Bài học cho Việt Nam và thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia, các thành phố trên, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh nhƣ sau:

- Sử dụng đắc lực công cụ thuế phí trong phát triển hệ thống giao thông tĩnh. Các quy phạm pháp luật cần đặt ra để tạo một khung cho việc thu phí và xử phạt đỗ xe, và để đánh vào những ngƣời sở hữu ô tô. Các quy phạm pháp luật cần trao quyền thi hành pháp luật đỗ xe cho chính quyền địa phƣơng nếu họ muốn, quản lý ngân sách để truy theo những ngƣời không nộp phạt và liên hệ với cơ quan thi hành luật đỗ xe. Lƣợng tiền thu đƣợc trong việc sử phạt sẽ đƣợc sử dụng để chi trả cho việc cƣỡng chế và đầu tƣ cho việc quản lý đỗ xe.

- Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh theo hƣớng khuyến khích sự tham gia của khu vực tƣ nhân. Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng một tổ chức tƣ nhân làm việc dƣới sự quản lý cộng đồng có lẽ sẽ là hình thức tổ chức tốt nhất cho việc quản lý

đỗ xe. Trong hệ thống này, cộng đồng sẽ giữ quyền kiểm soát các chính sách và chiến lƣợc (nhƣ tổng cung của đỗ xe trên đƣờng và đỗ xe trong bãi), và quyền kiểm soát các vấn đề chính sách nhƣ mức độ xử phạt, hay sự khác nhau của mức phạt tuỳ theo độ nghiêm trọng của sai phạm.

- Hƣớng tiếp cận tích cực là làm việc với công chúng để tăng ủng hộ với những quy định đỗ xe. Lƣợng tiền thu đƣợc trong việc sử phạt sẽ đƣợc sử dụng để chi trả cho việc cƣỡng chế và đầu tƣ cho việc quản lý đỗ xe.

- Áp dụng công nghệ trong quản lý giao thông tĩnh nhƣ là một biện pháp để nâng cao hiệu quả và tránh kẽ hở cho gian lận, giúp cho quản lý giao thông tĩnh dễ dàng, chính xác, hiệu quả hơn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở khoa học của chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh.

Một số khái niệm cơ bản của đề tài đã đƣợc đƣa ra và phân tích. Trong đó, khái niệm chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh cũng đã đƣợc làm rõ. Nội dung, mục tiêu vai trò của chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh đƣợc trình bày cụ thể. Để làm rõ hơn cơ sở lý luận của chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh, luận văn đã nhận diện các yếu tố ảnh hƣởng chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh.

Đồng thời, Chƣơng 1 đã trình bày về việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh, từ chủ thể thực hiện, đối tƣợng thực hiện, các bƣớc trong quy trình thực hiện chính sách. Nhƣ vậy, chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh đã đƣợc tác giả làm rõ về cơ sở lý luận ở cả nội dung và thực hiện chính sách, để luận văn tiếp cận và nghiên cứu trong những chƣơng tiếp theo.

Kinh nghiệm của một số đô thị lớn của các nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Trung Quốc cũng đã đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp. Qua đó, tác giả đã lựa chọn những thành công của các nƣớc nhƣng sát thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn Hà Nội để tìm ra bài học kinh nghiệm cho hoàn thiện nội dung và tổ chức thực hiện chính sách tại Hà Nội.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆTHỐNG GIAO THÔNG TĨNH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)