Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường, thành phố quảng ngãi (Trang 25)

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của đội ngũ công chức xã, phường; từ qui định của Luật công chức: “ĐTBD phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn của chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức trong hoạt động ĐTBD; kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức ĐTBD; đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả”. Công tác ĐTBD công chức xã, phường phải dựa trên những nguyên tác cơ bản sau:

Thứ nhất, công tác ĐTBD phải xuất phát từ nhu cầu của chủ thể và khách thể ĐTBD. Người sử dụng công chức (chính quyền các câp) và đội ngũ công chức cơ sở. Cả hai thành tố này cần ĐTBD, bổ sung những kiến thức, kỹ năng... gì để đảm bảo tiêu chuẩn về chức danh và vị trí việc làm hiện tại, tạo nguồn công chức trong tương lai.

Thứ hai, việc ĐTBD công chức xã, phường là trách nhiệm của cơ quan quản lý, sử dụng công chức thông qua đánh giá năng lực, trình độ đội ngũ công chức của đơn vị mình. Từ đó lập kế hoạch; nội dung, chương trình; bố

trí ngân sách và các điều kiện cần thiết; lựa chọn cơ sở ĐTBD. Gắn quá trình ĐTBD với đánh giá hiệu quả và bố trí, sử dung.

Thứ ba, việc ĐTBD công chức xã, phường gắn liền với những thay đổi nhiệm vụ của cơ quan hành chính trong từng giai đoạn. Vì vậy, phải thường xuyên đổi mới các chương trình, hình thức ĐTBD đảm bảo hiệu quả, thiết thực, đáp ứng với những yêu cầu của thực tiễn, nhằm đem lại sự đổi mới chất lượng đội ngũ công chức xã, phường, làm gia tăng hiệu lực, hiệu quả QLNN ở cơ sở.

Thứ tư, việc ĐTBD công chức xã, phường không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, cơ quan sử dụng công chức mà còn là trách nhiệm của bản thân người công chức, để không ngừng tự nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành chính... đáp ứng được vị trí việc làm, chức danh mình đang đảm nhận. Từ yêu cầu đó, công chức phải thường xuyên đối chiếu tiêu chuẩn chức danh, vị trí công việc đang đảm nhận, khối lượng công việc hoàn thành hoặc chưa hoàn thành, tìm ra nguyên nhân để lựa chọn chương trình ĐTBD phù hợp, nhất là những nội dung bản thân còn thiếu và yếu.

1.3. Yêu cầu về đào tạo, bồi dƣỡng đối với công chức cấp xã

1.3.1. Đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh

Theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn thì công chức xã, phường phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cơ bản, như:

Trình độ văn hóa: Trình độ này không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả hoạt động của CC xã, phường nhưng đây là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động thực thi nhiệm vụ trong đội ngũ này. Nó là nền tảng trong việc nhận thức, tiếp thu đường lối chủ trương, chính sách của Đảng,

pháp luật của nhà nước; là tiền đề để tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật vào trong cuộc sống. Hạn chế về trình độ sẽ hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách, các quy định của pháp luật, cản trở việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của CC xã, phường. Do đó, trình độ học vấn là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực thực thi công vụ của CC xã, phường thành phố.

Trình độ lý luận chính trị: Công chức xã, phường phải hiểu biết về lý luận chính trị, về quy luật phát triển của xã hội, thế giới quan khoa học; nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và vận dụng vào thực tiễn hiệu quả qua đó nâng cao năng lực tư duy, năng lực tổ chức thực tiễn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức lối sống, nâng cao niềm tin, lý tưởng cách mạng.

Trình độ quản lý nhà nước: Công chức xã, phường phải được bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN, quản lý kinh tế. Công chức xã, phường sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước theo chương trình đối với chức danh công chức hiện đảm nhiệm. Thời gian để hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước đối với công chức xã, phường do UBND cấp tỉnh quyết định.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Công chức xã, phường phải tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm. UBND cấp tỉnh quyết định ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức xã, phường. Đối với Chỉ huy trưởng xã, phường theo Luật Dân quân tự vệ 2009 thì đối tượng này phải được đào tạo đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên do trường Quân sự cấp tỉnh tổ chức. Đối với Trưởng Công an xã, theo Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an

xã 2008, Trưởng Công an xã phải học xong chương trình trung học phổ thông trở lên (có bằng tốt nghiệp hoặc có giấy chứng nhận đã học hết chương trình trung học phổ thông do cơ quan có thẩm quyền cấp). Trưởng Công an xã được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an cấp tỉnh hoặc các trường Trung học Cảnh sát nhân dân, Trung học An ninh nhân dân.

Về trình độ tin học: Công chức xã, phường có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên.

Để xây dựng đội ngũ CC xã, phường thành phố Quảng Ngãi có chất lượng, đạt hiệu quả trong thực thi công vụ thì các tiêu chuẩn trên đây là căn cứ để thành phố thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đối với CC xã, phường cũng là căn cứ để thực hiện nhiều nội dung khác về quản lý công chức. Thực hiện ĐTBD CC của UBND xã, phường đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh như trên sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ này trong thực tiễn ở cơ sở.

1.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc của công dân, doanh nghiệp dân, doanh nghiệp

Để đáp ứng được yêu cầu công việc thì ĐTBD phải xuất phát từ công việc, gắn liền với công việc công chức đang đảm nhận. Để đạt được mục tiêu đó, ngoài việc ĐTBD theo đúng các yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, thì CCCX phải được ĐTBD về kỹ năng làm việc.

Xuất phát từ nhiệm vụ của CCCX đã trình bày ở mục 1 Chương này, để CCCX thực thi được các nhiệm vụ đó thì họ cần được ĐTBD các kỹ năng:

- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng này giúp cho công chức có khả năng giao tiếp với người dân, với đồng nghiệp, với cơ quan quan hệ công tác để đạt yêu cầu cao nhất trong thực thi công vụ. Công chức phải có kỹ năng tiếp cận, chia sẽ thông tin, phối hợp đối với nhân dân, đồng nghiệp, đối tác... Đây là một kỹ

năng khó, nhưng để đạt hiệu quả công tác, mục tiêu phục vụ, yêu cầu công chức phải thể hiện “nụ cười công sở”, phải biết nói: ”lời xin chào, xin cảm ơn,

xin phép, xin lỗi... với dân” khi thực thi công vụ;

- Kỹ năng phối hợp: Phối hợp tạo nên sức mạnh, hiệu năng hoạt động, quản lý. Vì vậy kỹ năng phối hợp giữa công chức với công chức, giữa công chức với người dân, đối tác,.. trong hay ngoài đơn vị, địa bàn quản lý là rất quan trọng, cần thiết, quyết định hiệu quả và năng lực thực thi công vụ của công chức. Nhất là phối hợp, tuyên truyền, giải thích với nhân dân, cán bộ thôn, tổ dân phố, khu dân cư trong thực thi công vụ;

- Kỹ năng soạn thảo văn bản: Đây là kỹ năng biểu đạt, tham mưu hoàn thiện một số văn bản phục vụ công tác lãnh đạo, triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân một cách thuận lợi và đem lại hiệu quả cao nhất. Thông qua kỹ năng soạn thảo văn bản, công chức có khả năng tổng hợp số liệu chính xác, đánh giá, rút ra kinh nghiệm... trong triển khai các chủ trương, chính sách, làm cơ sở điều chỉnh và nâng cao hiệu quả quản lý.

- Kỹ năng sử dụng máy vi tính, khai thác thông tin: Sử dụng máy tính thành thạo là một kỹ năng cơ bản của công chức, phục vụ cho việc thường xuyên soạn thảo được văn bản trên máy vi tính; truy cập thông tin từ cổng thông tin điện tử của UBND cấp trên, nhận thông tin từ UBND và các phòng, ban cấp trên gửi; khai thác được các văn bản của Nhà nước phục vụ công vụ, tiếp nhận xử lý hoặc chuyển các cơ quan liên quan xử lý các hồ sơ, thủ tục hành chính hàng ngày của người dân theo cơ chế một cửa hiện đại.

- Kỹ năng đọc, hiểu, xử lý văn bản đến: Kỹ năng đọc, hiểu chính xác nội dung của văn bản đến và kịp thời xử lý văn bản theo yêu cầu là một trong những kỹ năng quan trọng của công chức. Có khả năng đọc, hiểu chính xác

nội dung văn bản giúp cho việc tham mưu, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước một cách chính xác, hiệu quả.;

- Kỹ năng phân tích, tổng hợp và xử lý tình huống: Phân tích các sự vật, hiện tượng quản lý đã, đang xảy ra, tổng hợp, đánh giá, dự đoán các vấn đề, tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực thi công vụ và giải quyết tốt các tình huống phát sinh hàng ngày trong thực thi công vụ;

- Kỹ năng nói (lắng nghe, thuyết trình): Lắng nghe các ý kiến của lãnh đạo, đồng nghiệp để truyền đạt được các chủ trương, chính sách, kế hoạch của đơn vị… đến với người dân, đồng nghiệp, cấp trên bằng hình thức nói, thuyết trình để người dân hiểu được mục đích, yêu cầu của công việc và tự giác thực hiện, đồng nghiệp biết để phối hợp, cấp trên thấy để chỉ đạo kịp thời;

Để đáp ứng yêu cầu giải quyết tốt công việc của người dân, doanh nghiệp thì công chức phải được ĐTBD các lớp như: Kỹ năng giao tiếp hành chính, Kỹ năng sử dụng máy vi tính và internet, Kỹ năng soạn thảo văn bản, Kỹ năng xử lý tình huống, ĐTBD kiến thức cải cách hành chính hướng đến xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, hiệu quả.

1.4. Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hƣởng đến đào tạo, bồi dƣỡng công chức xã, phƣờng

1.4.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường phường

1.4.1.1. Xuất phát từ xây dựng nền hành chính cơ sở tiên tiến, hiện đại

Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, những vấn đề phức tạp trong thực tiễn về quản lý nhà nước nẩy sinh ở cơ sở như quản lý đất đai, chính sách xã hội, giải phóng mặt bằng, trật tự an toàn xã hội... tăng thêm trách nhiệm, vai trò của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp chính quyền cơ sở nhằm thiết lập trật tự xã hội theo định hướng chung của Đảng, Nhà nước đặt ra.

Do vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã mà công chức xã, phường là những người đang làm việc ở cấp chính quyền này họ cần được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền vững mạnh ở cơ sở. Trong hệ thống cấu trúc hành chính - lãnh thổ nước ta, xã, phường là đơn vị hành chính thấp nhất nhưng có vai trò vị trí rất quan trọng, không chỉ trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước mà còn là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của toàn thể người dân trên địa bàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cấp xã là cấp gần gũi với dân nhất, là nền tảng của hành chính; cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” [20, tr.371-372].

Việc phân cấp, trao quyền, tăng trách nhiệm cho đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn trên nhiều lĩnh vực làm cho khối lượng công việc tăng thêm, trong khi yêu cầu xử lý phải nhanh, chính xác, những công việc đó đòi hỏi phải có một đội ngũ công chức có ý thức trách nhiệm cao, tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết, có bản lĩnh, kinh nghiệm mới triển khai công việc trôi tròn. Do đó, công chức xã, phường cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng mới đảm nhận được công việc.

1.4.1.2. Xuất phát từ nhiệm vụ xây dựng đội ngũ công chức xã, phường theo tinh thần cải cách hành chính

Đội ngũ công chức xã, phường được cung cấp từ nhiều nguồn, phần lớn trưởng thành từ địa phương qua kinh nghiệm hoạt động ở thôn, hợp tác xã, tổ dân phố...chưa được trang bị kiến thức, phương pháp, kỹ năng cơ bản cần thiết để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Việc đào tạo một số lượng lớn công chức thời gian gần đây chủ yếu nhằm trang bị bằng cấp để đạt chuẩn, hưởng chế độ chính sách tiền lương, do đó phần lớn công chức chưa có cách nhìn bao quát dẫn đến chưa chủ động trong công việc mà mình đảm nhiệm.

Việc phát huy dân chủ trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại cơ sở, đòi hỏi công chức xã, phường vừa có trách

nhiệm đồng thời đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn giúp dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

Trong sự nghiệp cải cách HCNN hiện nay, bên cạnh các nội dung, quan trọng, nhà nước ta tập trung vào xây dựng đội ngũ công chức trong đó có đội ngũ công chức xã, phường ngang tầm nhiệm vụ. Vấn đề đặt ra hiện nay, không chỉ có chính sách tốt mà phải có đội ngũ tốt, thì chính sách mới đến được với người dân, còn không chính sách nằm lại trên giấy tờ hành chính.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức là một nội dung quan trọng trong Chương trình tổng thể cải cách HCNN giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần và thái độ làm việc; nâng cao hiệu quả làm việc; nâng cao khả năng thích ứng linh hoạt và sáng tạo của công chức trong đó có công chức cấp xã tiến tới xây dựng một nền công vụ: chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền tiên tiến, hiện đại.

Vì vậy, phải xây dựng đội ngũ công chức có bãn lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực tổ chức và vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính quyền cơ sở.

1.4.1.3. Xuất phát từ mong muốn của người dân, doanh nghiệp

Trong những năm qua, thực hiện cải cách hành chính, chính quyền xã, phường đã tiến bộ rõ rệt trong giải quyết các thủ tục hành chính, xây dựng đội ngũ công chức, cơ sở vật chất, cải cách tài chính công và hiện đại hoá công sở... Tuy nhiên so với yêu cầu của người dân và doanh nghiệp thì chính quyền cơ sở và công chức xã, phường còn chậm trễ trong thực hiện công vụ, người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường, thành phố quảng ngãi (Trang 25)