1. 2.Vai trò, tầm quan trọng của đánh giá công chức
1.2.2. Tầm quan trọng của đánh giá công chức
Công chức là lực lƣợng lao động đặc biệt làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc nói chung và các cơ quan chuyên môn nói riêng, công chức là một mắt xích quan trọng không thể thiếu của bất kỳ nền hành chính nào. Đội ngũ này có vai trò thực thi pháp luật để quản lý các lĩnh vực của đời
sống xã hội, bảo đảm hiệu lực của đƣờng lối thể chế của giai cấp cầm quyền. Tuy nhiên mục đích thực thi pháp luật ở mỗi nền hành chính khác nhau là không hoàn toàn giống nhau mà tùy thuộc vào chế độ chính trị, tính dân chủ…Khác với các nƣớc tƣ sản công chức trong các nhà nƣớc XHCN trƣớc đây và ở nƣớc ta hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, kỷ cƣơng Nhà nƣớc và bảo vệ lợi ích của quần chúng nhân dân lao động. Đội ngũ công chức có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống, quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với mục tiêu dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Quản lý nguồn nhân lực nói chung và công chức nói riêng là một hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung: tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với công chức; bố trí, phân công, điều động, thuyên chuyển công tác; đánh giá; khen thƣởng, kỷ luật công chức v.v… Mỗi nội dung có một vị trí nhất định và có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đánh giá là khâu tiền đề, có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở của các khâu khác.
Chính vì vậy, Đánh giá cán bộ, công chức là việc làm khó, rất nhạy cảm và có tầm quan trọng đối với hoạt động quản lý vì nó ảnh hƣởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, công chức. Đánh giá công chức có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức cũng nhƣ giúp công chức phát huy ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ. .
Đánh giá cán bộ, công chức đƣợc coi là khâu tiền đề quan trọng nhất nhƣng vẫn là khâu khó và yếu nhất, khó nhất là đánh giá cái “tâm”, cái “tầm” và bản lĩnh chính trị của ngƣời cán bộ; đánh giá cán bộ, công chức vẫn còn hình thức, chƣa phản ánh đúng đƣợc thực chất cán bộ, công chức; chƣa lấy hiệu quả công việc làm thƣớc đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ, công chức;
còn cảm tính, hình thức, xuề xoà, chiếu lệ; thiếu tính chiến đấu, thiếu tinh thần xây dựng trong đánh giá cán bộ, công chức. Việc đổi mới công tác cán bộ, công chức còn chậm, thiếu cơ chế, chính sách cụ thể để thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, phát hiện và sử dụng ngƣời tài; chậm đổi mới cơ chế, phƣơng pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.