Nâng cao nhận thức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường, thành phố quảng ngãi (Trang 91 - 95)

xã, phường

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với đội ngũ công chức về công tác đào tạo, bồi dưỡng là một trong ba giải pháp mà UBND Tp. Quảng Ngãi đang đẩy mạnh thực hiện. Xuất phát từ nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ công chức hiện nay còn nhiều hạn chế, do đó, cần phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác ĐTBD. Đây là một trong những hoạt động nhằm đảm nâng cao năng lực công tác cho công chức. ĐTBD không chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn nghiệp vụ theo ngạch, chức danh mà chính là nâng cao năng lực thực hiện công việc, là đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai

của tổ chức. Chỉ khi nào nhận thức đúng đắn về ĐTBD mới có được sự đầu tư đúng mức để đáp ứng nhu cầu của công việc.

Theo chương IV quyền lợi và trách nhiệm của công chức thuộc Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD công chức thì công chức được cử đi ĐTBD ở trong và ngoài nước được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; được tính thời gian ĐTBD vào thời gian công tác liên tục; được hưởng nguyên lương, phụ cấp trong thời gian ĐTBD; được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong ĐTBD và một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo Điều 22 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ quy định về việc ĐTBD cán bộ, công chức cũng quy định về trách nhiệm thực hiện chế độ ĐTBD: công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; ĐTBD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm (thời gian thực hiện là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 8 tiết); thực hiện nghiêm chỉnh quy chế ĐTBD và chịu sự quản lý của cơ sở ĐTBD trong thời gian tham gia khóa học.

3.2.1.1. Đối với cấp ủy đảng, chính quyền thành phố Quảng Ngãi

Chất lượng và hiệu quả của công tác ĐTBD trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi được quyết định bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên vai trò chủ đạo, quan trọng là lãnh đạo Thành phố. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo toàn diện của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đối với công tác ĐTBD công chức; làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTBD công chức nhằm bảo đảm tính chủ động trong triển khai, tổ chức các hoạt động ĐTBD và sớm chủ động tạo nguồn bổ sung công chức cho các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các cấp.

Các cấp uỷ đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch ĐTBD và đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức ĐTBD. Các cấp chính quyền thực hiện chức năng QLNN, cụ thể hoá chế độ, chính sách liên quan đến ĐTBD, đầu tư kinh phí, chăm lo cơ sở vật chất phục vụ ĐTBD. Bên cạnh đó phải thực hiện nghiêm túc việc rà soát, phân cấp quản lý công chức để công chức đi học tập, bồi dưỡng đúng đối tượng, thiết thực, tránh bồi dưỡng tràn lan, gây tốn kém, lãng phí.

3.2.1.2. Đối với cấp ủy, chính quyền xã, phường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi

Các cấp ủy đảng, chính quyền xã, phường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, cần có quan điểm, nhận thức đúng đắn về ĐTBD công chức, đó là nhằm đào tạo đội ngũ công chức đủ phẩm chất, năng lực để phục vụ nhân dân tốt hơn. Cần nhận thức rõ việc ĐTBD đội ngũ CC xã, phường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mà trước hết các cấp uỷ Đảng, chính quyền các xã, phường trên địa bàn thành phố phải xác định việc đào tạo, bồi dưỡng công chức là việc làm thường xuyên, cần thiết, khách quan nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức.

Trên cơ sở đó, tham mưu, chọn cử công chức đi ĐTBD đúng đối tượng, phù hợp nhu cầu của địa phương.

Thực tiễn công tác ĐTBD công chức xã, phường ở thành phố Quảng Ngãi thời gian qua đã đạt được một số kết quả bước đầu. Song việc lập báo cáo nhu cầu đào tạo, phối hợp quản lý đối với học viên ở đơn vị mình khi tham gia lớp học chưa tốt, cần phải được khắc phục. Cần có quan điểm, nhận thức đúng đắn về ĐTBD công chức là để công chức phục vụ nhân dân tốt hơn. Nắm vững quan điểm, mục tiêu, sự cần thiết khách quan phải ĐTBD công chức xã, phường nhất là trong giai đoạn hiện nay, từ đó tham mưu chọn cử cán bộ đi học đúng đối tượng.

Thường xuyên quán triệt đầy đủ kế hoạch ĐTBD CC của các xã, phường để chủ động sắp xếp công việc, chọn cử đúng đối tượng tham gia các khoá, các lớp ĐTBD, xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh CC và đối chiếu với thực trạng hiện có của đội ngũ CC để xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung ĐTBD. Nội dung, chương trình ĐTBD theo từng chức danh phải phù hợp với nhu cầu, thực tiễn đặt ra, đồng thời làm tốt việc bố trí công chức sau ĐTBD nhằm tạo điều kiện cho công chức phát huy những kiến thức, kỹ năng đã được học.

Động viên khen thưởng kịp thời những công chức có tư duy sáng tạo trong áp dụng kiến thức, kỹ năng học tập vào sản xuất, lao động, quản lý xã hội.

Thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, điều hành địa phương đối với các công chức ĐTBD đủ điều kiện, xuất sắc trong thực thi công vụ.

3.2.1.3. Đối với bản thân công chức

Công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải xác định nhiệm vụ học tập là để nâng cao trình độ chuyên môn, bổ sung, cập nhật kịp thời những kiến thức mới nhằm hoàn thiện năng lực bản thân, đồng thời hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ được giao. Phải luôn tự rèn luyện, trau dồi và bồi dưỡng đạo đức cách mạng, trước hết là những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Theo đó, mỗi công chức phải thường xuyên tìm tòi, học hỏi, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ và năng lực công tác.

Việc học tập của người công chức không chỉ là học trong quá trình được đào tạo, bồi dưỡng mà ý thức học ở đây là học trong thực tế. Có trải qua những hoạt động công vụ hàng ngày thì công chức mới có được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Mặt khác, công chức có thể học tập ở những người bạn, những người đồng nghiệp của mình, ở lãnh đạo của tổ chức. Điều

này đòi hỏi ý thức và thái độ tích cực của công chức trong quá trình học, công chức phải xem việc được đi học, được đi ĐTBD không phải là một gánh nặng mà đó là trách nhiệm đối với bản thân mình và đối với cơ quan, đơn vị nơi công tác. Sắp xếp thời gian làm sao cho thuận lợi nhất cho việc học chính là việc mà công chức cần làm để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình ĐTBD, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn ở vị trí việc làm mình đảm nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường, thành phố quảng ngãi (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)