Các bên tham gia thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định.

Quá trình thực hiện chính sách công bao gồm hai nội dung cơ bản là; ban hành các văn bản, các Chƣơng trình, Dự án thực thi chính sách (i) và tổ chức triển khai thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu của chính sách công (ii).

Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ở nội dung thứ hai của quá trình thực hiện chính sách đó là công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách.

1.4.2. Các bên tham gia thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh giao thông tĩnh

14.2.1. Chủ thể triển khai thực hiện chính sách

Nhà nƣớc là chủ thể hoạch định chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh và đồng thời cũng là chủ thể triển khai thực hiện chính sách. Chủ thể triển khai thực hiện chính sách chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh là các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc từ trung ƣơng xuống tới địa phƣơng, trong đó chủ yếu là các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nƣớc cùng với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nƣớc giữ vai trò điều tiết, định hƣớng các hoạt động thực hiện

chính sách bằng những công cụ quản lý của mình, giúp cho quá trình này luôn bám sát mục tiêu của chính sách.

Các cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình thực hiện chính sách bao gồm:

- Chính phủ: Chính phủ với vai trò là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao

nhất thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ vừa là cơ quan ban hành chính sách nhƣng cũng đồng thời là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách ở cấp trung ƣơng.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Với vị trí là cơ quan của Chính phủ, thực

hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với ngành, lĩnh vực đƣợc phân công, chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách do Quốc hội và Chính phủ ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.

- Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp: HĐND là cơ quan quyền lực

nhà nƣớc ở địa phƣơng, Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trƣơng, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phƣơng, xây dựng và phát triển địa phƣơng về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phƣơng, làm tròn nghĩa vụ của địa phƣơng đối với cả nƣớc. HĐND cấp tỉnh, huyện, xã sẽ thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn mình quản lý.

- UBND các cấp: Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến

pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trƣơng, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. UBND cấp tỉnh, huyện, xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chính sách và biện pháp thực hiện các chính sách do cơ quan nhà nƣớc cấp trên ban hành.

Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh, hệ thống các cơ quan nhà nƣớc tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh căn cứ vào cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống để huy động vào những hoạt động cụ thể khi triển khai thực hiện chính sách. Khi tham gia vào hoạt động thực hiện chính sách, các cơ quan nói trên sẽ đƣợc nhà nƣớc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm trong quá trình này.

- Xác định cơ quan giữ vai trò thống nhất quản lí trong phạm vi cả nƣớc, cơ quan giữ vai trò đầu mối tập hợp thông tin.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện chính sách từ trung ƣơng tới các địa phƣơng.

- Cung cấp nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật cho các cơ quan trong quá trình triển khai thực hiện chính sách theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt.

- Giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách để kịp thời điều chỉnh khi có sai lệch xảy ra, đồng thời theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chính sách.

1.4.2.2. Chủ thể tham gia phối hợp thực hiện chính sách

Chủ thể tham gia phối hợp thực hiện chính sách rất đa dạng, phong phú, có thể là các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Ở nƣớc ta hiện nay, các tổ chức tham gia phối hợp thực hiện chính sách bao gồm:

Thứ nhất, các tổ chức Chính trị- Xã hội. Đó là Mặt trận tổ quốc Việt

Nam và các tổ chức thành viên nhƣ; Công đoàn, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh với hơn 31 triệu hội viên.

Thứ hai, các hiệp hội nghề nghiệp - xã hội ở trung ƣơng và địa phƣơng,

Thứ ba, các tổ chức phi Chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành

phần kinh tế. Trong số các tổ chức nói trên, Mặt trận tổ quốc giữ vai trò trung tâm trong quá trình phối hợp thực hiện chính sách.

Ngoài ra, các cá nhân trong xã hội nhƣ các nhà khoa học, các học giả, chuyên gia chính sách trên các lĩnh vực, các doanh nghiệp cũng sẽ là các chủ thể phối hợp thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh.

1.4.2.3. Đối tượng thực hiện chính sách

Đối tƣợng thực hiện chính sách là những đối tƣợng, nhóm đối tƣợng chịu tác động trực tiếp hay tác động gián tiếp của chính sách, bao gồm:

Thứ nhất, đối tƣợng chịu tác động trực tiếp của chính sách phát triển hệ

thống giao thông tĩnh. Đối tƣợng chịu tác động trực tiếp của chính sách chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh là những ngƣời có phƣơng tiện giao thông cần chỗ đỗ, có nhu cầu gửi xe, sử dụng dịch vụ và tham gia kinh doanh tại các bãi đỗ, bến xe. Thông thƣờng, nếu chính sách khi thực hiện, tác động tới nhóm đối tƣợng này theo hƣớng có lợi và phù hợp với điều kiện thực tiễn của họ, thì họ sẽ tích cực tham gia và ngƣợc lại. Vì vậy, khi tổ chức thực thi chính sách, cần phải có các phƣơng án nhằm thu hút họ tham gia vào quá trình thực hiện chính sách.

Thứ hai, đối tƣợng chịu sự tác động gián tiếp của chính sách phát triển

giao thông tĩnh. Đây là những đối tƣợng mà khi chính sách đƣợc triển khai không chịu tác động một cách trực tiếp nhƣng ít nhiều cũng bị ảnh hƣởng bởi quá trình này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)