NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

1.3.1. Đối tƣợng

Với đặc thù riêng của “Làng nghề” nhƣ đã trình bày thì đối tƣợng chịu tác động của chính sách phát triển làng nghề bao gồm:

- Nhóm đối tƣợng ngành nghề đang diễn ra trong làng nghề;

- Nhóm đối tƣợng thuộc các đơn vị kinh tế - xã hội đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong làng nghề (doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã, nhóm hoạt động sản xuất kinh doanh nghề trong làng nghề);

- Nhóm đối tƣợng toàn bộ làng nghề với tƣ cách là một thực thể cộng đồng độc lập tƣơng đối về kinh tế, xã hội và địa lý có sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trƣờng với sắc thái riêng để hình thành đơn vị cơ sở “Làng nghề”.

1.3.2. Mục tiêu

- Thúc đẩy và khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh trong làng nghề hƣớng tới sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng giá trị sản xuất;

- Giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập cho dân cƣ trong làng nghề;

- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn theo hƣớng tăng tỷ trọng kinh tế phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng lao động thuần nông;

- Hạn chế các vấn đề tệ nạn xã hội nhờ có thêm việc làm và thu nhập; - Hƣớng tới sự tồn tại và phát triển lâu dài các giá trị văn hóa làng nghề; - Hƣớng tới bảo vệ môi trƣờng sinh thái và điều kiện sống ở các làng nghề; - Khôi phục, phát triển ngành nghề trong làng nghề đã bị suy thoái.

1.3.3. Các biện pháp

1.3.3.1. Đối với lĩnh vực kinh tế

Chính sách sẽ tác động, điều chỉnh các hoạt động kinh tế, các đối tƣợng kinh tế nhằm đạt tới sự phát triển về kinh tế, tránh đƣợc các nguy cơ rủi ro về thị trƣờng, về các nguồn lực có thể dẫn đến phá sản với các biện pháp chủ yếu:

- Quy hoạch phát triển làng nghề, bố trí các nguồn lực cơ bản nhƣ mặt bằng, kết cấu hạ tầng cho các hoạt động kinh tế phát triển;

- Tổ chức các tác nhân tham gia từng hoạt động kinh doanh, tạo ra những lực lƣợng liên kết, hợp tác trong phát triển kinh tế làng nghề;

- Các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích nhƣ: đầu tƣ, tín dụng, khoa học công nghệ, khuyến công, triển lãm sản phẩm và tiếp thị, xuất nhập khẩu, xử lý chất thải từ các hoạt động kinh tế;

- Các biện pháp ƣu đãi về: tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, miễn giảm các loại thuế, phí.

1.3.3.2. Đối với lĩnh vực xã hội

Chính sách sẽ tác động, điều chỉnh hành vi của các đơn vị kinh tế - xã hội trong Làng nghề để hƣớng tới một “xã hội làng nghề” đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động, dân cƣ trong làng với các quan hệ xã hội văn minh, dân chủ, tính cộng đồng cao, giữ gìn các giá trị văn hóa nghề và có trật tự, nề nếp. Các biện pháp cụ thể gồm:

- Các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển nguồn lực lao động; - Các biện pháp hỗ trợ cộng đồng làng nghề xây dựng các khế ƣớc về nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời dân, tổ chức kinh tế đang hoạt động trong làng nghề về tham gia phát triển các hoạt động xã hội của làng;

- Các biện pháp hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội nhƣ: nhà văn hóa, thƣ viện, hƣớng dẫn tổ chức sinh hoạt cộng đồng...;

- Các biện pháp hỗ trợ cung ứng dịch vụ công trong làng nghề;

- Tổ chức tôn vinh nghệ nhân làng nghề và văn hóa truyền nghề, nối nghiệp; - Biện pháp nâng cao năng lực về kết hợp hài hòa các hoạt động sản xuất, kinh doanh với các hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi và du lịch trong làng nghề.

1.3.3.3. Đối với lĩnh vực môi trường

Chính sách sẽ tác động, điều chỉnh hành vi của các đơn vị kinh tế - xã hội trong làng nghề cùng hƣớng tới gìn giữ tài nguyên, môi trƣờng sinh thái với các biện pháp:

- Biện pháp hỗ trợ khuyến khích thúc đẩy ngƣời dân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong làng cùng nhau tham gia bảo vệ môi trƣờng của làng nghề;

- Các biện pháp cƣỡng chế các tổ chức đơn vị trong làng nghề xử lý chất thải ô nhiễm trong làng nghề trƣớc khi thải ra môi trƣờng.

Tóm lại, chính sách phát triển làng nghề là tổng hợp nhiều giải pháp khác nhau có tác động điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế trong làng nghề không ngừng gia tăng về năng lực kinh tế, không ngừng phát triển các mặt xã hội, giữ gìn và phát triển bản sắc và giá trị văn hóa của ngành nghề nâng cao đời sống xã hội và gìn giữ cân bằng môi trƣờng sinh thái không gian làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)