Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 100 - 135)

3.4.1.Đối với Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan

- Tạo điều kiện cho Hà Nội có cơ chế riêng để xây dựng và thực hiện những chính sách đặc thù trong phát triển hệ thống giao thông tĩnh, phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu phát triển của Thành phố.

- Đề nghị các bộ, ngành trình Chính phủ bổ sung, ƣu tiên bố trí các nguồn vốn ODA, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)… để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn Thủ đô.

3.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

- Sớm hoàn thiện, đổi mới quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội vốn đã lỗi thời (Quyết định số 165/2003/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch mạng lƣới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố đến năm 2020) tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, phù hợp cho xây dựng và thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh của Hà Nội. - Bảo đảm quỹ đất; Ƣu tiên bố trí, bổ sung nguồn lực của Thành phố, chủ động xây dựng chính sách đặc thù của Thành phố trong phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Từ thực trạng chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội với những mặt đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cũng nhƣ trên cơ sở định hƣớng về vấn đề này, nội dung chính của Chƣơng 3 tập trung đƣa ra hệ thống giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm:

(1) Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội: Hoàn thiện nội dung chính sách phí sử dụng hạ tầng giao thông tĩnh, chính sách đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông tĩnh, chính sách đất đai phát triển giao thông tĩnh và các chính sách khác.

(2) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh: đổi mới mô hình quản lý giao thông tĩnh, tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông tĩnh, xây dựng cơ chế, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục,...

Những nhóm giải pháp trên bao gồm nhiều biện pháp cụ thể, đƣợc chi tiết hóa, đảm bảo tính khả thi trên thực tế. Bên cạnh đó, Luận văn cũng phân tích những điều kiện để thực hiện những giải pháp trên, đồng thời nêu những khuyến nghị cụ thể đối với Chính phủ, các bộ ngành liên quan và với UBND thành phố Hà Nội.

Để có thể đạt đƣợc hiệu quả toàn diện, cần áp dụng đồng bộ, nghiêm túc và thƣờng xuyên các nhóm giải pháp này. Đồng thời, từng giai đoạn, từng địa bàn có thể có sự vận dụng linh hoạt những giải pháp này để chủ động và phù hợp với điều kiện sẵn có.

KẾT LUẬN

Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt hƣớng tới mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông vận tải bền vững, đồng bộ, hiện đại. Là một bộ phận quan trọng của hệ thống giao thông, hệ thống giao thông tĩnh Hà Nội cũng đang trong quá trình phát triển, đổi mới, hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đòi hỏi của Thủ đô cũng nhƣ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Tuy nhiên, thực trạng giao thông tĩnh Hà Nội còn quá nhiều bất cập. Hà Nội thiếu nhiều các bãi, điểm đỗ xe công cộng, hiện tại chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu thực tế. Tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh quá thấp trong khi đó tốc độ gia tăng đột biến về phƣơng tiện giao thông đang tăng cao. Mạng lƣới các điểm đỗ xe không hợp lý về mật độ, vị trí và khoảng cách. Nhiều đô thị mới chƣa tính đúng, tính đủ cho bãi đỗ xe. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của điểm đỗ xe và bãi đỗ xe còn nghèo nàn, hình thức bãi đỗ đơn điệu, chủ yếu trên mặt đất, trang, thiết bị phục vụ thiếu và chƣa đồng bộ. Tình trạng thiếu kiểm soát trong quản lý, gây lộn xộn, mất an toàn, phá vỡ quy hoạch... Những hạn chế này tác động tiêu cực đến đời sống ngƣời dân, doanh nghiệp, là rào cản đối với quản lý giao thông tĩnh nói riêng, quản lý kinh tế- xã hội của Thủ đô nói chung.

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ những điểm tồn tại, yếu kém trong nội dung của chính sách cũng nhƣ những bất cập, hạn chế trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để hoàn thiện chính sách, tác giả đã đề xuất hai nhóm giải pháp để hoàn thiện cả phƣơng diện nội dung và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những giải pháp này hƣớng tới nâng cao năng lực, trách nhiệm của chủ thể xây dựng và thực thi chính sách cũng nhƣ khuyến khích sự tham gia của các thành phần

kinh tế ngoài nhà nƣớc trong việc phát triển hệ thống giao thông tĩnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô trong thời gian tới.

Cuối cùng, trong quá trình thực hiện luận văn, thời gian và kinh nghiệm của tác giả chƣa nhiều nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Chính trị, Nghị quyết 11-NQ/TƢ của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020.

2. Bộ Giao thông Vận tải (2010), Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 Quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

3. Bộ GTVT (2012), Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách.

4. Bộ GTVT (2013), Đề án Đổi mới công tác quản lý vận tải theo hướng hiện

đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu TNGT (Quyết định số 860/QĐ-BGTVT ngày 4/4/2013 của Bộ GTVT).

5. Chính phủ (2007) Nghị định số: 146/2007/NĐ-CP ngày 14/7/2007 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

6. Chính phủ (2009) Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chínhphủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

7. Chính phủ (2009) Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chínhphủ

về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

8. Chính phủ (2014) Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012) Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

10. Federal Ministry for Economic Cooperation and Development và GTZ- Transport Policy Advistory Service (CH Liên bang Đức): Giáo trình Giao thông bền vững (Giáo trình dành cho các nhà hoạch định chính sách ở những đô thị đang phát triển), modul 2C: Quản lý giao thông tĩnh: Sự đóng góp tới các thành phố có thể sinh sống được.

11. Nguyễn Hữu Hải (2016) Chính sách công- những vấn đề cơ bản (sách chuyên khảo). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (Đồng chủ biên), 2014, Đại cương về chính sách công, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội.

13. Học viện Hành chính Quốc gia (2002) Hoạch định và phân tích chính sách công- giáo trình, NXB Thống kê, Hà Nội.

14. Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội (2013), Nghị quyết số 03/2013/NQ-

HĐND ngày 12/7/2013 của Hội đồng Nhân dân Thành phố về ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải.

15. Nguyễn Đình Hƣơng và Nguyễn Hữu Đoàn (2003) Quản Lý Đô Thị (Sách chuyên khảo), Nxb thống kê, Hà Nội.

16. Trần Thị Lan Hƣơng (2011), Nghiên cứu phương pháp xác định nhu cầu

và giải pháp phát triển giao thông tĩnh đô thị, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH

Giao thông vận tải.

17. Trần Thị Lan Hƣơng (2013) Phương pháp xác định diện tích giao thông

tĩnh đô thị, Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học Giao thông

Vận tải.

18. Trần Thị Trúc Liễu (2010) Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho quận Thủ Đức và quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn sau năm 2015. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Giao thông Vận tải.

19. Quốc hội, 2008. Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008.

20. Quốc hội, 2009. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009. 21. Quốc hội, 2013. Luật đầu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.

22. Richard Bergeron (1995), Phản phát triển, cái giá của chủ nghĩa tự do, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. UBND thành phố Hà Nội (2003), Quyết định số 165/2003/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố đến năm 2020.

24. UBND thành phố Hà Nội (2011), Quyết định 47/2011/QĐ-UBND ngày 22

tháng 12 năm 2011 về việc thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội.

25. UBND thành phố Hà Nội- Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA (Nhóm nghiên cứu TRAHUD II) (2013), Dự án Cải thiện vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội (Phƣơng án vị trí làn ƣu tiên xe buýt trên

tuyến thí điểm Quốc lộ 1- Đoạn Ga Hà Nội đến Cầu Giẽ.

26. Phan Minh Sang (2004) Đầu tư với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng

Đại học Kinh tế Quốc dân.

27. Đỗ Văn Sơn (2014), Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý hệ thống giao thông tĩnh đô thị - áp dụng cho Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ

Kinh tế vận tải Trƣờng đại học Giao thông vận tải Hà Nội.

28. Hoàng Văn Tâm (2010) Đề xuất phương án quy hoạch giao thông tĩnh

quận Cầu Giấy đến năm 2020. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kiến Trúc Hà Nội.

30. Tô Đức Thiện (2013) Nghiên cứu việc quy hoạch giao thông tĩnh trong khuđô thị và trong khu nhà cao tầng Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng

Đại học Giao thông Vận tải.

31. Thủ tƣớng Chính phủ (2013) Quyết định 355/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

31. Thủ tƣớng Chính phủ (2016) Quyết định 519/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

33. Nguyễn Xuân Trục (2007) Quy hoạch giao thông vận tải và thiết kế đường đô thị. Hà Nội, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

34. Vũ Hồng Trƣờng (2013), Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách

công cộng trong các thành phố Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế,

Trƣờng đại học Giao thông vân tải Hà Nội.

35. Lê Kế Trƣờng (2009) Giải pháp cho vấn đề giao thông tĩnh trên địa bàn quận Hà Đông. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Xây dựng.

36. Đỗ Đức Tú (2013) Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng Đồng bằng

sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại. Luận án Tiến sĩ, Viện

Chiến lƣợc Phát triển.

37. Phạm Ngọc Tùng (2015), Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý hệ thống giao thông tĩnh đô thị tại Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản trị

kinh doanh Trƣờng đại học Giao thông vân tải Hà Nội.

38. Dƣơng Lê Vân (2013) Hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công - tư (PPP) ở Việt Nam trong phát triển kết cấu hạ tầng. Luận văn Thạc sĩ,

Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

39. VGU- Vietnam Germany University và DAAD (Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức) (2015) tổ chức Hội thảo quốc tế Tương lai của vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

40. James E. Anderson (1984) Public Policy Making: An Introduction, 3rd

ed.(Boston: Houghton Mifflin Company, 1984)

41. Barter, P. A (2011), Parking Policy in Asian Cities Final Consultant’ s

Report Parking Policy in Asian Cities, 10 -15.

42. Bulactial, A., & Dizon, F. (2013), Comparison of On-Street Parking Management in Ermita - Malate Manila and Makati Central Business District, Proceedings of the Eastern Asia Society for Transportation Studies, 9, Retrieved from http://easts.info/on-line/proceedings/vol9/PDF/P152.pdf. 43. Deng X.D, Wang B. (2003), Experience and enlightenment to manage the

parking requirements of developed cities, Journal of HUST, 20(2): 53 - 55. 44. Thomas R. Dye (1972) Understanding Public Policy (Englewood Cliffs,

NJ: Prentice Hall, 1972):2

45. William I. Jenkins (1978) Policy Analysis: A Political and Organizational

Perspective (London: Martin Robertson, 1978)

46. Topp, H. H. (1993), Parking policies to reduce car traffic in German cities, Transport Reviews, 13(1), 83–95, doi:10.1080/01441649308716836. 47. Morichi, S. (2009), Sustainable Transport Development in East Asian

Megacities, International Journal of Environment and Sustainable

Development, 8, 229 - 246, doi:10.1504/IJESD.2009.024629.

48. “Chock-a-Block: Parking Measures to Leverage Change”, bản báo cáo từ Trung tâm Khoa học và Môi trƣờng , 2007, thuộc Cơ quan hợp tác quốc tế Đức. (2009, 97).

Phụ lục 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số : 165/2003/QĐ-UB Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƢỚI CÁC ĐIỂM ĐỖ XE VÀ BÃI ĐỖ XE CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;

Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy định lập các đồ án Quy hoạch xây dựng đô thị;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Công chính Hà Nội và Công ty Khai thác điểm đỗ xe tại Tờ trình số 432/DDX ngày 16/9/ 2003, và Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc tại công văn số317/QHKT-TH ngày 12/9/2003,

QUYẾT ĐỊNH Điều 1:

Phê duyệt Quy hoạch mạng lƣới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, do Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn - Bộ Xây dựng lập và hoàn thành tháng 8/2003, theo những nội dung chính nhƣ sau:

1. Phạm vi và quy mô nghiên cứu:

- Phạm vi quy hoạch: trong ranh giới hành chính của Thành phố Hà Nội và tuân thủ theo Quyết định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.

- Quy mô quy hoạch là hệ thống các điểm đỗ xe, bến bãi đỗ xe công cộng. (Các điểm, bến bãi của giao thông chuyên ngành khác không đề cập trong quy hoạch này).

2. Mục tiêu:

- Làm cơ sở để quản lý và lập kế hoạch đầu tƣ xây dựng hệ thống các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 100 - 135)