Về các nội dung công tác đánh giá công chức trong các cơquan chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 76)

1. 2.Vai trò, tầm quan trọng của đánh giá công chức

2.4.1. Về các nội dung công tác đánh giá công chức trong các cơquan chuyên

quan chuyên môn được triển khai tại UBND huyện Sa Pa

Việc đánh giá công chức hàng năm của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Sa Pa về cơ bản thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật và hƣớng dẫn của Sở Nội Vụ tỉnh Lào Cai, cụ thể:

Về mục đích đánh giá: Văn bản triển khai của UBND huyện đã thực hiện theo hƣớng dẫn của Sở Nội Vụ đó là xác định đƣợc trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong công tác đánh giá là Chủ tịch UBND huyện; đồng thời xác định phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao là các tiêu chí cơ bản để việc đánh giá cần làm rõ. Kết quả của đánh giá, phân loại công chức là một kênh để báo cáo huyện ủy Sa Pa tham khảo, xem xét trong công tác quy hoạch, đề bạt; là căn cứ để bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật, thực hiện chính sách đối với công chức. Thực tế sau khi tổ chức đánh giá, việc lấy kết quả đánh giá công chức vào các hoạt động trên là rất ít. Cụ thể nhƣ: UBND huyện chƣa thực hiện báo cáo kết quả đánh giá công chức với Huyện ủy; việc quy hoạch, đề bạt cán bộ không hoàn toàn dựa vào kết quả đánh giá hàng năm mà chủ yếu dựa trên cơ sở ý chí chủ quan của một số cán bộ chủ chốt;

Về yêu cầu đánh giá: Đánh giá công chức của các cơ quan hành chính nhà nƣớc huyện Sa Pa cơ bản đã đảm bảo các yêu cầu của việc đánh giá nhƣ

đã thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan. Tuy nhiên, do xác định đây là đánh giá kết quả công tác hàng năm nên khi đánh giá, ngƣời đánh giá chƣa có quan điểm lịch sử, toàn diện và phát triển do vậy không có sự cân nhắc, so sánh kết quả công tác của năm trƣớc với hiện tại cũng nhƣ tiềm năng của công chức.

Về căn cứ đánh giá: Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP chƣa đƣa ra căn cứ đánh giá công chức nên các cơ quan hành chính Nhà nƣớc huyện khi triển khai dựa trên các căn cứ mà Sở Nội Vụ tỉnh hƣớng dẫn đã đƣợc nêu tại mục 2.2.

Về đối tượng đánh giá: Việc xác định đối tƣợng đánh giá của các cơ quan hành chính nhà nƣớc huyện Sa Pa căn cứ vào Khoản 2, Điều 6, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ quy định những ngƣời là công chức. Do văn bản đã quy định rõ ràng, cụ thể nên khi triển khai áp dụng, các đối tƣợng đánh giá đã đƣợc đảm bảo, không có sự bỏ sót, nhầm lẫn.

Về thời điểm đánh giá: Theo văn bản hƣớng dẫn của Sở Nội Vụ, công tác triển khai đánh giá thƣờng đƣợc tiến hành vào khoảng giữa tháng 12 và hoàn thành vào khoảng ngày 10 tháng 01 của năm sau. Tuy nhiên, thực tế tại huyện Sa Pa, việc triển khai công tác này thƣờng đƣợc kéo dài đến hết tháng 2 của năm sau. Việc để thời gian kéo dài trên ảnh hƣởng đến chất lƣợng của việc đánh giá đồng thời ảnh hƣởng đến tiến độ báo cáo kết quả lên cấp trên. Đồng thời, việc triển khai muộn cũng ảnh hƣởng đến một số hoạt động khác nhƣ hoạt động bình xét thi đua cuối năm bởi hoạt động này thƣờng kết thúc vào tháng 12. Nguyên nhân của việc thực hiện công tác đánh giá thƣờng bị chậm là do thời điểm đó các đơn vị tập trung để hoàn thành các mục tiêu của năm, đồng thời cuối năm lƣợng công việc của các đơn vị nhiều, các cuộc họp, báo cáo chủ yếu tập trung vào thời điểm này, do vậy ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện công tác đánh giá.

Về nội dung đánh giá: Nhƣ tác giả đã trình bày, nội dung đánh giá đã đƣợc quy định trong Luật cán bộ, công chức song các nội dung đó quy định

rất khái quát. Để thuận lợi cho công tác đánh giá của các đơn vị, Sở Nội Vụ đã hƣớng dẫn các nội dung đánh giá tƣơng đối chi tiết và có biểu điểm tƣơng ứng cho từng nội dung. Khi triển khai, các cơ quan chuyên môn đã triển khai theo hƣớng dẫn của Sở Nội Vụ, có một số tiêu chí đánh giá không phù hợp với quy định của Luật cũng nhƣ tính chất công việc của công chức ví dụ: Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định một trong những nội dung để đánh giá công chức là việc chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc của công chức. Cụ thể tiêu chí này, văn bản hƣớng dẫn của Sở Nội Vụ và văn bản tổ chức thực hiện của các cơ quan hành chính nhà nƣớc huyện Sa Pa cụ thể bằng 2 tiêu chí:

Một là: Nhận thức, tƣ tƣởng chính trị, chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, kiên định với đƣờng lối đổi mới của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc;

Hai là: Bản thân và gia đình chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ảnh hƣởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật. Tiêu chí thứ hai này không phù hợp với việc đánh giá công chức bởi nó vƣợt ra ngoài phạm vi mà công chức có thể kiếm soát, thực hiện đƣợc, không phù hợp với thực tế; hơn nữa, khi tổ chức thực hiện, các cơ quan đánh giá không có khả năng để kiểm chứng đƣợc tiêu chí trên mà cũng chỉ dựa vào bản tự nhận xét của công chức.

Về phân loại công chức: Luật cán bộ, công chức 2008 đã quy định căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức đƣợc phân loại thành 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ. Để có cơ sở thực hiện việc phân loại này, Sở Nội Vụ khi triển khai văn bản đã xây dựng chi tiết từng

tiêu chí nhỏ ứng với 4 tiêu chí lớn đồng thời có thang điểm cụ thể. Do vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện việc phân loại đánh giá công chức. Nếu thực hiện theo đúng hƣớng dẫn, đánh giá và cho điểm chi tiết thì kết quả phản ánh cũng tƣơng đối chính xác. Song do các đơn vị còn chƣa coi trọng việc đánh giá; đánh giá còn qua loa, đại khái, cho xong; chƣa có cơ quan giám sát đánh giá nên kết quả đánh giá chung của các cơ quan chƣa phản ánh đúng thực trạng công chức hiện nay.

2.4.2. Phương pháp tổ chức đánh giá

Để đánh giá công chức huyện Sa Pa vẫn tuân thủ phƣơng pháp đánh giá truyền thống, đó là phƣơng pháp đánh giá theo nhận xét, cụ thể nhƣ: Cuối năm, công chức viết bản tự nhận xét trên cơ sở các tiêu chí có sẵn, tự đánh giá và cho điểm, tập thể Phòng chuyên môn tham gia góp ý, trƣởng phòng đánh giá, dự kiến xếp loại và đề nghị UBND huyện nhận xét cà phân loại công chức. Phƣơng pháp này mang nặng tính chủ quan, một chiều, tính chính xác không cao. Do các văn bản pháp lý chƣa quy định phƣơng pháp đánh giá nên khi thực hiện các cơ quan hành chính cũng chƣa dám áp dụng các phƣơng pháp mới hiệu quả hơn nhƣ phƣơng pháp 3600, phƣơng pháp lƣu trữ.

Nghị định 24/2010/NĐ-CP đã quy định riêng trình tự, thủ tục đánh giá đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; đối với cấp phó của ngƣời đứng đầu và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì trình tự đánh giá theo 3 bƣớc: cá nhân tự đánh giá, tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp, ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại công chức. Đối với cấp phó của ngƣời đứng đầu và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trình tự, thủ tục đánh giá theo 4 bƣớc: cá nhân tự đánh giá, ngƣời đứng đầu cơ quan sử dụng công chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp, ngƣời đứng đầu cơ quan sử dụng công chức kết luận và quyết định xếp

loại công chức. Căn cứ vào quy định trên và hƣớng dẫn của Sở Nội Vụ, trình tự, thủ tục đánh giá đối với tất cả các đối tƣợng công chức đƣợc thực hiện theo quy trình nhƣ nhau gồm 4 bƣớc:

Bước 1: Cá nhân tự đánh giá, chấm điểm; Bước 2: Tập thể phòng tham gia góp ý;

Thành phần: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách khối, Trƣởng, phó và toàn thể công chức, lao động hợp đồng trong phòng;

Trình tự cuộc họp:

+ Công chức trình bày bản tự đánh giá;

+ Trƣởng phòng nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ƣu, nhƣợc điểm của công chức;

+ Tập thể phòng đóng góp ý kiến, Trƣởng phòng kết luận, ghi thành biên bản;

+ Tập thể phòng bỏ phiếu đánh giá, lập biên bản kiểm phiếu đánh giá và công bố kết quả kiểm phiếu;

+ Thông qua biên bản góp ý đánh giá tại cuộc họp;

Bước 3: Chủ tịch UBND huyện đánh giá, quyết định xếp loại:

+ Trƣởng phòng lập danh sách và dự kiến phân loại công chức của phòng xin ý kiến phê duyệt đánh giá của Chủ tịch UBND huyện. Sau khi đã đƣợc phê duyệt kết quả phân loại của từng cá nhân thì trƣởng phòng ghi vào bản nhận xét, đánh giá của từng cá nhân rồi chuyển lại Chủ tịch UBND huyện ký tên, đóng dấu.

Bước 4: Chủ tịch UBND huyện thông báo công khai kết quả đánh giá công chức.

Trình tự đánh giá trên về cơ bản các bƣớc đã tuân thủ các quy định của pháp luật và hƣớng dẫn của Sở Nội Vụ. Tuy nhiên, có thể thấy văn bản hƣớng dẫn của Sở Nội Vụ và việc triển khai thực hiện còn có những điểm chƣa thống nhất giữa tiêu chí đánh giá và trình tự đánh giá (tiêu chí đánh giá công

chức là lãnh đạo quản lý khác với tiêu chí đánh giá công chức chuyên môn nhƣng khi thực hiện trình tự, thủ tục đánh giá các đối tƣợng này lại nhƣ nhau). Một số công đoạn nhỏ trong các bƣớc đánh giá đã cụ thể hơn, sát với thực tế đơn vị hơn, đặc biệt tại bƣớc 2 có thêm thành phần tham gia là Phó Chủ tịch phụ trách khối dự và chỉ đao, góp ý. Điều này làm tăng tính nghiêm túc của các đơn vị khi thực hiện đánh giá, nhận xét song nó lại làm không khí cởi mở, dân chủ của cuộc họp bị giảm đi. Ngoài ra, việc thông báo kết quả đánh giá còn chƣa đƣợc chú trọng thực hiện.

2.4.3. Kết quả đánh giá công chức

Sau đây là bảng tổng hợp kết quả đánh giá công chức huyện Sa Pa từ năm 2013 – 2015

Hình 2.1 bảng tổng hợp kết quả đánh giá công chức huyện Sa Pa từ năm 2013 đến 2015

Nội dung đánh giá 2013 2014 2015

Tổng số công chức cấp huyện đƣợc đánh giá

85 ngƣời 106 ngƣời 121 ngƣời

Hoàn thành suất sắc nhiệm vụ 21 ngƣời chiếm 24,7% 32 ngƣời chiếm 30,2% 36 ngƣời chiếm 29,8% Hoàn thành tốt nhiệm vụ 53 chiếm

62,4%

68 ngƣời chiếm 64,2%

74 ngƣời chiếm 61,2% Hoàn thành nhiệm vụ 11 ngƣời chiếm

12,9%

06 ngƣời chiếm 5,6%

11 ngƣời chiếm 9,0% Không hoàn thành nhiệm

vụ

0 ngƣời 0 ngƣời 0 ngƣời

Nguồn: phòng nội vụ huyện Sa Pa

Qua kết quả đánh giá từ năm 2013 đến năm 2015 có thể thấy mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm dao động từ 25 đến 30%, mức hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số 4 mức đƣợc phân loại, trong 3

năm từ 2013 đến 2015 đều chiếm khoảng trên 60%, mức hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực năm 2010 chiếm trên 10% nhƣng 2 năm tiếp theo chỉ chiếm dƣới 10% trong khi đó không hoàn thành nhiệm vụ không có công chức nào. Kết quả phân loại này cho thấy việc đánh giá công chức của huyện còn nhiều bất cập, chƣa phản ánh đúng thực trạng công chức của huyện nói riêng và công chức hành chính nói chung.

2.5. Đánh giá hoạt động đánh giá công chức làm việc trong các cơquan chuyên môn thuộc UBND huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cơquan chuyên môn thuộc UBND huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

2.5.1. Thành tựu và nguyên nhân đạt được

2.5.1.1. Thành tựu

Đánh giá công chức là một chủ trƣơng quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý công chức đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống hành chính nhà nƣớc. Tuy nhiên thực tiễn về đánh giá công chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, chƣa trở thành công cụ hữu hiệu trong quản lý công chức, chƣa là động lực phấn đấu của mỗi công chức

Trong những năm gần đây hoạt động đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Sa Pa ngày càng đƣợc coi trọng hơn. Công tác đánh giá đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thẳng thắn trong đánh giá, phát huy vai trò của Trƣởng phòng, Chủ tịch UBND huyện. Các văn bản hƣớng dẫn về đánh giá cán bộ, công chức triển khai kịp thời. Mặt khác, tuy có sự khác biệt về đánh giá công chức giữa hai hệ thống đánh giá của Đảng và chính quyền song việc đánh giá công chức hàng năm luôn gắn với hoạt động đánh giá tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên. Do vậy vẫn đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng trong hoạt động đánh giá công chức.

Hoạt động đánh giá công chức hiện nay tuy sử dụng phƣơng pháp cơ bản là nhận xét song trong từng nội dung đánh giá đã xây dựng đƣợc các tiêu chí tƣơng đối chi tiết, ứng với các tiêu chí ấy là thang điểm. Việc đánh giá đã

chú trọng hơn đến tiêu chí về mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Kết quả đánh giá công chức có ý nghĩa ứng dụng trong thực tiễn. Qua hoạt động đánh giá, trƣớc hết công chức nhận thấy ƣu và nhƣợc điểm của mình, khả năng và năng lực thực tế có đáp ứng đƣợc công việc hay không. Đối với trƣởng phòng, thông qua hoạt động đánh giá sẽ có sự phân công, bố trí lại công chức một cách hợp lý hơn.

Hoạt động đánh giá thƣờng triển khai vào cuối năm, là cơ sở để tập thể phòng chuyên môn căn cứ vào kết quả đánh giá để bình bầu thi đua, khen thƣởng cuối năm. Tạo động lực cho cán bộ, công chức có hƣớng phấn đấu trong những năm tiếp theo.

2.5.1.2. Nguyên nhân đạt được

Đánh giá công chức là một chủ trƣơng quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý công chức đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống hành chính nhà nƣớc. Tuy nhiên thực tiễn về đánh giá công chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, chƣa trở thành công cụ hữu hiệu trong quản lý công chức, chƣa là động lực phấn đấu của mỗi công chức. Vì vậy, tỉnh Lào Cai đã quyết định và yêu cầu cơ quan quản lý công chức (Sở Nội vụ) nghiên cứu sớm ban hành bộ tiêu chuẩn về đánh giá công chức nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Lào Cai, có tính đến tính đặc thù của địa phƣơng. Sau khi nghiên cứu Sở Nội vụ đã đề xuất UBND tỉnh Lào Cai xem xét, quyết định ban hành quy chế đánh giá công chức trên địa bàn tỉnh Lào Cai một cách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công chức và nâng cao hiệu lực hiệu quả của hệ thống hành chính của địa phƣơng.

Sau khi có văn bản hƣớng dẫn đánh giá công chức của Sở Nội Vụ tỉnh Lào cai, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 76)