Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 103 - 106)

1. 2.Vai trò, tầm quan trọng của đánh giá công chức

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

Một là: Xây dựng, cụ thể hóa tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và sự đóng góp thực tế của cán bộ đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

Thực hiện tốt đƣợc yêu cầu này, việc đánh giá đối với từng chức danh công chức mới bảo đảm đƣợc khách quan, công tâm. Khi có đƣợc các tiêu chí đánh giá công chức khoa học, thực tế và có sự đánh giá công khai, minh bạch

của cấp có thẩm quyền, chất lƣợng của các cơ quan tham mƣu sẽ đƣợc nâng lên. Tiêu chí đo kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và tiêu chí tín nhiệm của nhân dân có mối quan hệ chặt chẽ và đều quan trọng. Vì thế phải sớm xây dựng cụ thể hai tiêu chí này. Nên chăng, tiêu chí để đánh giá ngƣời đứng đầu các ban Đảng thì chủ yếu là chất lƣợng, số lƣợng và hiệu quả các tham mƣu, đề xuất cho cấp ủy thuộc lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách; tiêu chí đánh giá ngƣời đứng đầu là hiệu quả, kết quả thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc nhƣng quan trọng nhất là đề xuất đƣợc chính sách mới về lĩnh vực đƣợc giao, tạo đƣợc sự đột phá hoặc góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; tiêu chí đánh giá bí thƣ cấp ủy một địa phƣơng chủ yếu là sự ổn định chính trị và tăng trƣởng một số chỉ tiêu chủ yếu về lĩnh vực kinh tế - xã hội (năm sau cao hơn năm trƣớc, khóa sau cao hơn khóa trƣớc), qua đó nâng cao đƣợc đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phƣơng.

Về lâu dài, phải hƣớng tới đánh giá theo chỉ số hạnh phúc của ngƣời dân mà nhiều nƣớc đã làm để xác định hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của ngƣời đứng đầu (chỉ số hạnh phúc của ngƣời dân bao gồm các thông số, nhƣ chỉ số hài lòng của ngƣời dân, thu nhập, tỷ lệ lao động có việc làm, sức khỏe, số giờ làm việc, môi trƣờng...). Nếu đánh giá đúng hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng, đơn vị của ngƣời đứng đầu sẽ làm chuyển biến đƣợc tình hình mọi mặt của đất nƣớc. Đây cũng là cơ sở quan trọng để bố trí, sử dụng cán bộ đúng, khắc phục đƣợc hiện tƣợng trong một số cấp ủy có cán bộ “lên không xuống, vào không ra”.

Hai là, kiên quyết tinh giản biên chế, sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy để số công chức đang làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc đƣợc bảo đảm cuộc sống bằng thu nhập chính đáng của mình. Hiện nay, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh cần phải đƣợc đánh giá, rà soát để sắp xếp lại những tổ chức chồng

chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc không thật sự cần thiết. Trên cơ sở đó tinh giảm mạnh biên chế hành chính, sự nghiệp.

Tổ chức thực hiện một cách kiên quyết, hiệu quả đề án tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lƣơng. Đây là vấn đề lớn, hệ trọng vì “lợi ích là động lực trực tiếp”, nếu không đƣợc giải quyết sẽ là một lực cản cho phát triển. Tinh giản biên chế là công việc rất khó khăn, phức tạp liên quan đến việc làm và đời sống của ngƣời lao động vì vậy cần phải có sự quyết tâm của các cấp , các ngành trong việc tinh giản biên chế tại từng cơ quan, từng đơn vị.

Ba là, tiếp tục đổi mới phân cấp quản lý công chức và đánh giá công chức ở các cấp, các ngành.

Để có thể đánh giá sát đúng cán bộ, các cấp ủy đảng, các ngành cần đổi mới việc phân cấp quản lý cán bộ một cách cụ thể. Cấp ủy chỉ nên nắm ngƣời đứng đầu các phòng ban, đơn vị trực thuộc để hàng năm và kết thúc nhiệm kỳ đại hội, tập thể cấp ủy đều đánh giá dân chủ, khách quan đƣợc cán bộ và công khai cho nhân dân, cho toàn bộ cơ quan, đơn vị biết. Công khai cho nhân dân biết kết quả đánh giá ngƣời đứng đầu các cấp, các ngành chính là tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát, tham gia góp ý kiến đƣợc tốt hơn, chính là phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế. Trên cơ sở đánh giá cán bộ khách quan, công tâm của cấp có thẩm quyền hàng năm để có thể thay thế kịp thời những ngƣời đứng đầu các cấp, các ngành nếu sau 1 đến 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ, không nhất thiết chờ hết nhiệm kỳ.

Bốn là, tăng cƣờng trách nhiệm đánh giá và sử dụng công chức của cấp có thẩm quyền và ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

Cần nghiên cứu, tổng kết công tác quản lý, đánh giá công chức thời gian qua để đổi mới công tác quản lý, đánh giá cán bộ tốt hơn. Đánh giá công chức chủ yếu là đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao, vì thế cơ quan tổ chức phải tổng hợp số liệu thống kê, đánh giá, phân loại các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã thực hiện hàng năm kết hợp với lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Đồng thời, đổi mới cách đánh giá công chức theo

hƣớng khai thác, phân tích kết quả đánh giá từ các cơ quan chức năng và sự tín nhiệm của nhân dân, vừa giảm đƣợc số lƣợng công chức theo dõi tại các cơ quan, đơn vị vừa nâng cao đƣợc tính khách quan trong đánh giá công chức.

Năm là, phát hiện, xây dựng đội ngũ công chức có triển vọng.

Trên cơ sở chính sách thu hút của tỉnh là ƣu tiên tuyển dụng những sinh viên có bằng xuất sắc, giỏi mà đúng vị trí cần tuyển thì việc ƣu tiên các sinh viên ra trƣờng tốt nghiệp đại học mà là ngƣời đồng bào, dân tộc thiểu số mà họ có tố chất thông minh lại say mê học tập, nghiên cứu, sáng tạo thì tỉnh sẽ ƣu tiên đƣợc tuyển dụng vào các vị trí phù hợp với ngành đào tạo và địa phƣơng cần tuyển dụng. Đây là những công chức có triển vọng và tƣơng lại cho huyện. Ngoài ra những ngành Khoa học kỹ thuật; Bác sỹ…là những ngành mà huyện đang thiếu để phục vụ phát triển và vì vậy để đội ngũ cán bộ phải đáp ứng yêu cầu đổi mới thì tỉnh đã có những chính sách ƣu tiên, hỗ trợ cho đi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và tạo điều kiện cho họ phát huy tài năng trên các lĩnh vực.

Ngoài ra huyện cần có cơ chế đặc biệt cho nguồn cán bộ có triển vọng này, trƣớc hết là môi trƣờng, điều kiện, phƣơng tiện nghiên cứu, sáng tạo. Có phƣơng pháp để phân loại sở trƣờng, nguyện vọng để đào tạo, bồi dƣỡng các chuyên ngành, lĩnh vực công tác cho phù hợp với tố chất và năng lực của họ. Đối với cán bộ có tố chất thông minh lại có năng lực sở trƣờng lãnh đạo, quản lý xã hội thì cần tạo điều kiện cho họ đƣợc rèn luyện, thử thách trong thực tiễn. Qua hoạt động thực tiễn, nếu cán bộ nào hoàn thành tốt các chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao, có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, đƣợc lãnh đạo và nhân dân tín nhiệm thì lựa chọn tạo nguồn cho công chức phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)