Định hướng, chiến lược, quy hoạch có liên quan đến hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82 - 100)

giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội

- Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong Quyết định số: 519/QĐ-TTg ngày 31 tháng 03 năm 2016 của Thủ tƣớng Chính phủ [31].

* Mục tiêu quy hoạch

- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải hoàn thiện đáp ứng đƣợc các tiêu chí: Bền vững, đồng bộ, hiện đại trên cơ sở định hƣớng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

- Cụ thể hóa định hƣớng Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xâydựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

- Xây dựng kế hoạch đầu tƣ hệ thống giao thông vận tải theo các giai đoạn, xác định các dự án ƣu tiên.

- Đề xuất các giải pháp về tổ chức, quản lý giao thông và các cơ chế chính sách cho việc quản lý, thực hiện Quy hoạch.

- Làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

* Nội dung quy hoạch giao thông tĩnh Hà Nội

Hạ tầng bến, bãi đỗ xe và Trung tâm tiếp vận a) Bến xe khách liên tỉnh

- Nâng cấp, cải tạo các bến xe hiện có, gồm: Mỹ Đình, Nƣớc Ngầm, Giáp Bát, Gia Lâm, Thƣờng Tín; xây dựng mới bến xe khách Xuân Mai thành bến xe cấp 3 kết hợp Điểm trung chuyển xe buýt.

- Xây dựng một số bến xe khách trong giai đoạn trung hạn tại các khu vực: Phía Nam (Nam Vành đai 3, phƣờng Yên Sở, quận Hoàng Mai, diện tích Khoảng 3,4 ha); phía Tây (khu vực Nam Quốc lộ 32, Xuân Phƣơng, huyện Từ Liêm, diện tích Khoảng 3 - 5 ha); phía Bắc (khu vực Vân Trì và Hải Bối, huyện Đông Anh diện tích Khoảng 3 - 5 ha).

- Xây dựng mới các bến xe khách liên tỉnh kết hợp các Điểm đầu cuối xe buýt tại mỗi khu vực nhƣ sau:

+ Khu đô thị trung tâm gồm: Bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông) diện tích Khoảng 7 ha; bến xe phía Đông Bắc (Cổ Bi, huyện Gia Lâm) diện tích Khoảng 8 - 10 ha; bến xe phía Nam (Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) diện tích Khoảng 11 ha; bến xe Đông Anh diện tích Khoảng 5,3 ha; bến xe Phùng (huyện Đan Phƣợng) diện tích Khoảng 8 - 10 ha; bến xe phía Tây (huyện

Quốc Oai) diện tích Khoảng 5 - 7 ha; bến xe phía Bắc (Nội Bài) diện tích Khoảng 5 - 7 ha;

+ Khu đô thị vệ tinh gồm: Bến xe Phú Xuyên diện tích Khoảng 5 ha; bến xe Xuân Mai diện tích Khoảng 5 ha; bến xe Nam Hòa Lạc diện tích Khoảng 5 ha; bến xe Bắc Hòa Lạc diện tích Khoảng 5 ha; bến xe Sơn Tây 2 diện tích Khoảng 5 ha; bến xe Nam Sóc Sơn diện tích Khoảng 5 ha; bến xe Bắc Sóc Sơn diện tích Khoảng 5 ha.

b) Bến xe tải liên tỉnh

- Từng bƣớc di chuyển các bến xe tải hiện có ra khu vực ngoài đƣờng Vành đai 3 và chuyển đổi đất của các bến xe này phục vụ giao thông công cộng.

- Xây dựng mới các bến: Bến xe Nội Bài diện tích Khoảng 6 ha; bến xe Phủ Lỗ diện tích Khoảng 10 ha; bến xe Yên Viên (có xem xét dự phòng cho việc kết hợp với xe khách) diện tích Khoảng 10 ha; bến xe Trâu Quỳ diện tích Khoảng 10 ha; bến xe tải phía Nam diện tích Khoảng 10 ha; bến xe Khuyến Lƣơng diện tích Khoảng 3,5 ha; bến xe Hà Đông diện tích Khoảng 6 ha; bến xe Phùng diện tích Khoảng 6 ha.

- Xây dựng mới tại các đô thị vệ tinh, mỗi đô thị 1 bến xe tải liên tỉnh. c) Bãi đỗ xe nội đô: Quy hoạch các Điểm trông giữ xe công cộng tập trung tại các quận, huyện đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Dành quỹ đất hợp lý trong các khu đô thị mới để bố trí các bãi đỗ xe, ƣu tiên phát triển bãi đỗ xe ngầm hoặc nhiều tầng. Tổng diện tích các bãi đỗ xe khu vực nội đô Khoảng 1.706 ha.

d) Quy hoạch các trung tâm dịch vụ trên các trục quốc lộ hƣớng tâm tại các cửa ngõ vào thành phố gồm: Dịch vụ rửa xe, tiếp nhiên liệu, sửa chữa nhỏ, các dịch vụ khác...

đ) Quy hoạch các Điểm thông quan nội địa (Cảng cạn ICD) gồm: ICD Gia Lâm (Cổ Bi), ICD Đông Anh, ICD Đức Thƣợng, ICD kết hợp với cảng tổng hợp gồm: ICD Khuyến Lƣơng, Hồng Vân, Phù Đổng.

e) Các trung tâm tiếp vận: Quy hoạch 07 vị trí trung tâm tiếp vận tại các đầu mối giao thông chính là khu vực gần các ga đầu mối của đƣờng sắt Quốc gia gồm: Ga Ngọc Hồi, ga Yên Viên, ga Bắc Hồng, ga Lạc Đạo, ga Tây Hà Nội, ga Hà Đông, ga Mê Linh. Quy mô mỗi trung tâm có diện tích Khoảng 10 ha.

3.2.Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.1.Giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.1.1.Hoàn thiện nội dung chính sách phí sử dụng hạ tầng giao thông tĩnh

- Về chính sách phí đỗ xe

+ Chuyển cơ chế thu phí trông giữ phƣơng tiện hiện nay sang giá dịch vụ thì mới có thể thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc dƣới hình thức xã hội hóa. Phí đỗ xe tại bãi đỗ do tƣ nhân cung cấp nên để nhà đầu tƣ xác định phù hợp với cung cầu của thị trƣờng, thí điểm thu theo mức giá riêng, đƣợc cấp có thẩm quyền chấp thuận nhƣng vẫn cần có sự kiểm soát để đảm bảo quyền lợi ngƣời dân, tránh tình trạng “thổi giá” vào lúc cao điểm.

+ Áp dụng phí đỗ xe linh hoạt. Có chính sách về mức giá cƣớc, phí linh hoạt (theo khu vực, theo thời điểm, theo loại phƣơng tiện), đảm bảo đủ hấp dẫn các nhà đầu tƣ, đầu tƣ vào lĩnh vực giao thông tĩnh của Thành phố. Thông qua các biện pháp cơ bản là tăng phí đỗ xe, đồng thời phí đỗ xe cần cơ cấu theo khu vực và theo thời gian, cụ thể là cần áp dụng mức giá cao nhất tại khu vực có nhu cầu đỗ xe cao nhƣng hạ tầng đỗ xe hạn chế, mức giá cao nhất cũng cần đƣợc áp dụng vào thời gian cao điểm. Tuy nhiên cần lƣu ý rằng, dù biện pháp tăng phí đỗ xe đã đƣợc áp dụng tại nhiều đô thị lớn trên thế giới nhƣng Thủ đô Hà Nội có những đặc thù riêng, do đó giải pháp này cần những nghiên cứu cụ thể hơn, phù hợp với chính sách an sinh xã hội chung.

+ Khuyến khích thực hiện mô hình khoán quản lý khai thác và thu cƣớc, phí đỗ xe tại một số quận, khu vực trung tâm Thành phố.

+ Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến để thu cƣớc, phí tại các điểm đỗ xe, bến, bãi đỗ xe. Có mức cƣớc, phí ƣu đãi cho taxi đỗ tại các điểm đỗ công cộng.

- Về áp dụng biện pháp quản lý đỗ xe đặc thù theo từng khu vực để đảm bảo cân đối cung- cầu về chỗ gửi xe

Dựa trên những khác biệt về nhu cầu đỗ xe và khả năng cung cấp hạ tầng bãi đỗ, cần áp dụng biện pháp quản lý đỗ xe đặc thù để điều chỉnh lƣợng xe gửi, cụ thể nhƣ sau.

+ Hạn chế nhu cầu đỗ xe trong khu vực lõi trung tâm

Khu vực lõi trung tâm, nhu cầu đỗ xe hiện tại là rất cao do lƣu lƣợng giao thông đặc biệt lớn, nhƣng quỹ đất khu vực này vô cùng hạn hẹp dẫn đến khả năng cung cấp hệ thống bãi đỗ mới gần nhƣ không thể hoặc có nhƣng rất ít. Xét về định hƣớng phát triển giao thông trong tƣơng lai, khu vực này cần hạn chế dần tiến tới cấm hẳn việc sử dụng phƣơng tiện cá nhân. Do đó, chiến lƣợc quản lý đỗ xe trong khu vực này là quyết liệt hạn chế nhu cầu đỗ xe thông qua các biện pháp: Áp dụng chỉ số cung cấp chỗ đỗ xe tối đa nhằm hạn chế hạ tầng bãi đỗ, cấm đỗ xe trên vỉa hè các tuyến phố có mật độ giao thông cao, hạn chế đỗ xe trong giờ cao điểm, giới hạn thời gian đỗ xe, áp dụng mức phí đỗ xe cao nhất. Đƣa ra các quy định giới hạn thời gian đậu đỗ trên các tuyến đƣờng trên (ví dụ không quá 3 giờ) hoặc không đỗ trong giờ cao điểm (sáng từ 7h30 đến 8h30 chiều từ 16h30 đến 18h30) từ đó hoàn thiện các điểm đỗ xe trên đƣờng.

+ Hạn chế nhu cầu đỗ xe kết hợp với dịch chuyển nhu cầu đỗ xe trong khu vực đã phát triển.

Khu vực đã phát triển cũng có nhu cầu đỗ xe rất cao và khả năng cung cấp hạ tầng đỗ xe hạn chế. Có thể khai thác đỗ xe trên vỉa hè hoặc một phần

lòng đƣờng, nhƣng phải quy hoạch tốt dành cho ngƣời đi bộ. Ngoài ra, còn có nhiều bãi đỗ xe do các đơn vị tƣ nhân cung cấp tại các tòa nhà văn phòng, trung tâm thƣơng mại. Do đó, chiến lƣợc quản lý đỗ xe trong khu vực này là hạn chế nhu cầu đỗ xe kết hợp với dịch chuyển nhu cầu đỗ xe vào giờ cao điểm sang các khu vực khác (áp dụng cho các chuyến đi không cố định nhƣ mua sắm, cá nhân). Các biện pháp có thể triển khai: Áp dụng chỉ số cung cấp chỗ đỗ xe tối đa tại các tòa nhà văn phòng, trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, các tòa nhà chung cƣ đặc biệt là chung cƣ cao cấp có thể áp dụng chỉ tiêu tối thiểu; hạn chế đỗ xe ở một số tuyến phố, cấm đỗ xe vào thời điểm cao điểm, áp dụng mức phí đỗ xe cao, không quy định về phí đỗ xe tại bãi đỗ do tƣ nhân cung cấp.

+ Khai thác hiệu quả hạ tầng bãi đỗ hiện tại, kiểm soát hợp lý việc cung cấp bãi đỗ mới trong khu vực mới phát triển

Khu vực mới phát triển có nhu cầu đỗ xe lớn tại các công sở, tòa nhà văn phòng với thời gian đỗ dài, nên có thể bổ sung các khu vực đỗ xe tập trung (bãi đỗ rộng, bãi đỗ xe cao tầng hoặc bãi đỗ xe ngầm) do hình thức đỗ xe này đặc biệt thích hợp cho thời gian dừng đỗ dài. Các trƣờng học (phổ thông, đại học, cao đẳng và dạy nghề) cần áp dụng chỉ tiêu cung cấp chỗ đỗ xe tối đa để khuyến khích học sinh, sinh viên sử dụng giao thông công cộng.

+ Quy định đối với các điểm đỗ, bãi đỗ xe trong phạm vi vành đai 3 không đƣợc phép cho xe tải vào đỗ (trừ các xe đƣợc cấp phép).

+ Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt mức giá trần dịch vụ trông giữ xe, giá dịch vụ bến xe, giá trông giữ xe trong bến phù hợp với từng khu vực, quy mô và tính chất (mức độ hiện đại) của từng dự án nhằm đảm bảo thời gian thu hồi vốn hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội.

3.2.1.2. Hoàn thiện nội dung chính sách đầu tư phát triển giao thông tĩnh

+ Sớm nghiên cứu, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn một cách cụ thể cho các dự án điểm, bãi đỗ xe để các nhà đầu tƣ thực hiện. Đây là điều mà các nhà đầu tƣ rất quan tâm, tránh khi dự án triển khai lại vƣớng mắc về cơ chế, quy định, thủ tục.

+ Ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các bãi đỗ xe cao tầng, các bãi đỗ xe ngầm có

áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm giải quyết tình trạng thiếu quỹ đât cho bãi đỗ xe hiện nay đồng thời khai thác triệt để các diện tích đất trống công cộng có đủ điều kiện để bố trí điểm đỗ, bãi đỗ xe. Tháo gỡ các vƣớng mắc để khuyến khích các dự án kiểu này có thể triển khai trên thực tiễn.

+ Hỗ trợ về thủ tục hành chính, ƣu tiên vay vốn, tháo gỡ những vƣớng mắc về cơ chế giá, giải phóng mặt bằng,... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ tham gia vào lĩnh vực này.

* Đối với bến xe

- Về chính sách đầu tư phát triển bến xe

Tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện, ƣu đãi nhằm thu hút đầu tƣ vào phát triển giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng việc duy trì các giải pháp:

+ Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% tiền thuê đất trong 10 năm đầu kể từ khi phát sinh nghĩa vụ nộp tiền thuê đất.

+ Đƣợc vay vốn từ Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố với lãi suất ƣu đãi. Trƣờng hợp sử dụng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, đƣợc Ngân sách thành phố hỗ trợ lãi suất vay theo hợp đồng tín dụng nhƣ sau:

++ 50% tiền lãi vay đầu tƣ trong 03 năm đầu cho các dự án xây dựng bãi đỗ xe;

++ 30% tiền lãi vay đầu tƣ trong thời gian 05 năm đầu cho các dự án xây dựng bến xe, điểm trung chuyển hàng hóa, trung tâm tiếp vận.

+ Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% tiền thuế nhập khẩu phải nộp đối với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho dự án

xây dựng bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe ngầm đối với các thiết bị, dây chuyền công nghệ trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hoặc trong nƣớc đã sản xuất nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật.

3.2.1.3. Hoàn thiện nội dung chính sách đất đai phát triển giao thông tĩnh

- Hoàn thiện quy hoạch giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

cho phù hợp với tình hình hiện nay. Cần sớm hoàn thiện quy hoạch giao thông tĩnh Thủ đô để phục vụ nhu cầu cấp bách cũng nhƣ lâu dài của ngƣời dân về điểm đỗ xe, bến xe để thay thế quy hoạch 165 năm 2003 đã lỗi thời cũng nhƣ phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội theo Quyết định 519/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

- Điều chỉnh quy hoạch đất, dành quỹ đất hợp lý và quản lý chặt chẽ quỹ đất giành cho giao thông theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng GTVT bao gồm cả dải hành lang an toàn giao thông và quỹ đất để đầu tƣ phát triển hệ thống giao thông tĩnh, các quỹ đất phục vụ cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Cho phép tiếp cận và đáp ứng sự phát triển những nhu cầu cơ bản về giao thông của các cá nhân, doanh nghiệp, và xã hội một cách có định hƣớng và có kế hoạch theo lộ trình phù hợp với sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị.

* Đối với bãi đỗ xe

+ Ƣu tiên và dành quỹ đất xây dựng để phát triển các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe khu vực ngoài vành đai 2 để giảm áp lực về nhu cầu đỗ xe cho khu vực 04 quận nội thành cũ (khu vực nội đô lịch sử).

+ Xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể di chuyển các trƣờng đại học, bệnh viện, các công ty, nhà xƣởng sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng, một số cơ quan hành chính, truờng học ra khỏi các khu trung tâm thành phố và có cơ chế chính sách rõ ràng về mặt bằng, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện đi lại đảm bảo cho việc di chuyển thuận lợi nhất cho đối tƣợng cần di chuyển. Diện

tích đất bàn giao sẽ dành để xây dựng các công trình giao thông tĩnh, các công viên, cây xanh, công trình phúc lợi xã hội,...

* Đối với bến xe

- Điều chỉnh vị trí, diện tích các bến xe khách liên tỉnh

Vị trí của bến xe khách có ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình giao thông của thành phố cũng nhƣ việc quy hoạch các trục đƣờng vận tải chính. Do vậy, việc lựa chọn địa điểm xây dựng bến xe khách phụ thuộc vào định hƣớng phát triển chung của hệ thống GTVT và khối lƣợng hành khách dự báo.

Việc lựa chọn vị trí để xây dựng các bến xe khách cần thỏa mãn các yêu cầu nhƣ: Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất của thành phố; thuận lợi kết nối, trung chuyển giữa giao thông đối ngoại và giao thông đối nội; tận dụng đƣợc các công trình hạ tầng giao thông hiện có và giảm tác động tiêu cực đến môi trƣờng và xã hội; đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82 - 100)