Chú trọng chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, vị trí việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường, thành phố quảng ngãi (Trang 99 - 102)

làm; đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy, học tập

3.2.4.1. Đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, vị trí việc làm

Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thì công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức là một trong những giải pháp căn bản nhất; trong đó xác định ĐTBD công chức theo chức danh, vị trí việc làm là khâu then chốt. Vì đào tạo theo chức danh, vị trí việc làm có những điểm khác biệt với những ưu thế riêng so với ĐTBD công chức theo cách truyền thống; là quá trình phát triển năng lực cho công chức, xây dựng và phát triển những năng lực mà một chức danh, một vị trí việc làm cần phải đáp ứng, tạo được sự thay đổi về chất trong toàn bộ hoạt động ĐTBD công chức. Do vậy, cần phải đổi mới ĐTBD công chức gắn với chức danh, vị trí việc làm, đó là:

Chương trình ĐTBD được xây dựng theo hướng linh hoạt hơn, bảo đảm trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng mà học viên còn thiếu, những năng lực mà học viên cần.

Việc tổ chức đào tạo cũng có sự thay đổi chủ động, linh hoạt, với thời gian đào tạo ngắn hơn ở mỗi khóa học, nhưng có thể thực hiện đào tạo nhiều lần để cập nhật thường xuyên kiến thức, kỹ năng, xây dựng năng lực

thích ứng. Phù hợp với phương châm: học tập suốt đời trong thời đại kinh tế tri thức, khi mà mỗi cá nhân cần xây dựng cho mình năng lực thích ứng với mọi sự thay đổi ngày càng cao của xã hội.

Phương thức đào tạo cần có sự thay đổi, không chỉ là sự truyền đạt kiến thức một chiều mà còn tạo ra cơ hội để công chức cùng chia sẻ, thảo luận, làm việc theo nhóm, qua đó thấy được những thiếu hụt trong kiến thức, kỹ năng để giải quyết công việc, từ đó tìm ra nội dung cần bổ khuyết.

Đào tạo theo chức danh, vị trí việc làm là một quá trình không đơn giản. Bởi lẽ, hiệu quả đào tạo chỉ có ý nghĩa khi quá trình ĐTBD tìm ra đúng khoảng trống về năng lực để bổ sung kịp thời cho công chức.

Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung ĐTBD. Nội dung ĐTBD phải được xây dựng dựa trên nhu cầu ĐTBD, đánh giá về sự thiếu hụt năng lực của công chức theo chức danh, theo vị trí việc làm. Về tổng thể, chương trình ĐTBD được xây dựng có tính động. Bên cạnh những năng lực cơ bản cần bảo đảm đối với tất cả công chức thì phải có nội dung bổ sung những năng lực mà thực tiễn đặt ra đối với mỗi chức danh, mỗi vị trí việc làm, đồng thời vấn đề lý luận cần được làm sáng tỏ bằng thực tiễn và vấn đề thực tiễn được giải quyết bằng cơ sở lý thuyết vững chắc. Đổi mới việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Cần xây dựng được bảng mô tả công việc cụ thể đối với từng chức danh, từng vị trí việc làm. Xác định nhu cầu ĐTBD công chức theo chức danh, theo vị trí việc làm phải trên cơ sở nhận thức rõ những nền tảng mà công chức đã có, những điểm khuyết thiếu trong kiến thức, kỹ năng mà chức danh, vị trí việc làm đó yêu cầu. Việc ĐTBD chỉ có nhiệm vụ bổ sung khoảng trống về kiến thức, kỹ năng đó, không lặp lại những gì mà CC đã biết, đã có...

Tóm lại, ĐTBD theo chức danh, vị trí việc làm là cách tiếp cận phù hợp để nâng cao năng lực thực thi nền công vụ. Đồng thời, cần kết hợp với việc nâng cao hiệu quả quản lý thực thi công vụ, đánh giá hiệu quả công việc, tạo

động lực để CC không ngừng nâng cao trình độ, năng lực làm việc - đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của QLNN, để HCNN thực sự là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

3.2.4.2. Đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy, học tập

Để nâng cao chất lượng ĐTBD công chức xã, phường thành phố Quảng Ngãi Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi cần ban hành cơ chế phối hợp, hổ trợ về điều kiện cơ sở vật chất, giảng viên, chương trình giáo trình… cho Trung tâm BDCT thành phố thực hiện chức năng ĐTBDgắn liền với đánh giá tác động của đào tạo. Thông qua đánh giá tác động đào tạo để đổi mới nội dung chương trình, cách thức tổ chức ĐTBD. ĐTBD theo chức danh, vị trí việc làm là một quá trình đổi mới không ngừng nhằm tạo ra các chương trình đào tạo phù hợp, xây dựng và phát triển năng lực, giúp CC thích ứng với yêu cầu thực tiễn. Tạo điều kiện cho CC lựa chọn chương trình, nội dung ĐTBD phù hợp với yêu cầu của công việc. Đồng thời thúc đẩy các cơ sở đào tạo phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTBD.

Thời gian đến thành phố Quảng Ngãi cần triển khai toàn diện, có kết quả theo các yêu cầu đặt ra theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, Quyết định 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ĐTBD CBCC giai đoạn 2011-2015. Đồng thời cần có khung thể chế khuyến khích CC học tập, cụ thể hóa quyền và trách nhiệm của CC trong việc lựa chọn chương trình, địa điểm, thời gian tham gia các khoá ĐTBD phù hợp với hoàn cảnh, vị trí công tác.

Trong quá trình biên soạn giáo trình, cần phải căn cứ vào các vị trí công tác, yêu cầu nghiệp vụ cụ thể của từng đối tượng công chức để xây dựng nội dung, chương trình cho phù hợp, tránh hiện tượng cùng một giáo trình nhưng đào tạo, bồi dưỡng tràn lan cho tất cả các đối tượng. Bên cạnh đó, cần trang bị

những kỹ năng cần thiết như kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ nhằm hoàn thành chất lượng nhiệm vụ được giao đối với công chức xã, phường, kỹ năng phối hợp xử lý các vấn đề có tính chất liên ngành. Ngoài chương trình ĐTBD lý luận chính trị, QLNN có tính truyền thống, cần xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho 7 chức danh công chức xã, phường như nghiệp vụ chuyên môn của các chức danh, kỹ năng giao tiếp, ứng xử; đạo đức công vụ; kỹ năng hành chính… nhằm nâng cao chất lượng công vụ cho các đối tượng này.

Các cơ sở biên soạn chương trình, giáo trình tổ chức rà soát những chương trình, giáo trình đã biên soạn theo hướng: nếu chương trình trùng lặp cho cùng một đối tượng thì lược bỏ; nếu nội dung trùng lắp thì cải tiến để xây dựng những chương trình chuyên sâu. Chương trình, giáo trình phải lấy học viên làm mục tiêu, chú trọng kiến thức từ thực tế, tiến hành tổng kết thực tiễn, kỹ năng thi hành nhiệm vụ, công vụ của từng công chức.

Thường xuyên đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học viên thông qua các bài kiểm tra bằng nhiều hình thức: thảo luận nhóm, phản biện…

3.2.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường tại thành phố Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường, thành phố quảng ngãi (Trang 99 - 102)