Gắn công tác quy hoạch với xây dựng kế hoạch đào tạo, bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường, thành phố quảng ngãi (Trang 95 - 99)

công chức xã, phường

Để có đủ cán bộ có chất lượng, chủ động đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới thì vấn đề cơ bản phải có quy hoạch, kế hoạch ĐTBD CC theo yêu cầu hiện tại và lâu dài, xác định việc quy hoạch và ĐTBD CC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Công tác quy hoạch thực chất là để tiếp tục ĐTBD CC trưởng thành nhanh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẽ được phân công đảm nhiệm sau khi ĐTBD. Còn ĐTBD CC tốt mới đưa ra nguồn CC dự bị kế cận để đưa vào quy hoạch.

3.2.2.1. Thực hiện công tác quy hoạch công chức xã, phường

Hiện nay, đội ngũ CC xã, phường thành phố Quảng Ngãi có độ tuổi dưới 40 chiếm 62,2%, nếu không quan tâm đưa vào quy hoạch đối với đội ngũ này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng hẫng hụt cán bộ, thiếu tính kế thừa và chuyển giao giữa các thế hệ. Để quy hoạch xây dựng đội ngũ CC xã, phường trên địa bàn Tp. Quảng Ngãi cần làm tốt một số vấn đề sau:

Thường xuyên tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức xã, phường; trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng từng chức danh công chức và sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức phù hợp, tạo điều kiện để cán bộ, công chức phát huy năng lực chuyên môn trong công tác, đảm bảo gắn ĐTBD với sử dụng.

Công tác tuyển dụng công chức và thu hút nguồn nhân lực về công tác tại xã, phường phải được thực hiện công khai, khách quan, đúng quy định, đúng với vị trí việc làm, gắn vị trí việc làm với chuyên môn ĐTBD. Không bố trí cán bộ, tuyển dụng công chức khi không đạt chuẩn về chuyên môn.

Trong quá trình làm công tác quy hoạch phải đảm bảo phương châm "động" và "mở", tránh tình trạng khép kín trong nội bộ. Đảm bảo tính công khai, dân chủ, đảm bảo mục đích, yêu cầu, chất lượng CBCC đưa vào quy hoạch, chủ động tạo nguồn cán bộ nhiều hơn số lượng cần có, chuẩn hóa về chất lượng. Quan tâm đến đội ngũ công chức trẻ có triển vọng đưa vào quy hoạch dự nguồn cán bộ để có kế hoạch ĐTBD trở thành đội ngũ kế cận.

3.2.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với qui hoạch công chức xã, phường

Căn cứ văn bản số 4577/BNV-ĐT ngày 13/10/2015 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số: 493/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường giai đoạn 2016-2020, để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cấp ủy và chính quyền cơ sở xây dựng kế hoạch ĐTBD, cần chú ý đến những yêu cầu cụ thể sau:

Công chức được đưa đi ĐTBD có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ và xử lý giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra ở chính quyền cơ sở, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; công chức đi đào tạo, bồi dưỡng không ảnh hướng tới tính ổn định, liên tục trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Các nội dung ĐTBD cán bộ, công chức xã, phường phải phù hợp với điều kiện, yêu cầu và tình hình thực tế của địa phương để đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả; đảm bảo sau khi được ĐTBD, trình độ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ của công chức được nâng lên, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao. Ưu tiên cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức có tuổi đời còn trẻ, có trình độ, năng lực và chiều hướng phát triển tốt, trong quy hoạch để bổ nhiệm, phụ trách những vị trí công tác cao hơn.

Công chức làm nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc đã được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng yêu cầu về trình độ đối với từng ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức hoặc chức vụ cụ thể. Do vậy, đối với các trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ (chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước...) sẽ phải chủ động đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện các văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

Xây dựng kế hoạch ĐTBD đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa giữa đội ngũ công chức lớn tuổi, với đội ngũ công chức trẻ tuổi, đảm bảo gắn ĐTBD với sử dụng cán bộ lâu dài và liên tục.

3.2.3. Hoàn thiện về cơ sở vật chất và phát triển đội ngũ giảng viên phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường

3.2.3.1. Hoàn thiện cơ sở vật chất

Xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của thành phố, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thực hiện. Bảo đảm đủ phòng học kiên cố, thư viện, thiết bị dạy học đạt chuẩn. Mỗi phòng học phải có đầy đủ trang thiết bị phục vụ tốt cho việc dạy và học như: Máy trình chiếu, hệ thống camera... Tỉnh Quảng Ngãi cần tập trung đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho Trường Chính trị và Trung tâm BCCT thành phố, đầu tư cải tạo, nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập để các cơ sở này có thể thực hiện

tốt công tác ĐTBD công chức theo chức năng, nhiệm vụ được phân cấp. Đặc biệt là Trung tâm BDCT Tp. Quảng Ngãi để Trung tâm này đủ điều kiện, năng lực thực hiện nhiệm vụ ĐTBD công chức xã, phường trên địa bàn.

3.2.3.2. Phát triển đội ngũ giảng viên

Để triển khai có hiệu quả nội dung ĐTBD thì công việc tuyển chọn giảng viên cho các khóa đào tạo cũng không kém phần quan trọng do đối tượng học viên là những công chức có trình độ nhất định, đồng thời có kiến thức rộng, bao quát và khả năng thực hành, vận dụng trong thực tiễn cao vì vậy cần xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng được những yêu cầu trên. Họ không những là những giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực giảng dạy mà còn hơn thế họ phải là những người am hiểu, có kinh nghiệm thực tiễn về quản lý, điều hành ở cơ sở. Để công tác đào tạo có chất lượng cần chú trọng xây dựng đội ngũ này từ 2 nguồn: nguồn cơ hữu là giảng viên của cơ sở đào tạo và nguồn thỉnh giảng gồm các cán bộ lãnh đạo, quản lý có năng lực, có trình độ, kinh nghiệm và có khả năng truyền đạt (có phương pháp sư phạm).

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi cần chỉ đạo quyết liệt và có giải pháp cụ thể đối với Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi, Thành ủy, UBND thành phố Quảng Ngãi chỉ đạo Trung tâm BDCT thành phố qui hoạch, phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nhất là giảng viên chuyên ngành Hành chính học, QLNN, Luật…. để thực hiện ĐTBD công chức xã, phường.

Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên cần được thường xuyên bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy hiện đại, sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho công tác ĐTBD. Cần có chương trình và tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, chính sách mới... cho đội ngũ giáo viên, cả giáo viên cơ hữu và giáo viên kiêm chức, để đáp ứng với sự nhiệp đổi mới hiện nay trong ĐTBD.

Xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ năng lực về lý thuyết và năng lực thực tiễn, tạo mạng lưới rộng khắp để triển khai có kết quả công tác ĐTBD công chức. Đây là nội dung quan trọng trong đào tạo theo chức danh, vị trí việc làm. Giảng viên cần thực sự là những người am hiểu về tất cả các yêu cầu đặt ra đối với các vị trí, chức danh; thấy được những năng lực cần phải bảo đảm cho vị trí, chức danh đó.

Đối với giảng viên chuyên ngành về QLNN, ngoài việc bổ sung những kiến thức chuyên môn, thì cần trang bị và bồi dưỡng phương pháp sư phạm hành chính phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường, thành phố quảng ngãi (Trang 95 - 99)