Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng theo tiêu chuẩn chức danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường, thành phố quảng ngãi (Trang 74)

yêu cầu giải quyết công việc cho công dân, doanh nghiệp

2.3.5.1. Đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng theo tiêu chuẩn chức danh đối với công chức xã, phường thành phố Quảng Ngãi

2.3.5.2. Đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc cho công dân, doanh nghiệp đối với công chức xã, phường thành phố Quảng Ngãi

Trong những năm qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương trên cơ sở quy hoạch, kết quả đánh giá phân loại chất lượng CC xã, phường hằng năm và đối chiếu với tiêu chuẩn chức danh công chức theo quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường thị trấn; Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn để xác định nhu cầu ĐTBD CCCX cho cả một giai đoạn (thường là 05 năm) và từng năm. Trên cơ sở xác định đúng nhu cầu, chỉ đạo hướng dẫn UBND các xã, phường lập báo cáo nhu cầu ĐTBD của địa phương mình; phòng Nội vụ thành phố tổng hợp nhu cầu, tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch báo cáo Sở Nội vụ tỉnh xem xét, mở lớp. Chính vì thế, công tác ĐTBD CC xã, phường thành phố thời gian

qua có sự chuyển biến tích cực, đã đạt được những kết quả quan trọng, thể hiện ở một số mặt:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ công chức đã được Thành ủy thường xuyên quan tâm. Xuất phát từ nhu cầu chuẩn hóa, nâng cao năng lực công tác cho công chức, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường và cán bộ, công chức trong diện quy hoạch.

Qua khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức; tình hình thực tế của các xã, phường và điều kiện của từng công chức, Thành ủy đã kết hợp đồng bộ các loại hình đào tạo, bồi dưỡng và luân phiên cử công chức đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng hoạt động thực tiễn.

Qua kết quả điều tra cho thấy công tác ĐTBD CC trên địa bàn TP Quảng Ngãi chưa mang tính ổn định thiếu sự cân đối giữa các chức danh, hiện nay chỉ tập trung vào bồi dưỡng các nghiệp vụ của khối Đảng, Mặt trận, Đoàn thể ... một số CC có trình độ chuyên môn thấp chưa đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực thi công vụ có: 29 người chưa qua đào tạo chuyên môn trung cấp trở lên, 63 người chưa qua đào tạo lý luận chính trị trung cấp trở lên, 96 người chưa qua bồi dưỡng kiến thức về QLNN. . Thực tế cho thấy các công chức chưa được đào tạo, bồi dưỡng theo đúng chức danh, đúng đối tượng.

Điều đó cho thấy đã có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương chưa có chiều sâu, cụ thể chỉ mới dừng lại ở chủ trương, nghị quyết chung chung; chưa được cụ thể hóa bằng những chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể về ĐTBD và nâng cao chất lượng đội ngũ CC xã, phường.

Đánh giá thực trạng điều tra, khảo sát cho thấy có 48,19% ý kiến CC xã, phường cho rằng yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng công tác ĐTBD CC xã, phường chính là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và 42,85% (phụ lục 2)

Kết quả ĐTBD CC xã, phường theo từng chức danh giai đoạn 2011 đến đến tháng 12 năm 2016 (Phụ lục 1) được thể hiện như sau:

Chức danh Trưởng Công an

Tổng số có 23/247 công chức, chiếm tỷ lệ 9,23%. Trong đó, đạt tiêu chuẩn về học vấn phổ thông: có 23 người tốt nghiệp THPT, tỷ lệ 100%; về trình độ chuyên môn: có 5 người có trình độ trung cấp, tỷ lệ 21,73%; về trình độ lý luận chính trị: có 23 người trung cấp, tỷ lệ 100%; về trình độ tin học: 23 người có chứng chỉ A, tỷ lệ 100%; về trình độ QLNN: có 07 người đã qua các lớp bồi dưỡng, tỷ lệ 30,43%, 03 người đã qua chuyên viên, tỷ lệ 13,04%; về trình độ ngoại ngữ, 09 người, tỷ lệ 39,13% và 15 người đã qua các lớp bồi dưỡng khác, tỷ lệ 65,21%.

Theo số liệu thống kê, còn 06 trường hợp chưa qua đào tạo chuyên môn, tỷ lệ 26,08%, chưa có trường hợp nào đã qua chương trình cao cấp; 13 người chưa qua các lớp bồi dưỡng về QLNN, tỷ lệ 56,52%.

Qua phỏng vấn, hiện nay chức danh Trưởng Công an xã thiếu các kỹ năng thực thi công vụ. Công tác ĐTBD thời gian qua tập trung chủ yếu vào chuyên môn và lý luận chính trị; việc bồi dưỡng các kỹ năng ít được chú trọng, QLNN (còn 29,8%) chưa qua ĐTBD. Vì vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc tập trung xây dựng cử công chức đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ công an xã, lý luận chính trị cần phải tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng như QLNN, tin học, soạn thảo văn bản, kiến thức pháp luật, trật tự an toàn xã hội,...

Chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự

Tổng số có 22/249 công chức, chiếm tỷ lệ 8,83%. Trong đó, đạt tiêu chuẩn về trình độ học vấn THPT: có 22 người, tỷ lệ 100%; về chuyên môn: 18 người có trình độ trung cấp, tỷ lệ 81,81%; về lý luận chính trị: 18 người

trung cấp, tỷ lệ 81,81%; về trình độ tin học: 22 người có chứng chỉ tin học; về trình độ QLNN: có 10 người đã qua các lớp bồi dưỡng, tỷ lệ 45,45%.

Theo số liệu thống kê, còn 4 trường hợp chưa qua đào tạo chuyên môn, tỷ lệ 18,18%; về lý luận chính trị: 04 chưa qua đào tạo, tỷ lệ 18,18%; 10 người chưa qua các lớp bồi dưỡng về QLNN, tỷ lệ 22%.

Tương tự chức danh Trưởng Công an xã, hiện nay chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự vẫn còn 04 trường hợp chưa đào tạo trung cấp chuyên môn cũng như trung cấp chính trị và thiếu các kỹ năng thực thi công vụ. Công tác ĐTBD thời gian qua tập trung chủ yếu vào chuyên môn và lý luận chính trị; việc bồi dưỡng các kỹ năng ít được chú trọng. Vì vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc tập trung xây dựng cử công chức đi học bổ túc văn hóa THPT; đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quân sự, lý luận chính trị cần phải tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng như QLNN, kiến thức pháp luật.

Chức danh Văn phòng - Thống kê

Tổng số có 48/249 công chức, chiếm tỷ lệ 18,27%. Trong đó, đủ tiêu chuẩn về học vấn THPT: có 48/48 người tốt nghiệp THPT, tỷ lệ 100%; về chuyên môn: 8 người có trình độ trung cấp, tỷ lệ 16,66%, 08 người có trình độ cao đẳng, tỷ lệ 16,66%, 23 người có trình độ đại học, tỷ lệ 47,91%; về lý luận chính trị: 14 người trung cấp, tỷ lệ 29,16%; về trình độ tin học: 48/48 người đều có chứng chỉ tin học, tỷ lệ 100%; về trình độ quản lý nhà nước: có 16 người đã qua các lớp bồi dưỡng, tỷ lệ 33,33%, 08 người đã qua bồi dưỡng chuyên viên, tỷ lệ 16,66%.

Theo số liệu thống kê, còn 05 người chưa qua đào tạo chuyên môn, tỷ lệ 10,41%; 16 người chưa qua đào trình độ lý luận chính trị, tỷ lệ 33,33%; về trình độ quản lý nhà nước: 17 người chưa qua các lớp bồi dưỡng, tỷ lệ 35,41%.

Đối với chức danh Văn phòng - Thống kê, về trình độ học vấn đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn chưa đạt chuẩn trung cấp chính trị theo

quy định và chưa qua bồi dưỡng kỹ năng tin học hằng năm và 35,41% chưa qua bồi dưỡng kiến thức QLNN, trong khi đó, theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn thì chức năng, nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê rất rộng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực QLNN khác. Vì vậy, cần phải tập trung và có sự ưu tiên trong việc ĐTBD đối với đội ngũ này.

Chức danh Địa chính - Xây dựng

Tổng số có 43/249 công chức chiếm tỷ lệ 17,26%. Trong đó, đủ tiêu chuẩn về học vấn THPT: 43/43người, tỷ lệ 100%; về chuyên môn: 11 người có trình độ trung cấp, 05 người có trình độ cao đẳng, 24 người có trình độ đại học, tỷ lệ 55,81%; về lý luận chính trị: 18 người trung cấp, tỷ lệ 41,86%; về trình độ tin học: 43/43 người có chứng chỉ tin học; về trình độ QLNN: có 22 người đã qua các lớp bồi dưỡng, tỷ lệ 51,16%, 05 người đã qua chuyên viên, tỷ lệ 11,62%.

Hiện nay về chuyên môn còn 03 người chưa qua đào tạo, tỷ lệ 6,97%; về lý luận chính trị: 11 người chưa qua đào tạo, tỷ lệ 25,58%; về trình độ QLNN: có 16 người chưa qua các lớp bồi dưỡng, tỷ lệ 37,20%.

Quản lý nhà nước trên lĩnh vực địa chính, đất đai hiện nay rất phức tạp, tình trạng khiếu kiện phần lớn đều liên qua đến đất đai, theo số liệu nêu trên thì chất lượng đội ngũ công chức Địa chính - Xây dựng tương đối đảm bảo, tuy nhiên do kỹ năng nghiệp vụ, xử lý tình huống còn yếu nên dẫn đến người dân chưa đồng tình với CC địa chính; 37,20% chưa được bồi dưỡng kiến thức QLNN. Đây là vấn đề mà cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Quảng Ngãi cần phải quan tâm.

Tổng số có 37/249 công chức, trong đó 100% đủ tiêu chuẩn về học vấn THPT; về chuyên môn: 15 người có trình độ trung cấp, tỷ lệ 40,54%, 22 người có trình độ đại học, tỷ lệ 59,45%; về lý luận chính trị: 18 người trung cấp, tỷ lệ 48,64%; về trình độ tin học: 37 người đã có chứng chỉ tin học; về trình độ QLNN: có 19 người đã qua các lớp bồi dưỡng, tỷ lệ 51,35%, chuyên viên 04 người, tỷ lệ 10,81%.

Về chuyên môn: còn 04 người chưa qua đào tạo, tỷ lệ 10,81% ; về lý luận chính trị còn 19 người chưa qua đào tạo, tỷ lệ 51,35%; 14 người chưa qua các lớp bồi dưỡng về QLNN, tỷ lệ 37,83%.

Tương tự như các chức danh khác, việc xây dựng kế hoạch ĐTBD để chuẩn hóa các trường hợp chưa đạt chuẩn, chuyên môn, lý luận chính trị theo quy định là yêu cầu mang tính bắt buộc; trong đó, cần chú ý tăng cường mở lớp bồi dưỡng kỹ năng về kiến thức QLNN chuyên ngành, cấp nhật các văn bản, kiến thức pháp luật,...

Chức danh Tài chính - Kế toán

Tổng số có 43/249 công chức chiếm tỷ lệ 17,26%. Trong đó, đủ chuẩn về học vấn THPT: 43/43người, tỷ lệ 100%; về chuyên môn:14 người có trình độ trung cấp, tỷ lệ 32,55%, 09 người có trình độ cao đẳng, tỷ lệ 20,93%, 22 người có trình độ đại học, tỷ lệ 51,16%; về lý luận chính trị: 20 người trung cấp, tỷ lệ 46,51% ; về trình độ QLNN: có 23 người đã qua các lớp bồi dưỡng, tỷ lệ 53,48%, 04 người đã qua chuyên viên, tỷ lệ 9,30%.

Về chuyên môn đa số từ trung cấp trở lên; còn 09 người chưa qua đào tạo về lý luận chính trị, tỷ lệ 20,93%; 43/43 người đủ chuẩn về tin học, tỷ lệ 100%; về trình độ quản lý nhà nước: 16 người chưa qua các lớp bồi dưỡng, tỷ lệ 37,20%.

Đối với chức danh này, trong thời gian tới cần phải xây dựng ĐTBD về trung cấp lý luận chính trị (20,93%); thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng tin học

và các phần mềm tính toán, QLNN chuyên ngành tài chính, cập nhật thông tư, hướng dẫn, kiến thức pháp luật, ...

Chức danh Văn hóa - Xã hội

Tổng số có 33/249 công chức trong đó, đảm bảo tiêu chuẩn về học vấn THPT 33/33 tỷ lệ 100%; về chuyên môn: 14 người có trình độ trung cấp, tỷ lệ 42,42%; 02 người có trình độ cao đẳng, tỷ lệ 6,06%; 9 người có trình độ đại học, tỷ lệ 27,27%; về lý luận chính trị: 20 người trung cấp, tỷ lệ 60,60%; về trình độ tin học: 33/33 người có chứng chỉ tin học; về trình độ QLNN: có 25 người đã qua các lớp bồi dưỡng, tỷ lệ 75,75%, 03 người đã qua chuyên viên, tỷ lệ 9,09%.

Cũng như các chức danh trên, chức danh này còn 07 người chưa qua đào tạo chuyên môn, tỷ lệ 21,21%; 06 người chưa qua đào tạo về lý luận chính trị, tỷ lệ 18,18% có 5 người chưa qua các lớp bồi dưỡng về QLNN, tỷ lệ 9,09%.

Theo số liệu thống kê trên có thể thấy, trình độ đội ngũ công chức Văn hóa -Xã hội tương đối cao về chuyên môn nghiệp vụ, cũng như lý luận chính trị, và QLNN tuy nhiên vẫn còn 9,09% của đội ngũ này chưa qua bồi dưỡng.

Có thể nói, công tác ĐTBD đối với đội ngũ CC xã, phường ở Quảng Ngãi thời gian qua chưa được sự chỉ đạo một cách quyết liệt, cụ thể của các cấp ủy, chính quyền; chất lượng ĐTBD chưa được xem trọng nên năng lực thực thi công vụ sau ĐTBD chưa đáp ứng tương xứng với thành phố; lợi thế về tỷ lệ trẻ của đội ngũ CC xã, phường chưa được khai thác tốt trong công tác ĐTBD.

Kết quả ĐTBD CC xã, phường năm 2016 so với năm 2012 (phụ lục 20 và 19)

- Trưởng Công an: năm 2012 là 19 CC, năm 2016: 23, tăng 4, chiếm 121%; - Chỉ huy trưởng quân sự: năm 2012 là 17 CC, năm 2016: 22, tăng 5, chiếm 129%.

- Văn phòng - Thống kê: năm 2012 là 25 CC, năm 2016: 48, tăng 23, chiếm 192%.

- Địa chính - Xây dựng - Môi trường: năm 2012 là 30 CC, năm 2016: 43, tăng 13, chiếm 143%.

- Tư pháp - Hộ tịch: năm 2012 là 31 CC, năm 2016: 37, tăng 6, chiếm 119%.

- Tài chính - Kế toán: năm 2012 là 19 CC, năm 2016: 43, tăng 24, chiếm 226%.

- Riêng chức danh Văn hoá - Xã hội: không tăng về số lượng, chỉ tăng về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.

Kết quả, về đào tạo trung cấp, đại học chuyên môn, đối với 30 công chức, trong đó trung cấp Luật 07 công chức; 3 đào tạo đại học Luật; đào tạo trung cấp quản lý văn hoá, công tác xã hội 04/13 công chức, đào tạo đại học Quản lý văn hoá 09 công chức, trung cấp an ninh 08 công chức, trung cấp quân sự 06 công chức, trung cấp Quản lý đất đai 02, bồi dưỡng lý luận chính trị cho 96 công chức, bồi dưỡng quản lý nhà nước cho 53 công chức. Đến cuối năm 2016, về chuyên môn, hầu hết công chức xã, phường thành phố Quảng Ngãi đã đạt chuẩn và trên chuẩn.

Về chuyên môn: còn 29/249 trường hợp chưa qua đào tạo; 83/249 (33,33%)Trung cấp; 24/249 (9,63%) Cao đẳng; 101/249 (40,56%) Đại học. Tổng cộng công chức có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên 83,93% tăng 21,69% so với năm 2012

Như vậy, thực hiện kế hoạch đào tạo giai đoạn 2011-2015, đến tháng 12 năm 2016 thành phố đã đạt mục tiêu 83,93% công chức xã, phường được đào tạo chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên.

- Về đào tạo trình độ chuyên môn: Cử 01 người đi đào tạo trình độ Thạc sĩ; 45 người đi đào tạo trình độ Đại học chuyên môn.

- Về đào tạo trình độ lý luận chính trị - hành chính: cử 52 người đi đào tạo trình độ Trung cấp lý luận chính trị - hành chính.

- Về bồi dưỡng nghiệp vụ: Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức 03 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Công tác xây dựng Đảng cho CCCX các xã, phường và tổ chức 28 lớp bồi dưỡng, nghiệp vụ, chuyên đề về quản lý nhà nước, quản lý đô thị, công tác xây dựng Đảng, đoàn thể tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố, có 59 cán bộ, công chức xã, phường tham gia.

Ngoài ra, chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố, các cơ quan tham mưu phối hợp với các xã, phường, tùy điều kiện thực tế, hàng năm tham mưu tổ chức các lớp chuyên đề, các hoạt động tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, tạo điều kiện cho công chức tiếp xúc với những mô hình điển hình, những thông tin mới, nắm bắt kịp thời những nhiệm vụ trọng tâm của từng thời kỳ để tăng cường năng lực thực tiễn cho đội ngũ công chức xã, phường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường, thành phố quảng ngãi (Trang 74)