực trạng cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Tổng cục tại chương 2, tác giả đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Trình bày tổng quan về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nói chung, các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Tổng cục nói riêng.

- Phân tích thực trạng thực hiện cơ chế về tài chính tại các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Tổng cục.

- Đánh giá những thành tựu đạt được và hạn chế trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Tổng cục, đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế.

Từ những vấn đề được đề cập trong chương 2, theo tác giả để tăng cường cơ chế tự chủ tài chính trong các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Tổng cục cần cân nhắc đưa ra những giải pháp, kiến nghị trên cơ sở bám sát định hướng phát triển, hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính áp dụng đối với các tổ chức khoa học và công nghệ của nhà nước. Nội dung này tác giả sẽ trình bày trong chương 3.

CHƢƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ TIÊU CHUẨN ĐO LƢỜNG

CHẤT LƢỢNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm đào tạo nghiệp vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng bộ khoa học và công nghệ (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)