Các đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

chính sách phát triển giao thông tĩnh trên địa bàn

Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của nƣớc CHXHCN Việt Nam, đồng thời là thành phố đứng đầu cả nƣớc về diện tích (3.348,5 km2) và thứ hai về dân số (7.2 triệu ngƣời) sau khi đƣợc chính thức mở rộng kể từ ngày 01/08/2008 theo Nghị quyết của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.1.1.Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên phía Đông, Hòa Bình và Phú Thọ phía Tây.

- Diện tích:

Địa giới thủ đô Hà Nội chính thức đƣợc mở rộng từ ngày 01/08/2008 theo đó, thủ đô Hà Nội đã mở rộng thêm bằng toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lƣơng Sơn, Hoà Bình. Sau khi mở rộng, Hà Nội có diện tích tự nhiên là 3.348,5 km2 (lớn nhất cả nƣớc) với 29 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã; có 577 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 401 xã, 154 phƣờng và 22 thị trấn.

Địa hình của Hà Nội phần lớn là bằng phẳng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nƣớc biển, và thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tƣ diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lƣu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh nhƣ Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành cũng có một số gò đồi thấp, nhƣ gò Đống Đa, núi Nùng.

-Đất đai

Trong tổng số 3324,52 km2

đất tự nhiên toàn thành phố, diện tích đất ngoại thành chiếm 93% và nội thành chỉ có 7% (diện tích đất nội thành là 233,55 km2). Đất đai phân bố theo mục đích sử dụng nhƣ sau:

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của thành phố Hà Nội - Khí hậu - Thuỷ văn

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, ít mƣa. Thuộc vùng nhiệt đới, quanh nǎm tiếp nhận lƣợng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lƣợng mƣa khá lớn, trung bình 114 ngày mƣa một năm. Đặc điểm rõ nét của khí hậu

Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mƣa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC.

Nhƣ vậy, điều kiện tự nhiên của Hà Nội khá thuận lợi cho phát triển giao thông nói chung giao thông tĩnh nói riêng. Tuy nhiên, sự khan hiếm đất đai trong khu vực lõi đô thị ảnh hƣởng rất nhiều đến mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông tĩnh đồng bộ, hiện đại, bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 45 - 47)