tổ chức khoa học và công nghệ
1.3.1. Nhân tố khách uan
- Cơ chế, chính sách khoa học và công nghệ
+ Thể chế, chính sách khoa học và công nghệ: Đây chính là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, tổ chức khoa học và công nghệ nói riêng nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của nhà nước. Môi trường thể chế, chính sách khoa học công nghệ có tác động là động lực kích thích cả về cung lẫn cầu trên thị trường công nghệ.
Về phía cung, chính sách có tác động rất lớn đến nguồn cung của khoa học và công nghệ. Nếu có một cơ chế chính sách thích hợp về cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ đối với các nhà khoa học, kỹ thuật viên… thì chúng ta sẽ thu hút được rất nhiều người tài, tránh được tình trạng chảy máu chất xám…, chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai… Tất cả những chính sách đó của nhà
nước giúp nguồn cung của tổ chức khoa học và công nghệ tăng lên, ngược lại sẽ làm cho nguồn cung bị giảm sút.
Về phía cầu: với một môi trường kinh tế tự do cạnh tranh lành mạnh, việc đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước sẽ tác động buộc các tổ chức khoa học và công nghệ muốn tồn tại và phát triển đổi mới công nghệ, đổi mới hình thức kinh doanh, sản xuất, đổi mới cách thức cung cấp dịch vụ công.
+ Cơ chế quản lý tài chính:
Cơ chế quản lý tài chính là tổng thể các phương pháp, công cụ và hình thức tác động lên một hệ thống để liên kết phối hợp hành động giữa các bộ phận thành viên trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của quản lý. Quyết định sự thành công hay thất bại trong quản lý nói chung và trong quản lý thu - chi tại đơn vị nói riêng.
Cơ chế quản lý tài chính là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới công tác tự chủ tài chính tại tổ chức khoa học công nghệ. Nó có vị trí rất quan trọng thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:
+ Một là, cơ chế quản lý tài chính tổ chức khoa học công nghệ có vai trò cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính (các nguồn thu) nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động (các khoản chi) của đơn vị. Do đó, cơ chế phải được xây dựng phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị nhằm tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và phong phú đa dạng về hình thức, giúp cho các tổ chức khoa học công nghệ hoàn thành tốt nhiệm vụ được Nhà nước giao.
+ Hai là, cơ chế quản lý tài chính tổ chức khoa học công nghệ tác động đến quá trình chi tiêu ngân quỹ quốc gia, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị. Vì vậy, cơ chế đó phải khắc phục được tình trạng lãng phí các nguồn tài chính, đồng thời khuyến khích sử dụng tiết kiệm trong chi tiêu và tôn trọng nhiệm vụ và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của tổ chức khoa học công nghệ.
+ Ba là, cơ chế quản lý tài chính tổ chức khoa học công nghệ đóng vai trò như một cán cân công lý, đảm bảo tính công bằng hợp lý trong việc phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính giữa các loại hình tổ chức khoa học công nghệ, nhằm tạo môi trường bình đẳng, cũng như sự phát triển hài hoà giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong khu vực sự nghiệp khoa học công nghệ.
+ Bốn là, cơ chế quản lý tài chính tổ chức khoa học công nghệ góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính trong các đơn vị. Nó được xây dựng trên quan điểm thống nhất và hợp lý, từ việc xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu đến quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu nhằm phát huy vai trò của cơ chế tự chủ tài chính, đạt được mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Mặt khác, cơ chế quản lý tài chính tổ chức khoa học công nghệ quy định khung pháp lý về mô hình tổ chức, hoạt động của đơn vị. Chính vì vậy, xây dựng cơ chế quản lý tài chính phải quan tâm về tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ, kết hợp với tăng cường chế độ thống nhất chỉ huy, trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị dự toán và các cấp, các ngành trong quản lý.
- Sự phát triển khoa học và công nghệ nói chung, thị trường khoa học và công nghệ nói riêng
Sự phát triển khoa học và công nghệ nói chung, thị trường khoa học và công nghệ nói riêng đòi hỏi hoạt động quản lý tài chính phải thay đổi cho phù hợp, tránh lạc hậu, giúp các tổ chức khoa học và công nghệ dễ dàng tiếp cận và thực hiện đúng mục tiêu cơ chế quản lý tài chính.
Trình độ khoa học kỹ thuật – công nghệ càng phát triển đa dạng, phong phú, thị trường khoa học và công nghệ càng sôi động thì nhu cầu của xã hội đối với các hoạt động đo lường, thử nghiệm… ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao này của xã hội, các tổ chức khoa học và công nghệ phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu,
chuyển giao công nghệ… Muốn vậy, các tổ chức khoa học và công nghệ phải thường xuyên chuyển các nguồn lực vào hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Để làm được điều đó thì chính sách ưu tiên cho nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, quy trình cấp vốn cho hoạt động nghiên cứu… phải hết sức năng động và linh hoạt và do đó, hệ thống quản lý tài chính của các tổ chức khoa học và công nghệ cần phải được thay đổi cho phù hợp.
- Nguồn lực tài chính dành cho khoa học và công nghệ
Hoạt động khoa học và công nghệ đòi hỏi rất nhiều nguồn lực tài chính: nguồn lực tài chính để đầu tư cho cơ sở cho hoạt động nghiên cứu (từ trang thiết bị, phòng thí nghiệm đến quá trình nghiên cứu, các hoạt động thử nghiệ, điều tra); để nhập một số công nghệ mới, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Nguồn lực tài chính có tác động vào việc đổi mới, cải tiến sản phẩm trong các tổ chức qua việc tiến hành đầu tư nghiên cứu, tác động vào trình độ nguồn nhân lực qua việc đào tạo, bồi dưỡng… Nguồn lực tài chính nhiều hay ít quyết định phần lớn về trang thiết bị, máy móc, trình độ khoa học và công nghệ, trình độ nguồn nhân lực của tổ chức…, vì thế quyết định đến hoạt động, doanh thu của tổ chức khoa học và công nghệ và ảnh hưởng tới việc tổ chức khoa học và công nghệ đó có tự chủ về tài chính được không.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý. Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời chính xác của các quyết định quản lý, do đó nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý tài chính tại tổ chức khoa học công nghệ.
Đối với các cơ quan quản lý cấp trên, nếu cán bộ quản lý tài chính có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sẽ đưa ra được những giải
pháp phù hợp, xử lý thông tin quản lý kịp thời, chính xác làm cho hoạt động quản lý ngày càng đạt kết quả tốt.
Đối với các đơn vị cơ sở trực tiếp chi tiêu, một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác là một điều kiện hết sức cần thiết để đưa công tác quản lý tài chính kế toán của các đơn vị cơ sở ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả của công tác tự chủ tài chính trong toàn ngành.