Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 62)

giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.3.2.1. Xây dựng kế hoạch triển thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội tăng cƣờng chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp huyện, cấp xã trên địa bàn, nhất là các quận, phƣờng ở khu vực trung tâm về công tác quản lý điểm đỗ xe, bến, bãi đỗ xe công cộng, các công trình giao thông tĩnh khác và đã có nhiều chuyển biến, đáp ứng một phần nhu cầu ngày càng bức thiết về giao thông tĩnh trên địa bàn. Trên cơ sở chỉ đạo của Thành phố, các cấp chính quyền đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện trên địa bàn mình.

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức vận hành hệ thống giao thông tĩnh hiện nay

Các đơn vị KD khác

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI UBND QUẬN, HUYỆN

Tổng Công ty vận tải Hà Nội Cty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe HN Phòng Phƣơng tiện Vận tải Phòng Giao thông đô thị Thanh tra GTVT Phòng ban khác Cty TNHH MTV Quản lý bến xe Hà Nội và TTQLBX Quản lý trực tiếp (hành chính - tổ chức) Quản lý nhà nƣớc (luật lệ, thủ tục)

Các văn bản, kế hoạch hƣớng dẫn tổ chức thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đƣợc các cấp chính quyền ở cả thành phố, quận huyện cho đến phƣờng xã quan tâm xây dựng để đƣa chính sách vào đời sống thực tiễn. Tiến độ ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chính sách v và các kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, nhìn chung là kịp thời, bám sát với mục tiêu và nội dung của chính sách. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý điều hành còn lỏng lẻo nên đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí các nguồn lực của nhà nƣớc và không thu hút đƣợc nguồn lực tại chỗ cho phát triển giao thông tĩnh trên địa bàn Thủ đô.

2.3.2.2. Phân công, phối hợp giữa các chủ thể tham gia thực hiện chính sách

Quản lý giao thông tĩnh là lĩnh vực cần có sự tham gia liên ngành, sự phối hợp nhịp nhàng của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách là các cơ quan hành chính nhà nƣớc, các doanh nghiệp, tổ chức là đơn vị quản lý, vận hành, kinh doanh, khai thác hệ thống giao thông tĩnh và ngƣời dân. Vai trò quản lý đặc biệt đƣợc đề cao đối với Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ khẩn trƣơng chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, và Cục Thuế; UBND các quận, huyện, phƣờng, xã,...

Việc ban hành và triển khai Kế hoạch liên ngành số 489/KHLN/GTVT- CATP-SXD ngày 5-6-2015 của liên ngành Công an - GTVT - Xây dựng về việc tăng cƣờng công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố cũng đã đƣợc thực hiện nghiêm túc nhằm thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt các biện pháp quản lý giao thông nói chung, giao thông tĩnh nói riêng.

Tuy nhiên, hiện còn điểm chƣa hợp lý trong phối hợp quản lý giao thông tĩnh ở Hà Nội. Hiện nay việc quản lý, khai thác điểm đỗ đƣợc giao cho

khoảng trên 20 doanh nghiệp (chỉ có 02 doanh nghiệp nhà nƣớc) có đăng ký kinh doanh chƣa kể đến các cá nhân, hộ gia đình lấn chiếm. Việc quản lý các điểm khai thác điểm đỗ lại chồng chéo. Một đơn vị khai thác điểm đỗ phải chịu sự quản lý của hàng loạt cơ quan nhƣ lực lƣợng phòng cháy chữa cháy, Sở GTVT Hà Nội, Sở Tài chính, UBND các quận, huyện..., Sự quản lý chồng chéo này đã khiến bãi đỗ xe ở Hà Nội bộc lộ điểm yếu trong khâu tổ chức, phối hợp quản lý.

2.3.2.3.Thực hiện các giải pháp cụ thể, đặc thù

- Đối với phát triển mạng lưới bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng

+ Sắp xếp lại một số điểm bãi đỗ xe hiện tại trong nội thành Hà Nội cho hợp lý hơn.

+ Tăng cƣờng đầu tƣ trang, thiết bị hiện đại cho bãi, bến xe ổn định. Thống nhất khai thác quản lý bãi, bến đỗ, điểm đỗ xa trên địa bàn thành phố.

+ Tận dụng bố trí điểm đỗ xen kẽ trong khu vực cây xanh công viên, trong trụ sở các cơ quan có diện tích trống rộng và những điểm đỗ ngầm dƣới công trình xây dựng mới.

+ Phê duyệt một số dự án xây bãi đỗ xe ngầm nhƣ công viên Thống Nhất, sân vận động Quần Ngựa, bãi đỗ xe cao tầng tại Lê Văn Lƣơng, Nguyễn Công Hoan, Trần Nhật Duật,…

+ Trong năm 2009, Thanh tra giao thông đã phối hợp cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu áp dụng thí điểm mô hình khoán quản trong việc trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô kết hợp giữa dịch vụ công và trật tự công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Theo đó, từ hơn 170 chủ thể trông giữ xe hiện chỉ còn tồn tại 5 doanh nghiệp thực hiện việc trông giữ xe theo khu vực. Một số quận, huyện nội thành đã triển khai áp dụng theo loại mô hình này nhƣ Đống Đa, Hai Bà Trƣng, Ba Đình, giải quyết phần nào nhu cầu trông giữ xe của ngƣời dân hiện nay.

+ Thực hiện di dời các bến xe tại khu vực trung tâm thành phố nhƣ bến xe Kim Mã, Lƣơng Yên ra khu vực bên ngoài nhƣ bến xe Mỹ Đình, Nƣớc Ngầm, Yên Nghĩa, Gia Lâm,...

+ Mở rộng diện tích và đầu tƣ cơ sở hạ tầng một số bến xe đang quá tải hiện nay nhƣ bến xe Mỹ Đình, bến xe Nƣớc Ngầm, bến xe Gia Lâm

+ Tiến hành phân luồng đối với một số tuyến, đảm bảo cân đối giữa nhu cầu đi lại và khả năng đáp ứng của các bến xe, cũng nhƣ giảm bớt lƣu lƣợng ngƣời và phƣơng tiện tại khu vực trung tâm. Bến xe Yên Nghĩa sử dụng 30% công suất; Bến xe Nƣớc Ngầm sử dụng 50% công suất. Trong khi đó, Bến xe Mỹ Đình lại quá đông phƣơng tiện dẫn đến quá tải nên đã tiến hành điều chuyển một số tuyến xe từ bến Mỹ Đình sang bến Nƣớc Ngầm, Nam Thăng Long và các bến xe khác…

2.3.2.4. Huy động nguồn lực phát triển giao thông tĩnh

+

kinh phí lên tới 3.000 tỷ đồng, nhằm giải quy

Cụ thể, bãi đỗ xe ở phần không gian ngầm tại số 295 Lê Duẩn, quận Đống Đa quy mô 1,03ha, tổng mức đầu tƣ 600 tỷ đồng; bãi đỗ xe trƣớc cổng và trong Công viên Thống Nhất, giáp phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trƣng quy mô 0,3ha, tổng mức đầu tƣ dự kiến 450 tỷ đồng; bãi đỗ xe Công viên Tuổi trẻ (Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng) quy mô 1,12ha, tổng mức đầu tƣ 800 tỷ đồng; bãi đỗ xe Quảng Trƣờng 19/8 (cả phạm vi dƣới vƣờn hoa) quận Hoàn Kiếm quy mô 0,32ha, tổng mức đầu tƣ 350 tỷ đồng; bãi đỗ xe ngầm sân vận động Quần Ngựa, quận Ba Đình 1,12ha có mức đầu tƣ dự kiến 800 tỷ đồng.

Bảng 2.5. Thống kê các dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng

Stt Tên dự án Địa điểm XD Quy mô

(ha) Sức chứa (Xe) Nguồn vốn đầu Thời gian hoàn thành 1 Bến đỗ xe Ngọc Khánh Phƣờng Ngọc Khánh - Quận Ba Đình 15,650 300 Ngân sách Tháng 10- 1996 2 Bến đỗ xe Dịch Vọng Phƣờng Dịch Vọng -

Quận Cầu Giấy 15,279 250 Ngân sách Ngân sách

3 Bến đỗ xe Kim Ngƣu Phƣờng Hoàng Văn Thụ - Quận Hoàng Mai 16,922 160 Ngân sách Ngân sách 4 Bến đỗ xe Nam Thăng Long Phƣờng Mai Dịch -

Quận Cầu Giấy 5,621 40 Ngân sách Ngân sách

5 Bến đỗ xe Hải

Bối

Xã Hải Bối - Huyện

Đông Anh 20,000 220 Ngân sách Ngân sách

6 Bến đỗ xe Gia

thuỵ

Phƣờng Gia Thuỵ -

Quận Long Biên 12,993 186 Ngân sách Ngân sách

7 Mỹ Đình1 Mỹ Đình - Huyện Từ

Liêm

79,049 1600 Ngân sách Ngân sách

8 Mỹ Đình 2 14,935 80 Ngân sách Ngân sách

9 Tổng 180,449 2863

2.3.2.4. Kiểm tra, thanh tra, đôn đốc thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tại các điểm đỗ xe, bến, bãi đỗ xe của lực lƣợng chức năng đã cơ bản góp phần duy trì trật tự tại khu vực các điểm đỗ, nhƣng chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Huy động lực lƣợng tạo sự thƣờng xuyên, thống nhất, quyết liệt trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong quản lý bến xe, bãi đỗ xe, tránh tình trạng bến cóc, thành lập bãi đỗ xe không phép, trái quy định,...thực hiện đồng bộ các giải pháp an toàn giao thông nói chung, kiên quyết xử lý các vi phạm tạo ra sự hỗ trợ, tác động tích cực đến công tác đảm bảo an toàn giao thông. Năm 2016, lực lƣợng Thanh tra giao thông Hà Nội đã xử phạt 4.310 trƣờng hợp vi phạm dừng, đỗ xe sai quy định gây cản trở giao thông với số tiền phạt trên 3,1 tỷ đồng. Đặc biệt, Thanh tra giao thông đã

xử phạt 222 trƣờng hợp vi phạm về trông giữ phƣơng tiện, phạt tiền gần 1 tỷ đồng (Nguồn: Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội).

2.4. Đánh giá chung về chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.4.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

Những biện pháp quản lý trên đã đem lại những kết quả nhất định nhằm phát triển hệ thống giao thông tĩnh, đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Về diện tích đất dành cho Giao thông tĩnh:

Bảng 2.6. Diện tích đỗ xe hiện trạng với Quy hoạch tại các Quận/huyện

của Thành phố Hà Nội (năm 2010)

TT Quận/Huyện Diện tích đỗ xe 2010 (m2) Diện tích đỗ xe QH 2010 theo QĐ165 (m2) Tỷ lệ đạt đƣợc so với QH Diện tích Quận/Huyện (m2) Tỷ lệ đạt đƣợc so với diện tích đất Tỷ lệ tiêu chuẩn 1 Hoàn Kiếm 30,863.8 113,300 27.24% 5,290,000 0.58% 2.14% 2 Ba Đình 76,737.4 229,800 33.39% 9,250,000 0.83% 2.48% 3 Hai Bà Trƣng 27,066.22 424,000 6.38% 10,090,000 0.27% 4.2% 4 Đống Đa 14,689.68 252,100 5.83% 9,960,000 0.15% 2.53% 5 Hoàng Mai * 75,272 40,320,000 0.19% 0% 6 Long Biên * 15,448 59,930,000 0.03% 0% 7 Cầu Giấy 67,513 504,200 13.39% 12,030,000 0.56% 4.19% 8 Thanh Xuân 9,494 324,200 2.93% 9,080,000 0.1% 3.57% 9 Tây Hồ 2,066.6 272,100 0.76% 24,010,000 0.01% 1.13% 10 Hà Đông * 14,972.6 48,340,000 0.03% 0% 11 Từ Liêm 95,146 445,700 21.35% 75,630,000 0.13% 0.59% Tổng 429,269.3 5,033,200 8.53% 303,930,000 0.14% 1.66%

(Nguồn: Theo Báo cáo của Sở GTVT [1])

Bảng trên cho thấy, diện tích đỗ xe đã có những chuyển biến. Các quận nội thành nhƣ Hoàn Kiếm, Ba Đình, tỷ lệ diện tích đỗ xe đạt đƣợc so với Quy hoạch lần lƣợt là 27,24% và 33,39%; trong khi một số quận khác tỷ lệ còn thấp nhƣ Tây Hồ 0,76%, Thanh Xuân 2,93%.

Biểu đồ 2.3. So sánh diện tích đỗ xe hiện trạng với quỹ đất đỗ xe Quy

hoạch (chỉ tính với các quận cũ, có trong QH165)

Nhƣ vậy, có thể thấy vẫn còn độ chênh lệch khá lớn giữa diện tích đỗ xe thực tế 2010 với diện tích quy định theo Quy hoạch 165. Điều này cho thấy những nỗ lực từ phía nhà nƣớc vẫn đem lại kết quả chuyển dịch còn hạn chế trong việc cải thiện quỹ đất dành cho bãi đỗ xe.

- Về mức độ hoàn thành các dự án xây dựng bãi đỗ xe, bến xe

Quy hoạch 165 năm 2003 đƣợc xây dựng chi tiết và bài bản với kỳ vọng giải quyết tối đa nhu cầu điểm đỗ xe. các vị trí đƣợc quy hoạch điểm đỗ đều tọa lạc tại những vị trí thuận lợi cho việc di chuyển của ngƣời dân và phát triển giao thông. Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch hậu phê duyệt lại không đúng tiêu chí ban đầu. Nhiều dự án xây dựng bãi đỗ xe chậm đƣợc triển khai, thậm chí đƣợc điều chỉnh mục đích sử dụng thành các chung cƣ, trung tâm thƣơng mại. Điển hình nhƣ Bến xe Gia Thụy đƣợc quy hoạch thành điểm đỗ xe hiện đại với quy mô rộng hơn 6 ha nhƣng sau khi diện tích trên đƣợc giao về cho UBND quận Long Biên quản lý, quy hoạch bãi đỗ xe đƣợc điều chỉnh thành Trung tâm thƣơng mại Savico MegaMall gồm 2 tòa nhà cao 3 tầng; Lô đất 3.000 m2 số 16 Phan Chu Trinh, đƣợc quy hoạch là điểm đỗ xe cho khu vực Trần Hƣng Đạo, Ngô Quyền, Hàm Long, Lý Thƣờng Kiệt, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tông... trở thành cao ốc; khu đất 1.400 m2 tại góc phố Hai Bà Trƣng - Hàng Bài, dự kiến xây dựng bãi đỗ xe nhiều tầng ngầm và nổi để thay thế các điểm đỗ trên hè phố Hai Bà Trƣng, Hàm Long, Hàng Trống, Bà Triệu... đƣợc điều chỉnh xây dựng thành tòa nhà chung cƣ, văn phòng cao cấp, nay lại trở thành một khách sạn cao cấp. Khu đất C3 khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính đã đƣợc quy hoạch làm nhà để xe cao tầng, kết hợp với văn phòng. Tuy nhiên, sau 2 lần đƣợc Sở Quy hoạch kiến trúc điều chỉnh, nó đã trở thành dự án khu nhà ở, dịch vụ thƣơng mại Golden Palace 20 tầng.

- Về ứng dụng công nghệ quản lý, điều hành bãi đỗ xe. Hiện tại Hà Nội mới chỉ có một số dự án bãi đỗ xe thông minh đƣợc ứng dụng công nghệ Hàn Quốc và Nhật Bản là bãi đỗ xe phố Nguyễn Công Trứ (30 xe), Trần Nhật Duật (91 xe) và bãi đỗ xe thông minh tại phố Nguyễn Công Hoan (221 xe).

Hà Nội cũng đang đẩy mạnh triển khai các dự án bãi đỗ xe ngầm tại 3 dự án bãi xe ngầm tại công viên Nhân Chính, nhà thi đấu Quần Ngựa và công viên Thống Nhất và phê duyệt các dự án bãi xe ngầm tại 4 quận nội đô lịch sử: Hai Bà Trƣng, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Ba Đình.. Song nhìn chung, các bãi đỗ xe của Hà Nội vẫn ở dạng thô sơ, chủ yếu là trên mặt đất.

- Về phát triển các bến xe: Hiện nay, Hà Nội đang tập trung vào điều chỉnh phân luồng tuyến tại các bến xe, tập trung đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch các bến, bãi đỗ xe đồng bộ, có tính kết nối cao nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại. Thành phố đã hoàn thành Dự án xây dựng Bến xe Yên Nghĩa và Dự án mở rộng Bến xe Mỹ Đình. Hà Nội cũng đã cho phép xây dựng 4 bến xe khách tại các điểm đầu mối, cửa ngõ đi vào trung tâm thành phố gồm bến xe khách phía Nam (xã Duyên Hải, huyện Thƣờng Tín), bến xe khách phía Đông (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm) và bến xe khách phía Tây (xã Đức Thƣợng, huyện Hoài Đức) bằng nguồn vốn tự huy động của Transerco. Hà Nội đã kêu gọi xã hội hóa đầu tƣ xây dựng một số bến xe song tiến độ còn chậm. Ngoài các vƣớng mắc về quy hoạch, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng còn có nguyên nhân là năng lực tài chính của các nhà đầu tƣ còn yếu.

2.4.2.Đánh giá về nội dung chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.4.2.1.Những ưu điểm

Nhìn chung, chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội về cơ bản đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu về mặt nội dung chính sách.

- Chính sách đƣợc xây dựng với những nội dung cơ bản phù hợp với yêu cầu thực tiễn của hệ thống giao thông và yêu cầu thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Các nội dung chính sách đã đƣa ra các giải pháp tƣơng đối khả thi, căn cứ vào những đặc thù về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội, ví dụ chính sách khuyến khích, ƣu

tiên xây dựng bãi đỗ xe cao tầng trong điều kiện diện tích đất dành cho giao thông tĩnh ở các quận nội đô hạn hẹp; chính sách phân loại mức phí giúp điều chỉnh lƣợng xe đỗ ở khu vực trung tâm so với các khu vực khác,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)