1. 2.Vai trò, tầm quan trọng của đánh giá công chức
1.2.1. Vai trò của đánh giá công chức
Vai trò của đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý công chức; kết quả của đánh giá công chức là căn cứ để bố trì, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức; giúp công chức phát huy những ƣu điểm, hạn chế nhƣợc điểm. Nếu đánh giá công chức đúng sẽ tạo điều kiện cho công chức phát huy đƣợc sở trƣờng, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, do đó công chức yên tâm, nhiệt tình công tác. Ngƣợc lại, đánh giá công chức không đúng mà còn là làm mai một dần động lực phát triển của ngƣời công chức.
Đánh giá công chức nhằm xác định năng lực, kỹ năng, sự tham gia và hiệu quả làm việc của từng cán bộ, công chức trong cơ quan. Tuy nhiên, kết quả đánh giá sẽ ảnh hƣởng đến cá nhân công chức và tổ chức, cơ quan. Do vậy, đối với cá nhân công chức và tổ chức sẽ có mục đích khác nhau.
Đối với cá nhân công chức, vai trò của công tác đánh giá là:
- Việc đánh giá giúp công chức nhận thức và gắn bó nhiều hơn với công việc họ đang thực hiện.
- Công tác đánh giá định hƣớng và kích thích công chức nỗ lực hết sức để đạt thành tích cao hơn.
- Đánh giá giúp công chức tự điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm, yếu kém của họ.
- Công tác đánh giá công chức cung cấp các số liệu cụ thể cho việc khen thƣởng, thăng tiến và kỷ luật.
Đối với tổ chức thì vai trò của công tác đánh giá công chức là:
- Cung cấp các thông số về năng lực, trình độ chuyên môn, hiệu quả công tác và những thành tích khác trong quá trình thực hiện công vụ của mỗi công chức; có cái nhìn tổng thể về nguồn nhân lực của cơ quan để thực hiện các chính sách đối với công chức nhƣ là: Quản lý tiền lƣơng, đề bạt công chức, tiếp tục hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng với công chức…
- Từ công tác đánh giá công chức để có những đánh giá chung về toàn bộ tổ chức theo những tiêu chí khác nhau.
Theo điều 37 Nghị định 117/2003/NĐ-CP thì mục đích của công tác đánh giá cán bộ, công chức là:
- Đánh giá nhằm xác định rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức của từng công chức trong cơ quan.
- Đánh giá làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện các chính sách công chức.
Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 3 (Khoá VIII) đã khẳng định tầm quan trọng của việc đánh giá “Đây là vấn đề quan trọng, là cơ sở để sắp xếp, bố trí, đề bạt cán bộ. Vì vậy, phải tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khách quan và công tâm”. Hiện nay, nƣớc ta đang tiến hành công cuộc cải cách hành chính, nên công tác đánh giá công chức cần phải thực hiện tốt để xây dựng đội ngũ công chức chất lƣợng cao - đây là động lực của công cuộc cải cách hành chính.