Các căn cứ pháp lý để đánh giá công chức làm việc trong các cơquan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 65)

1. 2.Vai trò, tầm quan trọng của đánh giá công chức

2.3. Các căn cứ pháp lý để đánh giá công chức làm việc trong các cơquan

2.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước để đánh giá công chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn

2.3.1.1.Từ năm 1988 đến nay

Ngày 26/2/1998, Pháp lệnh cán bộ, công chức ra đời và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/5/1998. Đây là văn bản pháp lý có những quy định tƣơng đối cụ thể, rõ rang liên quan đến công tác quản lý cán bộ, công chức trong đó có công tác đánh giá cán bộ, công chức. Cụ thể hóa các quy định về đánh giá cán bộ, công chức trong Pháp lệnh cán bộ, công chức, ngày 15/12/1998, Ban

Tổ chức Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/1998/TCCP-CCVC ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức hàng năm.

Đây là quy chế nền móng đầu tiên và hoàn chỉnh nhất từ trƣớc đến nay. Kể từ khi có Pháp lệnh cán bộ, công chức cũng nhƣ Quy chế đánh giá cán bộ, công chức, công tác đánh giá công chức hang năm của các cơ quan hành chính nhà nƣớc đã dần đi vào ổn định, có tiêu chí, có định hƣớng hơn so với việc đánh giá cán bộ, công nhân, viên chức trƣớc đây.

Về sau, Quy chế đánh giá cán bộ, công chức đƣợc mở rộng cả về đối tƣợng áp dụng (do có sự bổ sung đối tƣợng điều chỉnh trong Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000, 2003) và mục tiêu của đánh giá công chức. Các văn bản của Chính phủ ra đời sau này gồm: Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phƣờng, thì trấn; Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị; Nghị dịnh số 117/2003/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nƣớc; Quyết định số 27/2003-QĐ-TT ngày 19/2/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo áp dụng cho các chức vụ từ phó trƣởng phòng và tƣơng đƣơng trở lên trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nƣớc đã có những quy định riêng về thẩm quyền nhận xét, đánh giá đối với các đối tƣợng cán bộ, công chức khác nhau.

Ngày 13 tháng 11 năm 2008, Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Cán bộ, công chức. Trong Luật Cán bộ, công chức đã có Mục 6 gồm điều quy định cụ thể về đánh giá công chức.

Ngày 15/3/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức trong đó tại điều 45, điều 46 của Nghị định về trình từ, thủ tục đánh giá công chức.

Nhƣ vậy, việc đánh giá công chức hành chính cho đến nay đã đƣợc quy định trong Luật và Nghị dịnh song nó vẫn mang tính chung chung, chƣa có văn bản hƣớng dẫn chi tiết hoặc một quy chế đánh giá công chức mới thay thế quy chế đánh giá cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 11/QĐ/TCCP-CCVC năm 1998 của Ban tổ chức Chính phủ nay không còn phù hợp.

2.3.1.2. Các văn bản pháp lý mới

- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Thẩm quyền đánh giá cán bộ, công chức, viên chức: Cán bộ do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá; công chức, viên chức do ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào, ngƣời nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Căn cứ để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức: Nghĩa vụ đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc cán bộ, công chức không đƣợc làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức. Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh của cán bộ (đối với cán bộ); tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo quản lý (đối với công chức). Chƣơng trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình hoặc đƣợc cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hoặc phân công đối với cán bộ và nhiệm vụ theo chƣơng trình, kế hoạch công tác năm đƣợc phân công hoặc giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện đối với công chức.

- Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Theo nghị định số 88/2017/NĐ-CP quy định, thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đƣợc tiến hành trong tháng 12 hàng năm,

trƣớc khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thƣởng hàng năm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trƣớc tháng 12 hàng năm, thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức do ngƣời đứng đầu quyết định.

Việc đánh giá ngƣời đứng đầu và cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị đƣợc tiến hành nhƣ sau: Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ đƣợc giao; viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị để mọi ngƣời tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến đƣợc ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

Đối với cơ quan, đơn vị có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và ngƣời đứng đầu các đơn vị cấu thành. Đối với cơ quan, đơn vị không có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là toàn thể viên chức và ngƣời lao động của cơ quan, đơn vị. Cấp ủy đảng cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về viên chức đƣợc đánh giá, phân loại.

Ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp tham khảo các ý kiến tham gia tại Điểm b và c, quyết định đánh giá, phân loại đối với ngƣời đứng đầu.

Ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị tham khảo các ý kiến tham gia tại Điểm b và c, quyết định đánh giá, phân loại đối với cấp phó do mình bổ nhiệm; trƣờng hợp theo phân cấp quản lý cấp phó không do mình bổ nhiệm thì ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị tham khảo các ý kiến tham gia tại điểm b và c, có trách nhiệm nhận xét bằng văn bản và đề nghị ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình.

Ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị tại Điểm d thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho viên chức theo quy định.

2.3.2. Các văn bản quy định của địa phương để đánh giá công chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Hiện nay UBND tỉnh Lào Cai đã có các quy định việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo chỉ số kết quả đầu ra. Việc đánh giá công chức Quyết định số 62/2012/QĐ- UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc đánh giá công chức tỉnh Lào Cai; đánh giá công chức cấp xã theo quyết định số 67/2015/QĐ- UBND ngày 21/12/2015 về việc ban hành quy định đánh giá cán bộ, công chức cấp xã, phƣờng, thị trấn thuộc tỉnh Lào Cai; đánh giá xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 03/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai.

Hàng năm, Sở Nội Vụ tỉnh Lào Cai triển khai và hƣớng dẫn các đơn vị thuộc tỉnh đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Theo văn bản hƣớng dẫn, việc đánh giá công chức bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

Mục đích của việc đánh giá

Xác định rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong quản lý, sử dụng, đánh giá công chức. Việc đánh giá công chức nhằm làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Kết quả của đánh giá, phân loại công chức là một kênh để báo cáo cấp ủy tham khảo, xem xét trong công tác quy hoạch, đề bạt công chức, là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức.

Yêu cầu đánh giá

Đánh giá công chức phải đảm bảo khách quan, khoa học, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của công chức trên cơ sở năm vững các quan điểm lịch sử, toàn diện và phát triển.

Đánh giá công chức phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, đảm bảo các kết luận đánh giá công chức khách quan, chính xác, công bằng. Bản thân công chức đƣợc trình bày ý kiến của mình về kết luận đánh giá.

Căn cứ để đánh giá

Việc đánh giá căn cứ vào nghĩa vụ và trách nhiệm của công chức quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Luật cán bộ, công chức năm 2008, cụ thể:

- Nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân: Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc.

- Nghĩa vụ của công chức trong thi hành công vụ: thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao; có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo ngƣời có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản Nhà nƣớc đƣợc giao; chấp hành quyết định của cấp trên.

- Đối với công chức là trƣởng phòng các chuyên môn, ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ trên còn phải: chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của phòng mình; kiểm tra, đôn đốc, hƣớng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong phòng; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài các căn cứ trên thì việc đánh giá công chức còn phải căn cứ vào nhiệm vụ do Trƣởng các phòng chuyên môn phân công.

Đối tượng được đánh giá

- Cán bộ, công chức, viên chức; lao đông hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, hợp đồng chuyên môn đúng quy định làm việc tại UBND huyện;

- Cán bộ, công chức, viên chức; lao đông hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, hợp đồng chuyên môn đúng quy định làm việc trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ Tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, công chức, lao động hợp đồng thuộc UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

* Nội dung và thang điểm đánh giá

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao: tối đa 60 điểm

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao thể hiện ở:

+ Mức độ thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao trong năm thể hiện ở khối lƣợng, chất lƣợng, tiến độ, hiệu quả của công việc ở từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thƣờng xuyên và đột xuất: tối đa 30 điểm.

+ Tinh thần trách nhiệm trong công tác, cải tiến phƣơng pháp làm việc, nâng cao hiệu quả, chất lƣợng công tác; có sáng kiến và kinh nghiệm công tác đƣợc áp dụng trong thực tiễn: tối đa 20 điểm;

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao thể hiện ở:

+ Năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức (thể hiện ở khối lƣợng, chất lƣợng, tiến độ, hiệu quả công việc ở từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thƣờng xuyên và đột xuất: tối đa 20 điểm;

+ Mức độ thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao trong năm và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc giao lãnh đạo, quản lý: tối đa 15 điểm;

+ Tinh thần trách nhiệm trong công tác: chỉ đạo, tham mƣu ban hành văn bản về các lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách; cải tiến phƣơng pháp làm việc, nâng cao hiệu quả, chất lƣợng công tác; có sáng kiến và kinh nghiệm công tác đƣợc áp dụng trong thực tiễn: tối đa 15 điểm;

+ Tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu vị trí công tác, nhiệm vụ đƣợc giao: tối đa 10 điểm;

+ Phẩm chất chính trị, chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc: tối đa 10 điểm;

+ Nhận thức, tƣ tƣởng chính trị, chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; kiên định với đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, mục tiêu độc lập dân chủ và chủ nghĩa xã hội, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; tinh thần đấu tranh, bảo vệ quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc: tối đa 5 điểm;

+ Bản thân và gia đình chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ảnh hƣởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật: tối đa 5 điểm;

+ Tính trung thực, có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; có ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ qua, đơn vị vững mạnh: tối đa 5 điểm;

+ Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ): tối đa 10 điểm;

+ Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc: tối đa 5 điểm;

+ Chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ: tối đa 3 điểm;

+ Tinh thần phối hợp trong công tác, thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; tích cực tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động do cơ quan, do cấp trên phát động, tổ chức: tối đa 2 điểm.

Thẩm quyền đánh giá công chức

Đối với công chức chuyên môn thực hiện điều 57 Luật cán bộ, công chức: Ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng, quản lý công chức đánh giá. Việc đánh giá ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.

Quy trình đánh giá thực hiện

Bƣớc 1: Công chức tự đánh giá, chấm điểm;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)