Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường, thành phố quảng ngãi (Trang 86)

Một là: Ở cấp xã, phường, mỗi chức danh bố trí chỉ 01 hoặc 02 người nên rất khó khăn trong việc phân công người thay thế để cử công chức đi ĐTBD, nhất là các lớp học dài ngày. Mặt khác, tiêu chuẩn nhiệm vụ công chức xã, phường đã được xác định, nhưng các yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng tương ứng với các nhiệm vụ phải ĐTBD đối với công chức chưa được làm rõ. Trong khi các yêu cầu này chính là căn cứ quan trọng để thiết kế nội dung ĐTBD phù hợp với nhu cầu thực tế.

Hai là: Tổ chức được giao nhiệm vụ ĐTBD công chức xã, phường là Trung tâp bồi dưỡng chính trị có cơ cấu tổ chức, đội ngũ quản lý và giảng dạy, cơ sở vật chất, nguồn ngân sách thực hiên… chưa tương xứng nên khó khăn trong thực hiện ĐTBD. Công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong xác định đối tượng, nội dung, định kỳ… ĐTBD còn nhiều lúng túng, kém hiệu quả.

Ba là: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nghị quyết, quyết định, kế hoạch để triển khai công tác ĐTBD cán bộ, công chức, nhưng một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự coi trọng đúng mức công tác ĐTBD, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, vì vậy một số chỉ tiêu theo kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức theo quy định chung đạt thấp, nhất là ĐTBD các kỹ năng.

Bốn là: Công tác dự báo nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức; công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch ĐTBD chưa chú trọng đến việc điều tra, khảo sát thực trạng, nhu cầu ĐTBD đội ngũ công chức. Mặc khác, chưa xây dựng được ý thức tự học, tự ĐTBD một cách phổ biến trong đội ngũ công chức xã, phường nên còn tư tưởng ỷ lại, thiếu ý thức tự vươn lên, sớm

thoả mãn với cái đã có.

Tóm tắt chƣơng 2

Từ những đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của thành phố Quảng Ngãi, thực trạng đội ngũ công chức xã, phường về số lượng, chất lượng, năng lực thực thi công vụ, Chương 2 cũng đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức trong thời gian qua, từ triển khai chủ trương, chính sách trong quá trình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng chương trình phát triển đội ngũ giảng viên; so sánh kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức năm 2016 với năm 2012, từ đó rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường ở thành phố Quảng Ngãi, làm tiền đề để định hướng và đưa ra những giải pháp ở Chương 3.

Chương 3:

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC XÃ, PHƢỜNG

THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức xã, phƣờng thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của Đảng và các quy định của Nhà nước, việc xây dựng quy hoạch ĐTBD phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức và nhiệm vụ được giao của mỗi công chức xã, phường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, gắn với yêu cầu của từng vị trí, chức danh công việc. Công tác ĐTBD phải gắn với việc bố trí sử dụng công chức một cách hợp lý, bố trí đúng chuyên ngành đã được đào tạo, có kế hoạch bồi dưỡng để cập nhật những vấn đề mới và nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc cho công chức cấp xã.

Thực hiện Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ quy định về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhất là Nghị quyết số 05/2011/-NQ-TU của Tỉnh ủy, ban hành ngày 13/10/2011 về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 29/11/2011 của Thành ủy về công tác tuyển dụng, ĐTBD và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường đã đề ra và thực trạng đội ngũ CC xã, phường hiện nay trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, các cấp ủy và chính quyền thành phố cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CC này về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc và năng lực thực thi công vụ đẩy mạnh nâng cao chất lượng ĐTBD công chức xã, phường, bảo đảm đạt chuẩn và trên chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới, đồng thời tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trước mắt và lâu dài.

Công tác ĐTBD công chức xã, phường ở thành phố Quảng Ngãi phải dựa trên những định hướng sau:

3.1.1. Đào tạo, bồi dưỡng bám sát yêu cầu nhiệm vụ cụ thể đặc thù của thành phố Quảng Ngãi thành phố Quảng Ngãi

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 13/10/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 29/11/2011 của Thành ủy về công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu là: “xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CC xã, phường trên địa bàn thành phố về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc và năng lực thực thi công vụ; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở cơ sở, bảo đảm đạt chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới”.

Hoạt động ĐTBD công chức cấp xã được xem là một yếu tố quan trọng trong cải cách nền hành chính nhà nước ta hiện nay, trong xây dựng đội ngũ công chức xã, phường có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, yêu cầu công việc góp phần xây dựng chính quyền cơ sở tiên tiến, hiện đại của thành phố Quảng Ngãi, thành phố khá đặc thù đang trong quá trình hội nhập và phát triển.

Để thực hiện được mục tiêu trên, cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Quảng Ngãi cần có nhận thức mới về ĐTBD công chức cơ sở, xác định ĐTBD công chức xã, phường là cần thiết, khách quan, là hoạt động không thể

thiếu của chính quyền cơ sở và là công tác được tiến hành thường xuyên có hệ thống, khoa học. Cần quán triệt một cách sâu rộng chủ trương này trong toàn hệ thống chính trị, nhất là Cấp ủy Đảng, lãnh đạo UBND các cấp.

Trước mắt tập trung đào tạo, bồi dưỡng những tiêu chuẩn, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, phương pháp làm việc mà hiện nay công chức xã, phường còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

Xây dựng nội dung chương trình ĐTBD sát đúng với thực trạng đội ngũ công chức xã, phường, chú trọng chuẩn hóa và bồi dưỡng nghiệp vụ cho 7 chức danh công chức xã, phường trên địa bàn thành phố. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ sở; nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN trên địa bàn xã, phường theo hướng cải cách hành chính.

3.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng tạo ra được sự thay đổi về chất trong việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ công chức xã, phường. hiện nhiệm vụ của đội ngũ công chức xã, phường.

Nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới giáo trình, tài liệu theo hướng đào tạo theo chức danh, theo vị trí việc làm phù hợp với mô hình quản lý giữa đô thị và nông thôn; tiếp tục bố trí, sử dụng công chức sau đào tạo một cách hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn để phát huy năng lực, kiến thức đã học vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao năng lực quản lý và điều hành một cách có hiệu quả, tuân thủ pháp luật và hướng dẫn của cơ quan cấp trên.

Cần đổi mới tư duy về ĐTBD công chức, đó là ĐTBD công chức trong điều kiện kinh tế thị trường XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng nội dung chương trình ĐTBD phải căn cứ vào yêu cầu hội nhập, thích ứng với những biến đổi trong điều kiện mới và thực tiễn sử dụng của địa phương. Để có một chương trình ĐTBD hữu ích cần phải xuất phát từ thực trạng trình độ của đội ngũ công chức, xuất phát từ yêu cầu công vụ của nền hành chính trong giai đoạn mới, các chương trình ĐTBD cần phải tham gia ý kiến của người học.

Phải huy động nhiều lực lượng tham gia chương trình ĐTBD: các giảng viên của các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh, các CBCC có chuyên môn cao đang công tác trong hệ thống cơ quan hành chính từ trung ương đến cơ sở. Huy động các nguồn lực xã hội khác tham gia ĐTBD công chức. Chú trọng vai trò nòng cốt của Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Thành phố trong ĐTBD công chức.

Song song với việc xây dựng các chương trình ĐTBD theo qui định, cần khuyến khích khả năng tự đào tạo, tự bồi dưỡng của cá nhân công chức; xây dựng văn hóa học tập trong tổ chức, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý công chức trong việc huấn luyện và kèm cặp công chức cấp dưới. Chú trọng việc, huấn luyện, tự rèn luyện trong các cơ quan, tổ chức, cá nhân công chức với tư cách là chủ thể rèn luyện, bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ, từ đó làm thay đổi về chất của quá trình ĐTBD công chức xã, phường nói chung và trên địa bàn Tp, Quảng Ngãi nói riêng.

3.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng công chức xã, phƣờng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi

3.2.1. Nâng cao nhận thức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường xã, phường

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với đội ngũ công chức về công tác đào tạo, bồi dưỡng là một trong ba giải pháp mà UBND Tp. Quảng Ngãi đang đẩy mạnh thực hiện. Xuất phát từ nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ công chức hiện nay còn nhiều hạn chế, do đó, cần phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác ĐTBD. Đây là một trong những hoạt động nhằm đảm nâng cao năng lực công tác cho công chức. ĐTBD không chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn nghiệp vụ theo ngạch, chức danh mà chính là nâng cao năng lực thực hiện công việc, là đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai

của tổ chức. Chỉ khi nào nhận thức đúng đắn về ĐTBD mới có được sự đầu tư đúng mức để đáp ứng nhu cầu của công việc.

Theo chương IV quyền lợi và trách nhiệm của công chức thuộc Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD công chức thì công chức được cử đi ĐTBD ở trong và ngoài nước được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; được tính thời gian ĐTBD vào thời gian công tác liên tục; được hưởng nguyên lương, phụ cấp trong thời gian ĐTBD; được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong ĐTBD và một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo Điều 22 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ quy định về việc ĐTBD cán bộ, công chức cũng quy định về trách nhiệm thực hiện chế độ ĐTBD: công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; ĐTBD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm (thời gian thực hiện là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 8 tiết); thực hiện nghiêm chỉnh quy chế ĐTBD và chịu sự quản lý của cơ sở ĐTBD trong thời gian tham gia khóa học.

3.2.1.1. Đối với cấp ủy đảng, chính quyền thành phố Quảng Ngãi

Chất lượng và hiệu quả của công tác ĐTBD trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi được quyết định bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên vai trò chủ đạo, quan trọng là lãnh đạo Thành phố. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo toàn diện của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đối với công tác ĐTBD công chức; làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTBD công chức nhằm bảo đảm tính chủ động trong triển khai, tổ chức các hoạt động ĐTBD và sớm chủ động tạo nguồn bổ sung công chức cho các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các cấp.

Các cấp uỷ đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch ĐTBD và đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức ĐTBD. Các cấp chính quyền thực hiện chức năng QLNN, cụ thể hoá chế độ, chính sách liên quan đến ĐTBD, đầu tư kinh phí, chăm lo cơ sở vật chất phục vụ ĐTBD. Bên cạnh đó phải thực hiện nghiêm túc việc rà soát, phân cấp quản lý công chức để công chức đi học tập, bồi dưỡng đúng đối tượng, thiết thực, tránh bồi dưỡng tràn lan, gây tốn kém, lãng phí.

3.2.1.2. Đối với cấp ủy, chính quyền xã, phường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi

Các cấp ủy đảng, chính quyền xã, phường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, cần có quan điểm, nhận thức đúng đắn về ĐTBD công chức, đó là nhằm đào tạo đội ngũ công chức đủ phẩm chất, năng lực để phục vụ nhân dân tốt hơn. Cần nhận thức rõ việc ĐTBD đội ngũ CC xã, phường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mà trước hết các cấp uỷ Đảng, chính quyền các xã, phường trên địa bàn thành phố phải xác định việc đào tạo, bồi dưỡng công chức là việc làm thường xuyên, cần thiết, khách quan nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức.

Trên cơ sở đó, tham mưu, chọn cử công chức đi ĐTBD đúng đối tượng, phù hợp nhu cầu của địa phương.

Thực tiễn công tác ĐTBD công chức xã, phường ở thành phố Quảng Ngãi thời gian qua đã đạt được một số kết quả bước đầu. Song việc lập báo cáo nhu cầu đào tạo, phối hợp quản lý đối với học viên ở đơn vị mình khi tham gia lớp học chưa tốt, cần phải được khắc phục. Cần có quan điểm, nhận thức đúng đắn về ĐTBD công chức là để công chức phục vụ nhân dân tốt hơn. Nắm vững quan điểm, mục tiêu, sự cần thiết khách quan phải ĐTBD công chức xã, phường nhất là trong giai đoạn hiện nay, từ đó tham mưu chọn cử cán bộ đi học đúng đối tượng.

Thường xuyên quán triệt đầy đủ kế hoạch ĐTBD CC của các xã, phường để chủ động sắp xếp công việc, chọn cử đúng đối tượng tham gia các khoá, các lớp ĐTBD, xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh CC và đối chiếu với thực trạng hiện có của đội ngũ CC để xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung ĐTBD. Nội dung, chương trình ĐTBD theo từng chức danh phải phù hợp với nhu cầu, thực tiễn đặt ra, đồng thời làm tốt việc bố trí công chức sau ĐTBD nhằm tạo điều kiện cho công chức phát huy những kiến thức, kỹ năng đã được học.

Động viên khen thưởng kịp thời những công chức có tư duy sáng tạo trong áp dụng kiến thức, kỹ năng học tập vào sản xuất, lao động, quản lý xã hội.

Thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, điều hành địa phương đối với các công chức ĐTBD đủ điều kiện, xuất sắc trong thực thi công vụ.

3.2.1.3. Đối với bản thân công chức

Công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải xác định nhiệm vụ học tập là để nâng cao trình độ chuyên môn, bổ sung, cập nhật kịp thời những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường, thành phố quảng ngãi (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)