Điều kiện kinh tếxã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 47 - 48)

- Dân số

Theo Ban Chỉ đạo công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình thành phố Hà Nội, dân số ƣớc tính đến 31/12/2015 của Hà Nội là 7.558.965 ngƣời chiếm hơn 8% dân số cả nƣớc, là thành phố đông dân thứ 2 cả nƣớc (sau thành phố Hồ Chí Minh). Dân cƣ phân bố không đều giữa các quận nội thành và khu vực ngoại thành. Tích tụ dân số của các quận vùng lõi khiến mật độ dân số tại các vùng này rất cao nhƣ Hai Bà Trƣng: 31.000 ngƣời/km2, Đống Đa: 29.000 ngƣời/km2, các quận huyện khác nhƣ Sóc Sơn, Ba Đình, Cầu Giấy cũng trên 20.000 ngƣời/km2. Theo dự báo của Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đến năm 2050, dân số Hà Nội có thể tăng lên gấp đôi, tƣơng đƣơng khoảng 14 triệu ngƣời. Với tốc độ tăng trƣởng dân số nhƣ vậy, Thủ đô đang phải chịu áp lực rất lớn trên mọi lĩnh vực, trong đó có giao thông tĩnh, đặc biệt trong điều kiện quỹ đất cho giao thông tĩnh đang ngày càng hạn hẹp.

- Mức độ phát triển kinh tế xã hội:

Trong giai đoạn từ 2000 đến nay, kinh tế Thủ đô liên tục đạt mức tăng trƣởng khá và tƣơng đối ổn định. Giai đoạn 2006 - 2010 mức tăng trƣởng bình quân là 10,73%/năm (cao gấp 1,5 lần tăng trƣởng kinh tế chung của cả nƣớc là 6,2%). Năm 2013, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,25% đạt kế hoạch đề ra là từ 8,0-8,5% và cao hơn năm trƣớc (năm 2012 là 8,06%) và

bằng 1,53 lần mức tăng chung của cả nƣớc (5.4%). Cơ cấu kinh tế theo ngành của Thành phố chuyển biến khá nhanh theo hƣớng tích cực, giảm nhanh tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tổng số vốn đầu tƣ xã hội trên địa bàn liên tục tăng qua các năm, cơ cấu đầu tƣ chuyển dịch theo hƣớng tập trung cho các ngành và sản phẩm chủ lực có triển vọng. Theo số liệu báo cáo tổng cục Thống kê Hà Nội, uớc năm 2013, giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46% (đóng góp 0,14% vào mức tăng chung của GDP). Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57% (đóng góp 3,21% vào mức tăng chung). Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42% (đóng góp 4,9% vào mức tăng chung). Tuy nhiên thành phần cơ cấu kinh tế chuyển dịch tuy đúng hƣớng nhƣng còn chậm, khu vực kinh tế nhà nƣớc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP thành phố (44,2% năm 2011). Tỷ trọng trong tổng GDP của khu vực ngoài nhà nƣớc đã tăng từ 34,1% (năm 2006) lên 37,8% vào năm 2011, khu vực FDI giảm nhẹ từ 17,3% (năm 2006) xuống còn 16,5%. (Nguồn: Cổng Giao tiếp

điện tử Hà Nội- Hanoi Portal).

Nhƣ vậy, Hà Nội là địa phƣơng có điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở mức cao, song sức ép từ lƣợng dân cƣ đông, mật độ dân số cao, nhu cầu phát triển kinh tế mạnh mẽ và mặt trái của quá trình đô thị hóa nhanh đã có tạo những áp lực lớn cho giao thông tĩnh và chính sách phát triển giao thông tĩnh ở Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 47 - 48)